Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hôm nay (13/11), khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Khánh Hòa và Gia Lai tiếp tục có mưa rào và dông, có nơi mưa to. Nguy cơ cao lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc tại các khu vực từ Thừa Thiên Huế - Khánh Hòa.
Ngày 11/11, Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Đắk Lắk phối hợp Công ty Cổ phần nhựa Bình Minh tổ chức Lễ khánh thành và bàn giao công trình hệ thống nước sạch cho 9 cơ sở giáo dục trên địa bàn các huyện. Đây là hoạt động nhằm Kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam và 45 năm Ngày thành lập Công ty Cổ phần nhựa Bình Minh.
Nhiệt độ bề mặt Trái Đất hiện đã tăng 1,2 độ C, đủ để gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan nghiêm trọng, kéo theo những thiệt hại về người và của như bão, lũ lụt, hạn hán và sóng nhiệt. Do đó, các chính phủ phải tăng tốc tiến độ xanh hóa nền kinh tế nhằm đáp ứng mục tiêu giới hạn mức tăng nhiệt độ toàn cầu không quá 1,5 độ C theo Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu.
Những năm qua, từ nguồn thu dịch vụ môi trường rừng, người dân miền núi đã có thể yên tâm bám làng, bám bản bảo vệ rừng.
Do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (tháng 9/2022), tuyến đường tỉnh 435 (kéo dài hơn 20 km từ Tp. Hòa Bình đi các xã Bình Thanh, Thung Nai, huyện Cao Phong và xã Suối Hoa, huyện Tân Lạc) đã có hàng nghìn m3 đất đá hai bên đường sạt lở xuống lòng đường, gây mất an toàn giao thông.
Ngày 4/11, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai ban hành văn bản số 566/VPTT gửi các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Cà Mau về việc chủ động ứng phó với gió mạnh trên biển.
Nạn ô nhiễm rác thải nhựa sử dụng một lần, không thể phân hủy hoặc khó phân hủy đang trở thành vấn đề cấp thiết toàn cầu và được xem là thách thức môi trường lớn thứ hai thế giới, sau biến đổi khí hậu.
Nhờ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, thông qua các dự án xây dựng các khu tái định cư, những năm gần đây, đã có hàng trăm hộ dân, chủ yếu là hộ đồng bào DTTS đã được di dời khỏi vùng có nguy cơ sạt lở đất, lũ quét về sinh sống ở khu tái định cư, bớt đi những nỗi lo sợ thiên tai, địch họa, giúp người dân “an cư lạc nghiệp”.
Trước tình hình nhiều bản làng khu vực miền núi còn nằm trong vùng có nguy cơ lũ ống, lũ quét, sạt lở đất, các cấp ngành, địa phương tỉnh Thanh Hóa đã nỗ lực để triển khai thực hiện Đề án sắp xếp, bố trí ổn định dân cư. Tuy nhiên, từ thực tế cho thấy, tiến độ thực hiện đề án còn rất chậm, người dân luôn phải sống trong nớm nớp lo sợ mỗi khi mùa mưa lũ đến. Để giải quyết tình trạng này, cần triển khai đồng bộ các giải pháp, với sự vào cuộc, quyết tâm của cả hệ thống chính trị và nỗ lự chung tay của người dân.
Dù dự án di dời, bố trí, sắp xếp dân cư đã được thiết kế bài bản, cụ thể và được tỉnh Thanh Hóa phê duyệt, thế nhưng 12 năm trôi qua, do nguồn kinh phí bố trí đầu tư, hỗ trợ nhỏ giọt, nên nhiều hộ dân ở xã Xuân Thái, huyện Như Thanh (Thanh Hóa), vẫn mắc kẹt trong vùng ngập lòng hồ sông Mực.
Theo rà soát, thống kê của Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh Thanh Hóa, toàn tỉnh hiện có trên 2.778 hộ dân, với 11.897 nhân khẩu nằm trong vùng nguy cơ xảy ra lũ quét; gần 6 nghìn hộ nằm trong vùng nguy cơ sạt lở đất, tập trung chủ yếu ở các huyện miền núi, vùng cao biên giới của tỉnh. Sống trong khu vực có nguy cơ sạt lở đất, lũ quét cao nên vào mùa mưa bão, người dân nơm nớp lo sợ. Bao năm qua, họ mong mỏi được di dời đến nơi an toàn.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 13 giờ ngày 30/10, vị trí tâm bão ở trên vùng biển phía đông khu vực bắc Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10 (89-102km/giờ), giật cấp 12.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, thời tiết ngày 28/10, ở khu vực các tỉnh từ Phú Yên đến Bình Thuận và khu vực Tây Nguyên đã có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, tối ngày 19/10, bão số 6 vào vùng biển Quảng Bình-Thừa Thiên Huế. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 7, giật cấp 9, di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 10-15 km và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 18/10, chỉ số tia cực tím cực đại (UV) tại các tỉnh, thành phố miền Bắc, miền Trung và miền Nam ở ngưỡng có nguy cơ gây hại cao.
Trung tâm DBKTTV quốc gia cho biết hồi 7h ngày 16/10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 19,3 độ Vĩ Bắc; 121,1 độ Kinh Đông, cách đảo Luzon (Philippines) khoảng 110 km về phía bắc. Cảnh báo diễn biến mưa lớn từ đêm 15/10 đến hết ngày 16/10, ở khu vực từ Quảng Bình-Quảng Ngãi có mưa vừa, mưa to và dông cục bộ...
Phòng Dự báo Thời tiết - Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, hiện nay, có một áp thấp nhiệt đới đang hoạt động ở khu vực phía Đông của Philippines.
Sáng 15/10, hàng trăm ô tô, xe máy nằm la liệt trên đường phố Đà Nẵng do bị ngập sau cơn mưa lớn xảy ra trong đêm 14/10. Phương tiện giao thông nằm la liệt trên các tuyến đường do chết máy vì ngập sâu trong nước. Nhiều tai nạn liên hoàn khi phương tiện lưu thông trong mưa, thậm chí có phương tiện bị nước đẩy leo lên giải phân cách cứng.
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã ký Công điện 939/CĐ-TTg ngày 13/10/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung khắc phục hậu quả và chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới, mưa lũ tại miền Trung.
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Cần Thơ Trần Thanh Bình vừa ký Công văn cho trẻ em, học sinh, học viên tiếp tục học tại nhà do triều cường vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp.