Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thông điệp từ “Tết trồng cây” ở Quảng Trị

Khánh Ngân - 19:17, 15/02/2023

“Mùa Xuân là Tết trồng cây/ Làm cho đất nước càng ngày càng Xuân”. Hai câu thơ của Bác Hồ kính yêu đã in đậm trong lòng mỗi người dân Việt Nam. Mỗi độ Xuân về, “Tết trồng cây” trở thành một ngày hội để gửi đi thông điệp về giá trị của mỗi cây xanh, giá trị của việc phát triển kinh tế rừng bền vững.

Thông điệp từ lễ phát động “Tết Trồng cây”
Với người Bru- Vân Kiều ở huyện ĐaKrông (Quảng Trị), rừng là báu vật, là nguồn sống

Ngày 6 Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, tỉnh Quảng Trị tổ chức lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” tại Khu di tích Thành Tân Sở (xã Cam Chính, huyện Cam Lộ). Tại buổi lễ, ông Hà Sỹ Đồng - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị đã gửi đi thông điệp “Tổ chức Tết trồng cây phải mang ý nghĩa thiết thực, tránh phô trương hình thức. Từ lễ phát động Tết trồng cây, phải khuyến khích phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững…”. Thông điệp đầu năm của đại diện UBND tỉnh Quảng Trị cũng muốn nói lên những lợi thế và định hướng phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững của địa phương trong những năm tiếp theo.

Hiện, toàn tỉnh Quảng Trị có khoảng 95.675 ha diện tích rừng trồng sản xuất. Sản lượng gỗ khai thác bình quân đạt từ 900.000 - 1.000.000 triệu m3/năm. Thời gian qua, tỉnh Quảng Trị đã thực hiện thành công nhiều mô hình chuyển đổi trồng rừng gỗ dăm sang mô hình trồng rừng kinh doanh gỗ lớn, có chứng chỉ quản lý rừng bền vững (chứng chỉ FSC). Mô hình này đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân vùng miền núi, vùng đồng bào DTTS.

Việc thu hút nhà đầu tư về địa phương xây dựng nhà máy sản xuất và chế biến gỗ cũng được các cấp chính quyền tỉnh Quảng Trị chú trọng. (Trong ảnh: Nhà máy sản xuất và chế biến gỗ Tiến Phong, huyện Cam Lộ)
Việc thu hút nhà đầu tư về địa phương xây dựng nhà máy sản xuất và chế biến gỗ cũng được các cấp chính quyền tỉnh Quảng Trị chú trọng. (Trong ảnh: Nhà máy sản xuất và chế biến gỗ Tiến Phong, huyện Cam Lộ)

Minh chứng ở Đakrông, là huyện miền núi với trên 80% dân cư sinh sống là người DTTS. Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết 03-NQ/HU của Huyện ủy (khóa IV) về định hướng phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2016 - 2020, huyện Đakrông đạt được nhiều kết quả đáng phấn khởi, phần lớn các chỉ tiêu đều đạt và vượt so với kế hoạch trồng gỗ nguyên liệu theo chủ trương của tỉnh. Cụ thể huyện đã tổ chức trồng được 153,4 ha, với 68 hộ tham gia, tập trung ở các xã, thị trấn Ba Lòng, Krông Klang, Hướng Hiệp và A Ngo, với nguồn kinh phí thực hiện 341,245 triệu đồng.

Ông Hồ Sang (xã Hướng Hiệp) chia sẻ, cách đây 3 năm gia đình ông đã nhận khoán và bảo vệ hơn 100 ha rừng. Gia đình đã dựng lán, chòi để bảo vệ và trồng rừng trên diện tích được giao. Nguồn thu nhập tốt từ bảo vệ rừng, cùng với diện tích rừng trồng đã làm cho kinh tế gia đình ông trở nên khá hơn. Ngoài gia đình ông, hiện còn có nhiều hộ dân trên địa bàn tham gia nhận khoán và phát triển kinh tế hiệu quả từ trồng rừng.

Cùng với việc trồng rừng nguyên liệu, việc thu hút nhà đầu tư về địa phương xây dựng nhà máy sản xuất và chế biến gỗ cũng được chú trọng. Hiện trên địa bàn huyện có 2 doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà máy chế biến gỗ rừng trồng hoạt động hiệu quả. Đây là nơi tiêu thụ sản phẩm rừng trồng cho đồng bào DTTS, góp phần nâng cao thu nhập cho người trồng rừng.

