Mưa lớn kéo dài do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 4 (bão Noru) đang khiến nhiều địa phương ở Hà Tĩnh, Nghệ An bị chia cắt do ngập úng cục bộ và sạt lở đất. Hiện tại, chính quyền các cấp đang tích cực phối hợp với người dân thực hiện “4 tại chỗ”, ứng trực để di chuyển người và tài sản đến nơi an toàn.
Ngày 29/9, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về PCTT đã có công điện số 30/CĐ-QG gửi Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh để chủ động ứng phó với mưa lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất.
Xử lý nguồn nước cho người dân tại các vùng xảy ra mưa lũ và vệ sinh môi trường phải đặt lên hàng đầu để đảm bảo sinh hoạt và phòng chống dịch bệnh. Vì vậy, ngay khi nước rút, cần thực hiện các biện pháp xử lý nước và môi trường để tránh ô nhiễm, ảnh hưởng đến sức khỏe, thực hiện nguyên tắc “nước rút đến đâu làm vệ sinh đến đó”. Xin trân trọng giới thiệu tới độc giả cách xử lý nước và vệ sinh môi trường trước, trong và sau bão lụt.
Thông tin từ Ban Chỉ huy Phòng - chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Gia Lai, do ảnh hưởng của cơ bão số 4, trên địa bàn tỉnh có mưa nhỏ, mưa vừa với lượng mưa đo được từ 15,8 - 141mm; khu vực các huyện, thị xã phía Đông và Đông Nam tỉnh có gió cấp 7 - 8, giật cấp 9; các huyện phía Tây và Trung tâm tỉnh gió cấp 6 - 7, giật cấp 8. Mực nước tại các Trạm thủy văn trên lưu vực sông Ba và sông Ayun đều dưới báo động 1.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão Noru, sáng nay, 28/9, nhiều nơi tại Nghệ An và Hà Tĩnh có mưa to, có nơi mưa rất to và dông. Trước đó, hai tỉnh này đã phát thông báo cảnh báo mưa to gây ngập úng.
Trong và sau cơn bão luôn có rất nhiều nguy cơ đe dọa đến tính mạng con người. Mỗi người cần trang bị cho mình những kỹ năng ứng phó trong tình huống này.
Với 65% diện tích lãnh thổ là đồi núi, điều kiện địa chất và hoạt động kiến tạo phức tạp, Trung Quốc là một trong những quốc gia thường xuyên phải chống chọi với các thảm họa về lũ lụt, sạt lở.... Chỉ tính riêng năm 2019, tại quốc gia này đã xảy ra 6.181 vụ tai biến địa chất, trong đó sạt lở 4220 vụ (chiếm 68,27%), gây thiệt hại lớn về con người và tiền của.
Ngày 27/9/2022, Thủ tướng Chính phủ có Công điện số 865/CĐ-TTg yêu cầu Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Gia Lai, Kon Tum; các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai (PCTT); Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (TN&TKCN) tập trung ứng phó khẩn cấp với bão số 4.
Cơ quan chức năng tỉnh Hà Tĩnh vừa phát hiện, tịch thu 9 con cầy vòi hương quý hiếm bị nuôi nhốt trái phép trong một nhà dân ở địa phương.
Theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, lúc 21 giờ ngày 26/9 vị trí tâm bão số 4 khoảng 15.9 độ Vĩ Bắc; 115.0 độ Kinh Đông. Sức gió mạnh nhất cấp 13 (134-149km/h), giật cấp 16. Dự báo trong 3 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây, tốc độ khoảng 25-30km/h. Trước tình hình của bão số 4 nhiều địa phương đã khẩn trương, quyết liệt tìm các biện pháp ứng phó.
Khẩn trương ứng phó với cơn bão số 4 (có tên quốc tế là bão Noru) một trong những cơn bão mạnh nhất 20 năm qua, các tỉnh, thành miền Trung đang khẩn trương tổ chức di dời dân, tài sản đến nơi an toàn tránh trú bão, kết thúc trước lúc bão đổ bộ (dự kiến ngày 28/9).
Theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, sau khi vào Biển Đông bão số 4 (tên quốc tế Noru) có thể vẫn duy trì sức gió rất mạnh cấp 13-14, giật cấp 16 (khi đến Nam quần đảo Hoàng Sa), khi vào gần bờ có thể vẫn mạnh cấp 12-13, giật cấp 15. Trong mưa bão có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Do vậy người dân cần biết cách ứng phó với hiện tượng thời tiết này.
Sáng ngày 26/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công và thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia. Tại cuộc họp này, trước lãnh đạo 63 tỉnh, thành phố trên toàn quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tuyệt đối không lơ là, chủ quan, mất cảnh giác trước cơn bão Noru và đặc biệt là không để người dân chủ quan, lơ là, mất cảnh giác.
Chiều nay, 25/9, chủ trì họp triển khai công tác ứng phó với Noru - siêu bão có thể đổ bộ vào nước ta trong những ngày tới, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành nêu rõ tuyệt đối không chủ quan. Dừng các cuộc họp không thật sự cấp bách để tập trung chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó bão, lũ.
Sáng nay (25/9), bão Noru đã mạnh lên cấp 14, giật cấp 17, di chuyển rất nhanh, dự báo vào Biển Đông trong tối và đêm nay, sau đó di chuyển thần tốc vào các tỉnh miền Trung nước ta.
Ngày 23/9, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai ban hành văn bản số 495/VPTT gửi các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Phú Yên về việc ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão trong những ngày tới.
Các nhà khoa học thuộc Đại học Otago đã tìm thấy vi nhựa trong 3/4 số loài cá thương mại ở miền Nam New Zealand. Thông tin này một lần nữa nhấn mạnh sự cấp bách của việc bảo vệ môi trường biển trước vấn nạn rác thải nhựa.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 21/9, chỉ số nóng bức (Heat - Index) tại một số tỉnh, thành phố đạt mức đặc biệt cẩn trọng (31 - 41) gồm: Thủ đô Hà Nội, tỉnh Quảng Ninh, TP. Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh. Với chỉ số này, người dân dễ bị kiệt sức vì nóng khi tiếp xúc hoặc hoạt động thể chất kéo dài.
Liên hoan phim về chủ đề thiên nhiên đầu tiên sẽ diễn ra tại Việt Nam từ ngày 23/9 đến 7/10. Liên hoan do Đại sứ quán Tây Ban Nha tại Việt Nam phối hợp với 14 quốc gia châu Âu, châu Mỹ Latin, Canada và Việt Nam tổ chức.
Đợt không khí lạnh đầu tiên ở Miền Bắc sẽ diễn ra vào cuối tháng 9. Không khí lạnh này có thể kèm theo mưa dông, lốc xoáy, gió giật mạnh.