Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

"Siêu công trình" thủy lợi chạy đua để về đích trước mùa khô hạn

Song Vy - 11:44, 02/03/2021

Được xem là “Siêu công trình” lớn nhất khu vực miền Tây Nam bộ, Dự án Hệ thống thuỷ lợi Cái Lớn – Cái Bé (Kiên Giang), đang quyết tâm hoàn thành sớm so với kế hoạch, kịp đưa vào vận hành phục vụ nhu cầu đa mục tiêu của người dân bán đảo Cà Mau (gồm các tỉnh Kiên Giang, Hậu Giang, Bạc Liêu và Sóc Trăng). Để thực hiện được mục tiêu, thời gian qua, hàng trăm lao động trên công trình đã miệt mài làm việc để chạy đua với mùa khô hạn 2020 – 2021.


Sau những ngày nghỉ tết, công nhân trở lại làm việc nhộn nhịp
Sau những ngày nghỉ tết, công nhân trở lại làm việc nhộn nhịp

Ngay sau Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, gần 400 công nhân đã tập trung trở lại làm việc đúng yêu cầu của Ban quản lý Dự án. Dự án hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé , đang bước vào giai đoạn thực hiện các hạng mục chính như lắp đặt cửa van, thiết bị... đủ điều kiện vận hành phục vụ sản xuất vào tháng 6/2021; và hoàn thành toàn bộ công trình tháng 9/2021.

Dự án thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé, do Ban Quản lý đầu tư và xây dựng thủy lợi 10 (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) làm chủ đầu, với tổng vốn hơn 5.000 tỷ đồng.

Công trình được đánh là “siêu Dự án thủy lợi” ở miền Tây, bởi quy mô đầu tư giai đoạn 1 khoảng 3.300 tỉ đồng và giai đoạn 2 khoảng 2.500 tỉ đồng từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ. Mùa hạn mặn năm qua, đã kéo dài hơn 6 tháng khiến 6 tỉnh Bến Tre, Tiền Giang, Long An, Kiên Giang, Cà Mau và Sóc Trăng phải công bố tình huống hạn mặn khẩn cấp, làm thiệt hại 43.000 ha lúa, 80.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Xác định được tầm quan trọng của Dự án thủy lợi này, đối với việc ngăn mặn ở miền Tây trong mùa khô năm 2021, ông Lê Hồng Linh, Giám đốc Ban Quản lý đầu tư và xây dựng thủy lợi 10 cho biết: Với quyết tâm lớn của đơn vị thi công, nhà thầu và chủ đầu tư, hiện nay, tiến độ dự án đang được đẩy nhanh để đưa vào vận hành nhanh hơn so với tiến độ hợp đồng, và sẽ hoàn thành toàn bộ dự án vào năm 2021.

“Dự báo xâm nhập mặn năm nay lớn hơn mọi năm, nên việc vận hành sớm công trình cống, âu thuyền Cái Bé là rất quan trọng với vùng trực tiếp kiểm soát mặn cho khoảng 20.000 ha, chủ yếu là tỉnh Kiên Giang. Thông thường, các công trình có quy mô như trên phải mất 40-48 tháng thi công. Tuy nhiên, do tính chất cấp bách ứng phó với hạn mặn nên tiến độ dự án thuỷ lợi Cái Lớn – Cái Bé được rút ngắn tối đa còn 20-24 tháng. ”, ông Linh chia sẻ thông tin.

Theo ông Hoàng Đình Đệ, Chỉ huy phó Công trường của nhà thầu Trung Chính, đơn vị thi công các trụ từ cao nhất của dự án, phần thi công phức tạp nhất đã được hoàn thành. Với thời gian hoàn thành rút ngắn gần 1/2 kế hoạch, kéo theo công suất làm việc trên công trường gần như xuyên suốt.

"Công trường đã huy động làm việc 3 ca, số lượng công nhân những lúc cao điểm lên đến hàng trăm người. Đặc biệt, tinh thần lao động sau nghỉ Tết nguyên đán dù bị ảnh dịch COVID - 19, nhưng tất cả các công nhân trở lại làm việc rất đầy đủ, trách nhiệm", ông Đệ phấn khởi thông tin.