Thông điệp từ lễ phát động “Tết Trồng cây” 2
Cựu binh Hồ Văn Với (giữa) ở xã A Bung, huyện Đa Krông cũng là một trong những hộ trồng rừng gỗ huê có giá trị kinh tế cao. (Trong ảnh: Ông Hồ Văn Với trao đổi kinh nghiệm trồng rừng )

Không riêng gì ĐaKrông, nhiều huyện miền núi ở Quảng Trị như Hướng Hóa, Cam Lộ cũng chú trọng phát triển kinh tế rừng bền vững. Chỉ tính riêng năm 2022, toàn tỉnh Quảng Trị đã triển khai trồng được trên 12.000 ha rừng trồng và trên 3 triệu cây phân tán; sản xuất trên 27 triệu cây giống lâm nghiệp các loại, bảo đảm chất lượng để tổ chức tốt trồng rừng tập trung; sản lượng gỗ rừng trồng khai thác đưa vào tiêu thụ đạt trên 1 triệu m3, góp phần bảo đảm nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định cho ngành công nghiệp chế biến gỗ trong và ngoài tỉnh; độ che phủ rừng đạt mức 49,9%, góp phần quan trọng trong việc ổn định môi trường sinh thái, cảnh quan và giảm thiểu những hậu quả do biến đổi khí hậu gây ra.

Là một địa phương có thế mạnh về lâm nghiệp, Quảng Trị đang hướng tới mục tiêu trở thành trung tâm cung cấp nguyên liệu, chế biến gỗ rừng trồng của khu vực miền Trung. Để thực hiện được mục tiêu đó, trồng rừng gỗ lớn phục vụ vùng nguyên liệu chế biến và xuất khẩu được xác định là hướng đi đúng đắn. Mô hình không chỉ bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu toàn cầu, mà còn giúp cuộc sống của người dân miền núi, vùng đồng bào DTTS cải thiện qua từng năm.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk phản hồi về việc ra quyết định chuyển công tác, trường “trắng” giáo viên Tiếng Anh

Huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk phản hồi về việc ra quyết định chuyển công tác, trường “trắng” giáo viên Tiếng Anh

Liên quan đến việc phản ánh của nhà trường, dư luận và báo chí về việc huyện bất ngờ ra quyết định chuyển công tác khiến trường “trắng” giáo viên Tiếng Anh, ông Nguyễn Hữu Truyền, Trưởng Phòng Nội vụ huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk đã có thông tin chính thức cho báo chí.
Quảng Bình: Trao Dê giống hỗ trợ sinh kế cho đồng bào DTTS

Quảng Bình: Trao Dê giống hỗ trợ sinh kế cho đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Khánh Ngân - 4 giờ trước
Ngày 22/9, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) đã tổ chức trao 12 con dê giống sinh sản để hỗ trợ sinh kế cho 5 hộ gia đình người Bru-Vân Kiều ở bản Bạch Đàn, xã Lâm Thủy (Lệ Thủy, Quảng Bình).
Có một “Bệnh viện” nghèo phương tiện nhưng giàu tình người ở miền biên viễn

Có một “Bệnh viện” nghèo phương tiện nhưng giàu tình người ở miền biên viễn

Sức khỏe - Tiêu Dao - 21:43, 22/09/2023
Không chỉ làm tốt công tác đảm bảo chủ quyền an ninh biên giới, hỗ trợ người dân phát triển kinh tế, cán bộ chiến sỹ và quân y Đồn Biên phòng A Vao (BĐBP Quảng Trị) còn đẩy mạnh công tác chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân trên địa bàn và cả Nhân dân nước bạn Lào.
Cảnh báo sự lây lan của virus gây chết người Nipah

Cảnh báo sự lây lan của virus gây chết người Nipah

Sức khỏe - Khoa Trịnh - 21:31, 22/09/2023
Ấn Độ đang thực hiện các bước khẩn cấp để ngăn chặn sự lây truyền của virus Nipah hiếm gặp nhưng gây chết người lây từ dơi sang người. Nipah được Tổ chức Y tế Thế giới xác định là căn bệnh được ưu tiên cao với khả năng gây ra một đại dịch toàn cầu khác, khiến bất kỳ đợt bùng phát nào cũng trở thành một cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng.
“Sắc màu Trung thu xưa” tại phố cổ Hà Nội

