Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bảo vệ những "báu vật" của thời gian ở Quảng Ninh

Mỹ Dung - 12:05, 21/08/2024

Hiện nay Quảng Ninh có 162 cây di sản được công nhận. Bảo tồn cây di sản không chỉ góp phần giáo dục cho cộng đồng biết trân quý những giá trị lịch sử, mà còn là bảo vệ cảnh quan môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học.

Bảo tồn và phát huy giá trị cây di sản được tỉnh Quảng Ninh rất quan tâm
Bảo tồn và phát huy giá trị cây di sản được tỉnh Quảng Ninh rất quan tâm

“Báu vật” của thời gian

Cây di sản là những cây thân gỗ lớn, có tuổi đời trên 100 năm đối với cây trồng và trên 200 năm đối với cây tự nhiên và có những giá trị về cảnh quan, môi trường, khoa học, văn hóa, lịch sử nhất định... được cộng đồng đề xuất, được chủ sở hữu cây đăng ký, và được Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam công nhận. Cây di sản không đơn thuần là một cá thể thực vật, mà nó có quá trình gắn bó với văn hóa tinh thần, văn hóa tâm linh của cộng đồng.

Hiện Quảng Ninh có 162 cây di sản, chủ yếu gắn liền với các địa danh, đền, chùa lớn, với hàng trăm cây có tuổi đời 100 năm trở lên ở Cẩm Phả, Yên Tử (TP. Uông Bí), Quảng Yên..., có những giá trị lớn về mặt khoa học, văn hóa, lịch sử, tôn giáo...

144 cây di sản ở Yên Tử trở thành một phần quan trọng của khối di sản đồ sộ Yên Tử
144 cây di sản ở Yên Tử trở thành một phần quan trọng của khối di sản đồ sộ Yên Tử

Rừng Quốc gia Yên Tử gắn với Di tích Quốc gia đặc biệt Yên Tử và vị vua hóa Phật Trần Nhân Tông - người sáng lập Thiền Trúc Lâm Yên Tử. Nơi đây không chỉ có hệ thống di sản chùa tháp dày đặc, giá trị lớn, mang đậm dấu ấn văn hóa đời Trần mà còn rất nhiều những đại lão mai vàng, những cây tùng, cây đại hàng trăm năm tuổi, những cây thông nhựa khổng lồ, những cây gỗ lớn cổ thụ… 144 cây di sản ở Yên Tử được ví như lớp trầm tích của thời gian, mang trong mình những giá trị riêng có, trở thành một phần quan trọng của khối di sản đồ sộ Yên Tử.

Ông Lê Trọng Thanh, Tổng Giám đốc Công ty CP Phát triển Tùng Lâm, chủ đầu tư Khu du lịch văn hóa Yên Tử, cho biết: Rừng Yên Tử nói chung và những cây di sản ở Yên Tử nói riêng, là vành đai bảo vệ di tích Yên Tử, là phần rất quan trọng của khối di sản Yên Tử.

Nằm tại Khu di tích quốc gia đặc biệt Đền Cửa Ông – Cặp Tiên, TP. Cẩm Phả có 16 cây di sản với các thông số về chu vi, đường kính, chiều cao và phủ tán rất đáng để chiêm ngưỡng. Theo ông Bùi Xuân Hẹn, Trưởng Ban Quản lý di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Cửa Ông - Cặp Tiên, việc công nhận cây di sản Việt Nam sẽ góp phần phát huy vai trò của cộng đồng trong việc bảo vệ nguồn gen thực vật hiếm; góp phần xây dựng ý thức bảo tồn đa dạng sinh học, nâng cao nhận thức cho Nhân dân về bảo vệ cảnh quan, môi trường...; đồng thời, những cây di sản cũng tạo ra điểm nhấn thu hút du khách tìm về với di tích Đền Cửa Ông.

Dư địa để Quảng Ninh có thêm những cây di sản

Rừng trâm cổ trên đảo Minh Châu (huyện Vân Đồn) có diện tích trên 3,4ha. Dựa trên những thông tin của người dân địa phương cung cấp và những luận chứng khoa học, thì rừng trâm có tuổi đời đến 300 năm, cây khỏe khoắn, đan cài vào nhau, cùng nhau chắn gió bão, chắn cát, chắn sóng biển bảo vệ vùng đất liền phía trong đảo, giúp người dân đảo Minh Châu yên tâm dựng xây nhà cửa và canh tác chăn nuôi, trồng trọt, ổn định cuộc sống.

Không những vậy, rừng trâm cổ với hàng trăm cây có tuổi đời hàng trăm năm đang góp phần đưa đảo Minh Châu trở thành điểm đến thú vị thu hút khách du lịch. Đây cũng là lý do để Quảng Ninh lựa chọn và đề nghị công nhận quần thể rừng trâm Minh Châu là cây di sản Việt Nam.