Đến thăm công trường cống Cái Lớn - Cái Bé ngay trong ngày đầu đi làm trở lại sau kỳ nghỉ Tết, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan đã thăm hỏi, động viên tinh thần công nhân, nhà thầu. Thứ trưởng đánh giá cao những kết quả đã đạt được, nhất là việc đẩy nhanh tiến độ thi công, sớm đưa công trình vào vận hành, phát huy hiệu quả.

Thứ trưởng cho biết, đây là một hệ thống thủy lợi có quy mô lớn, có vốn đầu tư lớn nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long, được kỳ vọng tạo ra một nền tảng sản xuất vững chắc cho gần 385.000 ha đất nông nghiệp các tỉnh Kiên Giang, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau. Với tinh thần làm việc trách nhiệm, nên ngay những ngày đầu năm công trường đã đảm bảo đủ công nhân theo từng hạng mục. 

"Tôi mong đơn vị quản lý, nhà thầu thi công tiếp tục tập trung mọi nguồn lực, phương tiện kỹ thuật để thi công với tiến độ nhanh nhất có thể, chất lượng tốt nhất, thẩm mỹ cao nhất, để sớm đưa toàn bộ công trình vào vận hành. Đồng thời, xây dựng quy trình vận hành cống Cái Lớn - Cái Bé hiệu quả nhất, để phát huy hiệu quả công trình, cũng như hiệu quả đầu tư công”,  Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan kỳ vọng.


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719: Những điểm sáng tích cực từ cơ sở (Bài 1)

Triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719: Những điểm sáng tích cực từ cơ sở (Bài 1)

Mặc dù là Chương trình mới, còn nhiều khó khăn, vướng mắc, nhưng sau hơn 2 năm triển khai, với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, sự nỗ lực, quyết tâm cao của Ủy ban Dân tộc (UBDT) cùng với các bộ, ngành Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) đã có nhiều chuyển động tích cực tại cơ sở.
An toàn vệ sinh thực phẩm: Vấn đề cũ nhưng chưa bao giờ hết “nóng”

An toàn vệ sinh thực phẩm: Vấn đề cũ nhưng chưa bao giờ hết “nóng”

Sức khỏe - Sỹ Hào - 5 giờ trước
An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) đã được nói không ít lần, từ nhiều năm nay, trên báo chí và trên cả diễn đàn Quốc hội. Nhưng đây là vấn đề chưa bao giờ hết “nóng”, trong khi thuốc giải độc để cấp cứu kịp thời vẫn còn khan hiếm, nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng con người rất cao.
Già Y Kông phục hồi trống cổ của người Cơ Tu

Già Y Kông phục hồi trống cổ của người Cơ Tu

Tìm trong di sản - Nguyễn Văn Sơn - 5 giờ trước
Già làng Y Kông (98 tuổi) là Người có uy tín được người dân trong thôn Tống Coói (xã Ba, huyện Đông Giang, Quảng Nam) kính trọng. Ông cũng là một trong những nghệ nhân đã có nhiều cống hiến trong gìn giữ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc, đặc biệt là kỹ thuật chế tác những chiếc trống, nhạc cụ của người Cơ Tu.
Then King Pang – Nghi lễ tạ ơn quan trọng của người Thái

Then King Pang – Nghi lễ tạ ơn quan trọng của người Thái

Media - Thùy Anh - 13 giờ trước
Xuất phát từ tín ngưỡng đa thần, Then Kin Pang là lễ hội không thể thiếu trong đời sống tâm linh của đồng bào dân tộc Thái trắng ở huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu được tổ chức vào 10/3 Âm lịch hằng năm. Trong đó nghi lễ cúng then là sự kết hợp hài hòa giữa âm nhạc, múa và diễn xướng... đã góp phần gìn giữ và bảo tồn các giá trị văn hóa nghệ thuật cổ truyền của người Thái ở Lai Châu.
Làng Mỹ Nghiệp phát huy giá trị thổ cẩm Chăm

Làng Mỹ Nghiệp phát huy giá trị thổ cẩm Chăm

Sắc màu 54 - Sơn Ngọc - 23:55, 27/05/2023
Làng Mỹ Nghiệp là làng nghề dệt thổ cẩm tiêu biểu của người Chăm thuộc thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước (Ninh Thuận). Nơi đây, đã có nhiều thế hệ phụ nữ giỏi nghề, tích cực bảo tồn, phát huy giá trị nghề dệt truyền thống. Đặc biệt là nghiên cứu phục hồi hoa văn cổ và kỹ thuật trồng bông dệt vải do ông bà xưa truyền lại.
Những triệu phú ở Tam Đường

