Những năm qua, Hà Giang đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho người dân về chính sách chi trả DVMTR cũng như trong công tác bảo vệ phát triển rừng. Qua đó đã tác động tích cực đến nhận thức và hành động của các tầng lớp nhân dân về chính sách chi trả DVMTR cũng như trong công tác bảo vệ phát triển rừng (BVPTR)
Tại Vườn Quốc gia Phước Bình, thông qua bẫy ảnh, nhóm nghiên cứu đã ghi nhận được dấu vết của loài bò tót trong khu vực của Vườn, với số lượng khá lớn.
Ấn tượng với khách khi đến bản người Tày, thôn Đông Đằng, huyện Bắc Sơn (Lạng Sơn) là cánh rừng bạt ngàn cây gỗ nghiến. Bao năm qua, người dân nơi đây thuộc lòng những quy định mà bản làng đã đề ra, đặc biệt là các nội dung trong hương ước về bảo vệ rừng, giữ rừng như giữ nhà...
Ngày 10/4, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Lâm Minh Thành ký Quyết định (hỏa tốc) công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai, sạt lở đất, sụt lún đất do hạn hán khu vực vùng đệm U Minh Thượng, huyện U Minh Thượng.
Hiện cả nước có trên 7,06 triệu người khuyết tật, trong đó có hàng vạn người là nạn nhân bom mìn và bị phơi nhiễm chất độc hoá học da cam/dioxine. Từ năm 1975 đến nay, bom mìn còn sót lại phát nổ đã làm hơn 40.000 người chết, 60.000 người bị thương, trong đó phần lớn nạn nhân là lao động chính trong gia đình, đồng bào dân tộc thiểu số và trẻ em. Con số trên được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đưa ra trong Ngày thế giới Phòng, chống bom mìn (4.4.2024).
Khu vực rừng ngập mặn ven biển ở xã Tam Giang, huyện Núi Thành (Quảng Nam), vốn được coi là “lá phổi xanh” bảo vệ làng mạc, che chở tàu thuyền mỗi khi khi có gió bão… Không chỉ có vậy, khu rừng ngập mặn này còn là nơi có hệ sinh thái phong phú, tôm cá dồi dào tạo sinh kế cho người dân địa phương. Tuy nhiên thời gian gần đây, hàng loạt diện tích rừng bị chết không rõ nguyên nhân, khiến người dân lo lắng. Hiện các cấp chính quyền địa phương đã tiến hành kiểm tra, đồng thời lên phương án để hồi sinh cánh rừng.
Từ nhiều năm nay, hàng nghìn hộ dân ở một số xã miền núi thuộc các huyện Đakrông, Hướng Hóa, Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị đang thiếu nước sạch trầm trọng. Thiếu nước sạch nên người dân phải lấy nước từ giếng khoan, nước từ sông suối chứa nhiều tạp chất để sử dụng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh tật...
Nắng nóng liên tục trong thời gian dài khiến nhiều công trình thủy lợi ở các tỉnh Tây Nguyên khô cạn, mực nước ở các sông suối xuống thấp, đồng ruộng khô khốc, hàng trăm héc ta cây trồng khát nước. Nhiều vùng trọng điểm cây công nghiệp đối diện với nguy cơ mất mùa, khiến người nông dân lo lắng như ngồi trên đống lửa.
Chuyên gia khí tượng cho biết, mưa đá thường xuất hiện vào thời kỳ giao mùa từ lạnh sang nóng (từ tháng 3 - tháng 5) hoặc ngược lại từ nóng sang lạnh (tháng 10 - tháng 11). Dự báo năm 2024, hiện tượng nắng nóng sẽ xuất hiện nhiều hơn...
Tỉnh Gia Lai hiện đang vào cao điểm mùa khô, nắng nóng kéo dài đã khiến cho hàng trăm hộ dân vùng biên giới Ia Nan (huyện Đức Cơ) “khát” nước sạch. Bà con phải xoay xở đủ cách để có nguồn nước sạch sử dụng hằng ngày.
Dưới tác động của hiện tượng EL Nino, nắng nóng ở Nam Bộ và tình trạng hạn mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long được dự báo sẽ còn kéo dài. Trong khi đó, Trung Bộ và Tây Nguyên cũng chuẩn bị bước vào đợt cao điểm mùa khô trong vòng 1 - 2 tháng tới.
Thông tin từ Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lào Cai cho biết, sáng 29/3, trên địa bàn xảy ra mưa đá và gió lốc khiến 1 người bị thương; gây nhiều ảnh hưởng, thiệt hại về nhà ở, cơ sở hạ tầng, sản xuất nông nghiệp.
Những tháng đầu năm 2024, tình hình hạn hán tại một số địa phương ở Bình Thuận diễn biến khá phức tạp, ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt và sản xuất của người dân. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bình Thuận còn ghi nhận có 41 xã, phường, thị trấn tại 5 huyện và TP. Phan Thiết có hơn 26.800 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.
Ngày Nước thế giới 22/3/2024 được Liên hợp quốc phát động với chủ đề “Leveraging water for peace” - “Nước cho hòa bình”, tập trung vào vai trò quan trọng của tài nguyên nước đối với sự ổn định và thịnh vượng của thế giới.
Nhằm nhấn mạnh sự đổi mới sáng tạo có thể giúp con người khôi phục, bảo vệ, quản lý và sử dụng rừng một cách bền vững, Ngày Quốc tế về Rừng (21/3) năm 2024 có chủ đề “Rừng và Đổi mới sáng tạo: Giải pháp mới vì một thế giới tốt đẹp hơn”.
Trong những năm gần đây, du lịch sinh thái tại Việt Nam đang dần trở thành xu hướng được đông đảo du khách quan tâm và chọn lựa. Thời tiết nắng nóng, các khu du lịch sinh thái thu hút khá đông du khách đến nghỉ dưỡng, vui chơi hoặc leo núi; nhưng điều này dẫn đến hiểm họa về cháy rừng nếu du khách bất cẩn trong việc nhóm lửa, vứt tàn thuốc bừa bãi, đốt pháo hoa...
Theo phản ánh từ các tàu du lịch, hiện trên Vịnh Hạ Long có tình trạng phao xốp trôi nổi, tập trung chủ yếu ở khu vực hòn Trống Mái, hang Mê Cung… Tình trạng phao xốp trôi nổi bủa vây một số điểm du lịch ảnh hưởng không nhỏ đến hình ảnh, môi trường đã và đang được đơn vị tích cực phối hợp xử lý.
Các loài linh trưởng được những người gắn bó với thiên nhiên trên toàn thế giới coi là “linh hồn” của những cánh rừng. Tiếng hót của chúng là một trong những tiêu chí để đánh giá mức độ nguyên thủy của đại ngàn. Ở Cúc Phương, giữa thăm thẳm sắc xanh của rừng già có rất nhiều người đang ngày đêm chăm sóc, bảo vệ để cho linh hồn của rừng không biến mất.
Theo kết quả khảo sát của Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Quảng Trị, đến đầu năm 2024, toàn tỉnh có 172 thôn bản vùng DTTS vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đang thiếu nước ngọt, nước sạch phục vụ nhu cầu sinh hoạt, sản xuất.
Tình trạng ô nhiễm không khí ở Thủ đô trở nên nghiêm trọng, khi hôm nay (4/3), sương mù dày đặc bao phủ Hà Nội, bầu trời mờ mịt, chất lượng không khí ở mức ô nhiễm cao thứ 2 thế giới.