Mưa lũ kéo dài trong nhiều ngày qua, đặc biệt là cơn mưa đêm 11 kéo dài hơn 2 giờ đồng hồ đã khiến nhiều địa phương ở tỉnh Bình Định ngập nước, gây thiệt hại nhiều về tài sản của người dân.
Những ngày qua, tại các huyện miền núi tỉnh Bình Định liên tục có mưa lớn, khiến cho nhiều tuyến đường bị ngập, chia cắt khu dân cư. Bên cạnh đó, một số khu vực cũng xảy ra sạt lở đất, ảnh hưởng đến việc đi lại của bà con.
Mưa lớn trong nhiều ngày qua khiến một số địa phương bị ngập úng cục bộ. Nhiều trường học đã phải cho học sinh nghỉ học để đề phòng mưa lũ, sạt lở đất.
Mặc dù thời tiết đã dịu nhưng nhiều thành phố vẫn có ngưỡng chỉ số tia cực tím rất cao, đặc biệt tại Phú Quốc, chỉ số tia cực tím đạt mức 10 - mức nguy cơ gây hại rất cao.
Ngày 10/10, trước ảnh hưởng của đợt triều cường tháng 9 Âm lịch, ông Trần Thanh Bình - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Cần Thơ đã có văn bản cho trẻ em học sinh, học viên học tại nhà để chủ động ứng phó, giảm thiệt hại do các các đợt triều cường gây ra.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ tối 9/10, vịnh Bắc Bộ và khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) gió Đông Bắc mạnh dần lên cấp 7, giật cấp 9; khu vực vịnh Bắc Bộ sóng biển cao 2 - 4m; khu vực Bắc Biển Đông sóng biển cao 3 - 5m, biển động mạnh. Từ sáng 10/10 vùng biển từ Quảng Trị trở vào đến Quảng Ngãi gió Đông Bắc mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7; sóng biển cao 2 - 4m, biển động.
Ngày Quốc tế giảm nhẹ rủi ro thiên tai 13/10/2022 được Đại hội đồng Liên Hợp quốc lấy chủ đề: Cảnh báo sớm và Hành động sớm cho mọi người.
Do ảnh hưởng của không khí lạnh, từ đêm 9-10, ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời trở lạnh, vùng núi trời trở rét; nhiệt độ thấp nhất ở vùng núi Bắc Bộ phổ biến từ 16-18 độ C
Sau khi các nông, lâm trường (NLT) đã được cổ phần hóa, việc quản lý tài nguyên đất vẫn lỏng lẻo. Đặc biệt, việc thực hiện giao khoán đất sản xuất – một chủ trương rất đúng đắn để tạo sinh kế cho đồng bào DTTS, đã bị biến tướng, với những điều khoản liên doanh kỳ lạ giữa “chủ đất” và người nhận khoán, mà phần thiệt thuộc về những người ngày ngày “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”.
Cục Phòng chống và Giảm nhẹ thiên tai Thái Lan cho biết, đợt lũ lụt xảy ra từ ngày 28/9 đến nay, Thái Lan đã có 4 người thiệt mạng, 2 người bị thương và trên 72.000 hộ gia đình chịu ảnh hưởng của lũ lụt tại 30 tỉnh trong cả nước.
Thế giới đang đứng trước nguy cơ thảm họa khí hậu, song cánh cửa để thoát ra lại đang khép lại nhanh chóng. Sóng nhiệt, hạn hán, lũ lụt... do biến đổi khí hậu gây nên đã ảnh hưởng tới cuộc sống của hàng tỷ người trên thế giới.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia ngày 8/10 cho biết, dự báo gió mùa đông bắc sắp tràn về. Từ đêm 9/10, ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời trở lạnh, vùng núi trời trở rét. Trên Biển Đông khoảng từ ngày 11-17/10, có khả năng xuất hiện các nhiễu động và hình thành áp thấp nhiệt đới, bão.
Hai vườn quốc gia của Việt Nam được các quan chức về môi trường của ASEAN thống nhất đề cử trở thành Vườn Di sản ASEAN là Vườn Quốc gia Bạch Mã và Vườn Quốc gia Côn Đảo.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, do ảnh hưởng lũ thượng nguồn kết hợp với kỳ triều cường, mực nước đầu nguồn sông Cửu Long đang lên và sẽ đạt đỉnh từ ngày 10 - 13/10. Nguy cơ cao xảy ra ngập lụt ở các vùng trũng thấp, ven sông tại các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Long An.
Trong đợt mưa lũ quét vừa qua, trên địa bàn Nghệ An, Hà Tĩnh có hàng ngàn ngôi nhà bị ngập sâu trong nước và bùn lầy, rác thải. Nguy cơ dịch bệnh phát triển ảnh hưởng sức khoẻ người dân là rất lớn. Những ngày này, ngành Y tế các tỉnh đang quyết liệt chỉ đạo các đơn vị y tế tích cực triển khai các biện pháp xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ. Đồng thời khuyến cáo người dân chủ động thực hiện các biện pháp làm sạch môi trường, bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.
Thông tin từ Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Yên Bái cho biết, từ đêm 1 đến sáng 2/10, nhiều địa phương của tỉnh Yên Bái có mưa vừa, có nơi mưa to đến rất to và dông. Mưa lũ đã khiến 1 người chết, nhiều nhà cửa và công trình giao thông bị thiệt hại.
Trận lũ quét rạng sáng ngày 2/10 khiến chúng tôi nhớ lại lời của Bí thư huyện ủy Kỳ Sơn (Nghệ An) Vi Hòe đã nói cách nay chưa lâu: “Huyện đang nghèo đi vì thiệt hại của mưa lũ”. Đúng như lời bộc bạch, chỉ phút chốc bản Hòa Sơn ,xã Tà Cạ và khối 1 thị trấn Mường Xén, huyện Kỳ Sơn đã thành bình địa với ngổn ngang đất đá, nhà đổ, cây ngã, người chết…
Lũ quét xảy ra từ rạng sáng ngày 2/10 khiến địa bàn xã Tà Cạ và khu vực thị trấn Mường Xén thuộc huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) bị ảnh hưởng nặng nề.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, từ 8 giờ 15 phút đến 13 giờ 15 phút ngày 2/10, tại khu vực các tỉnh Yên Bái, Quảng Ninh, Lào Cai tiếp tục có mưa với lượng mưa tích lũy phổ biến từ 30-50mm, có nơi trên 80mm. Vùng miền núi thuộc các tỉnh Yên Bái, Lào Cai, Quảng Ninh tỉnh đề phòng lũ quét, sạt lở đất...
Ngày 29/9, Trung đoàn 726 (Binh đoàn 16) phối hợp với Ban Quản lý Rừng phòng hộ Thác Mơ tổ chức “Lễ đón Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam”.