Những triệu phú ở Tam Đường

Kinh tế - Đinh Phương - 23:53, 27/05/2023
Những năm gần đây, người dân trên địa bàn xã Sơn Bình, huyện Tam Đường (Lai Châu) đã chú trọng đầu tư nuôi cá nước lạnh. Hiệu quả kinh tế của loại cá này đã mang lại nguồn thu nhập rất lớn cho người dân trên địa bàn.
Then King Pang – Nghi lễ tạ ơn quan trọng của người Thái

Then King Pang – Nghi lễ tạ ơn quan trọng của người Thái

Xuất phát từ tín ngưỡng đa thần, Then Kin Pang là lễ hội không thể thiếu trong đời sống tâm linh của đồng bào dân tộc Thái trắng ở huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu được tổ chức vào 10/3 Âm lịch hằng năm. Trong đó nghi lễ cúng then là sự kết hợp hài hòa giữa âm nhạc, múa và diễn xướng... đã góp phần gìn giữ và bảo tồn các giá trị văn hóa nghệ thuật cổ truyền của người Thái ở Lai Châu.
Thanh Hóa truy điệu 16 hài cốt liệt sĩ hy sinh tại Lào

Thanh Hóa truy điệu 16 hài cốt liệt sĩ hy sinh tại Lào

Media - Quỳnh Trâm - 23:51, 27/05/2023
Tại Nghĩa trang Liệt sĩ quốc tế Đồng Tâm, huyện Bá Thước, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa vừa tổ chức Lễ truy điệu và an táng hài cốt 16 liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh tại Lào.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 21/2023): Bảo đảm an toàn thực phẩm trong tình hình mới

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 21/2023): Bảo đảm an toàn thực phẩm trong tình hình mới

Media - BDT - 23:48, 27/05/2023
Công tác bảo đảm an toàn thực phẩm luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cả hệ thống chính trị, từ Trung ương đến địa phương. Qua đó tạo được sự chuyển biến rõ rệt, đạt được những kết quả quan trọng. Đặc biệt, "Tháng hành động vì an toàn thực phẩm" năm 2023 diễn ra từ ngày 15/4 - 15/5/2023, với chủ đề "Bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới” đã diễn ra nhiều hoạt động thiết thức nhằm nâng cao ý thức của cộng về chấp hành các quy định đảm bảo VSATTP. Công tác bảo đảm an toàn thực phẩm luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cả hệ thống chính trị, từ Trung ương đến địa phương. Qua đó tạo được sự chuyển biến rõ rệt, đạt được những kết quả quan trọng. Đặc biệt, "Tháng hành động vì an toàn thực phẩm" năm 2023 diễn ra từ ngày 15/4 - 15/5/2023, với chủ đề "Bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới” đã diễn ra nhiều hoạt động thiết thức nhằm nâng cao ý thức của cộng về chấp hành các quy định đảm bảo VSATTP.
Thông cáo báo chí số 5, Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV

Thông cáo báo chí số 5, Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV

Tin tức - PV - 23:24, 27/05/2023
Thứ sáu, ngày 26/5, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 5 của Kỳ họp thứ 5 tại Nhà Quốc hội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Phiên họp được truyền hình trực tiếp trên Truyền hình Quốc hội Việt Nam.
Thanh Hóa: Nhiều cơ sở hành nghề y, dược tư nhân bị xử phạt

Thanh Hóa: Nhiều cơ sở hành nghề y, dược tư nhân bị xử phạt

Sức khỏe - Quỳnh Trâm - 23:17, 27/05/2023
Thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, có nhiều quầy thuốc, phòng khám chuyên khoa trưng các biển hiệu quảng cáo thu hút bệnh nhân, hoạt động rầm rộ.... nhưng khi lực lượng chức năng kiểm tra lại không đủ hồ sơ giấy phép hoạt động.

"Chúng ta cần thực phẩm, không cần thuốc lá”

Sức khỏe - Thúy Hồng - 23:16, 27/05/2023
Đó là chủ đề tại Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Thế giới không thuốc lá 31/5 và Tuần lễ Quốc gia không thuốc lá từ ngày 25 - 31/5/2023 do Bộ Y tế tổ chức sáng 27/5 tại Hà Nội.