“Sắc màu Trung thu xưa” tại phố cổ Hà Nội

Sắc màu 54 - Thanh Nguyên - 21:30, 22/09/2023
Ngày 22/9, tại Hà Nội, nhân dịp Tết Trung thu truyền thống, Ban quản lý phố cổ Hà Nội phối hợp với Trung tâm Lưu trữ quốc gia I - Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước tổ chức trưng bày tài liệu và hiện vật với chủ đề “Sắc màu Trung thu xưa”.
Sơn La: Ra mắt mô hình

Sơn La: Ra mắt mô hình "Tổ truyền thông cộng đồng thay đổi khuôn mẫu giới trong việc nhà”

Xã hội - Mùi Len - 21:26, 22/09/2023
Vừa qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La, phối hợp với Hội LHPN xã Tân Phong tổ chức Lễ ra mắt mô hình "Tổ truyền thông cộng đồng thay đổi khuôn mẫu giới trong việc nhà" tại bản Mùng.
Tin trong ngày - 22/9/2023

Tin trong ngày - 22/9/2023

Bản tin hôm nay, ngày 22/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc. Lễ hội trà Shan tuyết lớn nhất miền Bắc. Hủy hoại cây rừng bằng thuốc độc ở huyện Bác Ái (Ninh Thuận). Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Sa Pa, hành trình từ Trạm nghỉ dưỡng đến khu du lịch Quốc gia

Sa Pa, hành trình từ Trạm nghỉ dưỡng đến khu du lịch Quốc gia

Sắc màu 54 - Trọng Bảo - 20:50, 22/09/2023
Nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 120 năm du lịch Sa Pa và chào mừng 65 năm Bác Hồ lên thăm Lào Cai; chiều 22/9, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai đã tổ chức Hội thảo khoa học “Sa Pa- hành trình từ Trạm nghỉ dưỡng đến khu du lịch Quốc gia”. Tham dự Hội thảo có đại biểu Cục Du lịch Việt Nam, Hội quy hoạch phát triển Việt Nam, các nhà khoa học; lãnh đạo thị xã Sa Pa (trước đây là huyện Sa Pa) qua các thời kỳ.
Công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2024

Công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2024

Giáo dục - T.Hợp - 20:46, 22/09/2023
Sáng ngày 22/9, Đại học Bách khoa Hà Nội đã chính thức công bố lịch thi đánh giá tư duy (TSA) năm 2024. Theo đó, năm nay sẽ có 6 đợt thi TSA tạo điều kiện cho thí sinh được lựa chọn kết quả tốt nhất trong công tác xét tuyển.
PC Ninh Bình: Đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ, độ tin cậy cung cấp điện

PC Ninh Bình: Đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ, độ tin cậy cung cấp điện

Kinh tế - PV - 20:44, 22/09/2023
Độ tin cậy cung cấp điện của lưới điện phân phối, là khả năng của hệ thống cung cấp đầy đủ và liên tục điện năng cho hộ tiêu thụ, với chất lượng điện năng đảm bảo, được thể hiện qua các chỉ số SAIDI, SAIFI, MAIFI.. Những năm gần đây, được sự quan tâm và đầu tư đúng hướng của Công ty Điện lực Ninh Bình (PC Ninh Bình), lưới điện trên địa bàn tỉnh đã có nhiều thay đổi đáp ứng tốt cho nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.
Thất bại trước Iran, cửa đi tiếp của Olympic Việt Nam chưa hết

Thất bại trước Iran, cửa đi tiếp của Olympic Việt Nam chưa hết

Thể thao - L.Minh - 20:41, 22/09/2023
Thất bại 0-4 trước Iran khiến cửa đi tiếp của Olympic Việt Nam rất hẹp. Tuy nhiên HLV Hoàng Anh Tuấn cho rằng cuộc phiêu lưu ở Asiad 19 chưa kết thúc. Đội bóng của ông sẽ chơi hết mình trong trận đấu cuối với Saudi Arabia.
Gia Lai: Ra mắt sản phẩm “Rượu ghè mẹ Dung” của đồng bào Ba Na làng Kon Pơ Nang

Gia Lai: Ra mắt sản phẩm “Rượu ghè mẹ Dung” của đồng bào Ba Na làng Kon Pơ Nang

Sản phẩm - Thị trường - Ngọc Thu - 20:36, 22/09/2023
Ngày 22/9, xã Hà Tây (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã tổ chức ra mắt thương hiệu sản phẩm “Rượu ghè Mẹ Dung” với mô hình sản xuất rượu cần từ gạo lứt và men của vỏ cây rừng tại làng Kon Pơ Nang.