Ông Khúc Thành Liêm, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Minh Châu chia sẻ: Khi lập hồ sơ di sản cho quần thể cây trâm cổ tại Minh Châu, Ban Quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long đã tuyên truyền cho Nhân dân về tầm quan trọng, giá trị lịch sử, sự độc đáo của rừng trâm để người dân biết đây là tài sản quý của địa phương cần được giữ gìn, bảo vệ.

Rừng trâm cổ trên đảo Minh Châu, huyện Vân Đồn đang được tỉnh Quảng Ninh làm hồ sơ đề nghị công nhận cây di sản
Rừng trâm cổ trên đảo Minh Châu, huyện Vân Đồn đang được tỉnh Quảng Ninh làm hồ sơ đề nghị công nhận cây di sản

Hay như cây trai lý ở khu vực tiểu khu 201 Máng Hà Nam, thuộc đảo đá trên Vịnh Bái Tử Long đang được tỉnh hoàn thiện hồ sơ đề nghị công nhận cây di sản. Bằng những biện pháp khoa học, độ tuổi của cây trai lý được xác định trên 500 năm, đã chứng kiến những chuyển đổi nhất định của địa chất, khí hậu và sự sống của các loài thực vật quanh nó tại khu vực đảo đá Vịnh Bái Tử Long.

Theo ông Nguyễn Văn Bông, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh), với diện tích rừng rộng lớn và được bảo vệ tốt, hệ thống nhiều di tích thắng cảnh, gắn với đó là hệ thống những cây xanh to lớn, lâu đời, chắc chắn danh sách những cây di sản ở Quảng Ninh sẽ tiếp tục tăng lên.

Việc công nhận cây di sản Việt Nam trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh thời gian qua, góp phần hiện thực hóa Nghị quyết số 17-NQ/TU (ngày 30/10/2023) của BCH Đảng bộ tỉnh "Về xây dựng và phát huy giá trị văn hóa sức mạnh con người Quảng Ninh trở thành nguồn nội sinh, động lực cho phát triển nhanh, bền vững"; trong đó có nội dung về Bảo tồn, phục hồi và phát huy giá trị các di sản văn hóa Quảng Ninh, các công trình kiến trúc, cảnh quan mang bản sắc văn hóa truyền thống, đặc trưng...

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Luật tục trong đời sống đồng bào Tây Nguyên

Luật tục trong đời sống đồng bào Tây Nguyên

Văn hóa các DTTS ở Tây Nguyên là môi trường để hình thành luật tục, trở thành nguồn tư liệu dân gian quý giá, góp phần khẳng định bản sắc văn hóa từng dân tộc. Những bài ca luật tục là minh chứng tạo nên giá trị tinh thần, có chức năng tự điều chỉnh và tự giáo dục cho các thành viên trong cộng đồng, góp phần vào sự ổn định và phát triển bền vững cho khu vực Tây Nguyên.
Tin nổi bật trang chủ
Kim Bôi (Hòa Bình): Giao lưu văn hóa tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS

Kim Bôi (Hòa Bình): Giao lưu văn hóa tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS

Tin tức - Văn Hoa - Vũ Hường - 5 phút trước
Nhằm nâng cao chất lượng dân số và nguồn nhân lực, vừa qua, Phòng Tư pháp, huyện Kim Bôi (tỉnh Hòa Bình) đã phối hợp với UBND xã Mỵ Hòa tổ chức đêm “Giao lưu văn hóa tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024”.
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Vinh Tơr dự Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Đắk Nông

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Vinh Tơr dự Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Đắk Nông

Tin tức - Lê Hường - 20 phút trước
Sáng 15/10, Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Đắk Nông lần thứ IV, năm 2024 chính thức khai mạc. Mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Xuân đến dự, chung vui cùng Đại hội. Dự và chỉ đạo đại hội còn Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hànhTrung ương Đảng, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Vinh Tơr.
Mùa bướm Mã Đà

Mùa bướm Mã Đà

Media - BDT - 20:00, 14/10/2024
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 14/10, có những thông tin đáng chú ý sau: "Sứ giả" gắn kết văn hóa và du lịch. Mùa bướm Mã Đà. Nhà khoa học của nhà nông. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Vùng đồng bào DTTS tỉnh Đắk Nông khởi sắc

Vùng đồng bào DTTS tỉnh Đắk Nông khởi sắc

Công tác Dân tộc - Lê Hường - 19:25, 14/10/2024
Thực hiện Quyết tâm thư Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ III, năm 2019, tỉnh Đắk Nông ưu tiên nguồn lực đầu tư vùng đồng bào DTTS và đạt những kết quả toàn diện: Cơ sở hạ tầng khang trang, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng cao, văn hóa truyền thống các dân tộc được bảo tồn và phát huy gắn với phát triển du lịch...
“Cây đại thụ” dưới chân đèo Đá Đẽo

“Cây đại thụ” dưới chân đèo Đá Đẽo

Gương sáng - Phạm Tiến - 19:24, 14/10/2024
Với 93 năm tuổi đời, 61 năm tuổi Đảng, Người có uy tín Trương Văn Bá ở bản Phú Minh, xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình vẫn minh mẫn và chắc chắn trong từng câu nói. Từ việc chung của bản, đến những xích mích trong quan hệ hàng xóm láng giềng… hễ ông Bá tham gia là mọi chuyện lại đâu vào đó.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 41): Giải pháp nào để xây dựng thôn, xã thông minh phù hợp với vùng đồng bào DTTS và miền núi?

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 41): Giải pháp nào để xây dựng thôn, xã thông minh phù hợp với vùng đồng bào DTTS và miền núi?

Định hình nông thôn thông minh thông qua xây dựng mô hình thôn, xã thông minh trong bức tranh tổng thể Chuyển đổi số lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn là một bước quan trọng, thúc đẩy sự phát triển và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn tại Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, việc triển khai mô hình này còn nhiều khó khăn, đặc biệt ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Cần nhiều giải pháp để triển khai mô hình thôn, xã thông minh vùng đồng bào DTTS và miền núi phù hợp với thực tiễn. Chương trình Vấn đề -sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này bàn về vấn đề: Giải pháp nào để xây dựng thôn, xã thông minh phù hợp với vùng đồng bào DTTS và miền núi?
Luật tục trong đời sống đồng bào Tây Nguyên

Luật tục trong đời sống đồng bào Tây Nguyên

Xã hội - Thảo Linh - Đặng Trọng Hộ - 19:06, 14/10/2024
Văn hóa các DTTS ở Tây Nguyên là môi trường để hình thành luật tục, trở thành nguồn tư liệu dân gian quý giá, góp phần khẳng định bản sắc văn hóa từng dân tộc. Những bài ca luật tục là minh chứng tạo nên giá trị tinh thần, có chức năng tự điều chỉnh và tự giáo dục cho các thành viên trong cộng đồng, góp phần vào sự ổn định và phát triển bền vững cho khu vực Tây Nguyên.
Tuyên bố chung Việt Nam – Trung Quốc

Tuyên bố chung Việt Nam – Trung Quốc

Thời sự - BDT - 19:05, 14/10/2024
Kết thúc chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường từ ngày 12-14/10 theo lời mời của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, hai bên đã ra "Tuyên bố chung giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa".
Sơn La: Tạo đột phá để phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị

Sơn La: Tạo đột phá để phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị

Kinh tế - Tùng Nguyên - 19:01, 14/10/2024
Sơn La là tỉnh có thế mạnh về sản xuất lâm nghiệp, trong đó có một số vùng có tiềm năng phát triển dược liệu. Thực hiện Chương trình MTQG 1719, tỉnh đang tập trung hỗ trợ người dân phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng, tạo đột phá để phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị.
Khai mạc phiên thứ nhất Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Hà Giang lần thứ IV năm 2024

Khai mạc phiên thứ nhất Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Hà Giang lần thứ IV năm 2024

Công tác Dân tộc - Vũ Mừng - 18:35, 14/10/2024
Chiều 14/10, tại Hội trường Tỉnh ủy Hà Giang, đã diễn ra phiên trù bị Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Hà Giang lần thứ IV năm 2024. Tham dự phiên trù bị có: Ông Thào Hồng Sơn - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; ông Hoàng Gia Long - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức Đại hội và gần 250 đại biểu tiêu biểu đại diện cho trên 80 vạn đồng bào DTTS sinh sống trên địa bàn tỉnh.
Người có uy tín giữa lòng dân Xóm Bằng

Người có uy tín giữa lòng dân Xóm Bằng

Người có uy tín - Thái Sơn Ngọc - 18:31, 14/10/2024
Bà Mang Thị Điền là Bí thư Chi bộ, đồng thời cũng là Người có uy tín tiêu biểu của đồng bào Raglay thôn Xóm Bằng, xã Bắc Sơn, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận. Tại Hội nghị biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Ninh Thuận lần thứ nhất, năm 2024 diễn ra hồi tháng 9/2024, Người có uy tín Mang Thị Điền được Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận tặng Bằng khen vì có thành tích xuất sắc đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ an ninh trật tự tại địa phương.