Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Sản phẩm - Thị trường

Sầu riêng Krông Pắc - Phát triển và Hội nhập

Lê Hường - 15:49, 18/07/2024

Ngày 18/7, UBND huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk tổ chức Họp báo Lễ hội Sầu riêng Krông Pắc - Đắk Lắk lần thứ II năm 2024.

Phó chủ tịch UBND huyện Krông Pắc Ngô Thị Minh Trinh phát biểu giới thiệu về lễ hội
Phó Chủ tịch UBND huyện Krông Pắc Ngô Thị Minh Trinh phát biểu giới thiệu về Lễ hội

Huyện Krông Pắc là nơi hội tụ của 35 dân tộc cùng chung sống, với hơn 200.000 người, trong đó đồng bào DTTS chiếm 36,49% dân số. Toàn huyện có 16 đơn vị hành chính, trong đó có 11 xã thuộc vùng đồng bào DTTS, với 249 thôn, buôn, tổ dân phố. Địa hình tương đối bằng phẳng, phần lớn diện tích đất thuộc nhóm đất Bazan nâu đỏ màu mỡ.

Theo báo cáo, huyện Krông Pắc hiện có 32.914ha diện tích cây lâu năm gồm cà phê, cao su, điều, hồ tiêu và cây ăn quả các loại. Trong đó diện tích cây sầu riêng hơn 7.000ha, lớn nhất tỉnh, sản lượng sầu riêng năm 2023 đạt khoảng 70.000 tấn. Số diện tích sầu riêng đã được cấp mã vùng trồng xuất khẩu tổng số 34 mã với diện tích 2.015ha sầu riêng của 3.761 hộ; Số cơ sở đóng gói các loại trái cây tươi xuất khẩu đã được cấp mã số đang hoạt động trên địa bàn huyện có 13 cơ sở.

Năm 2022, sản phẩm trái sầu riêng tươi huyện Krông Pắc đã được Cục sở hữu trí tuệ Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Giấy chứng nhận số 413207, chứng nhận đăng ký Nhãn hiệu “KRONG PAC DURIAN SẦU RIÊNG KRÔNG PẮC” cho tập thể Hội Nông dân huyện Krông Pắc theo Quyết định số 16552/QĐ-STT, ngày 8/3/2022 của Cục sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ.

Sau thành công Lễ hội Sầu riêng huyện Krông Pắc lần thứ I, huyện đã tổ chức thành công Lễ xuất khẩu lô sầu riêng đầu tiên xuất khẩu theo đường chính ngạch sang Trung Quốc.

Phát biểu khai mạc họp báo, Phó Chủ tịch UBND huyện Krông Pắc Ngô Thị Minh Trinh cho biết: Xác định nông nghiệp là bệ đỡ của nền kinh tế, huyện xác định các loại cây trồng chủ lực gồm cà phê, cao su, hồ tiêu. Với những lợi thế, thiên nhiên ưu đãi về thổ nhưỡng, khí hậu, cây sầu riêng hiện nay đang đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp của huyện, mang lại lợi nhuận và thu nhập cao cho người dân địa phương. Từ loại cây chỉ trồng xen canh để sử dụng và làm quà, đến nay sầu riêng Krông Pắc lan tỏa khắp 5 châu.

Phóng viên đặt câu hỏi tại họp báo
Phóng viên đặt câu hỏi tại họp báo

Ngoài quảng bá về hình ảnh quê hương, con người, tiềm năng đất đai, kinh tế cũng như đặc sản sầu riêng huyện Krông Pắc đến với du khách trong và ngoài tỉnh; quảng bá tiềm năng, thế mạnh của huyện Krông Pắc về kinh tế gắn với phát triển văn hóa, du lịch và triển vọng phát triển bền vững, thu hút các thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư vào huyện Krông Pắc trên tinh thần hợp tác, hữu nghị góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong xu hướng hội nhập và phát triển của cả nước. Thông điệp chính của Lễ hội lần này là phát triển sầu riêng bền vững và hội nhập khắp 5 châu. Xây dựng hệ sinh thái những người làm nông nghiệp tử tế, phát triển hệ sinh thái sầu riêng bền vững mang lại sự an toàn và giá trị kinh tế cao.

Lễ hội Sầu riêng huyện Krông Pắc lần thứ II năm 2024 có chủ đề: Sầu riêng Krông Pắc - Phát triển và Hội nhập sẽ được tổ chức từ ngày 31/8/2024 đến ngày 02/9/2024, tại trung tâm thị trấn huyện Phước An và một số xã trên địa bàn huyện Krông Pắc.

Lễ hội diễn ra 12 hoạt động ý nghĩa, hấp dẫn, gồm: Hội thi nông dân sản xuất sầu riêng giỏi; Hội chợ giới thiệu sản phẩm OCOP và nông nghiệp tiềm năng của địa phương; Ngày hội văn hóa ẩm thực các dân tộc huyện Krông Pắc mở rộng; trải nghiệm, thưởng thức sầu riêng tại vườn và tham quan cây sầu riêng cổ thụ; hội thảo xây dựng và phát triển hệ sinh thái sầu riêng bền vững; giải chạy việt dã vì sức khỏe cộng đồng; lễ hội đường phố; đồng diễn áo dài và trang phục các dân tộc…

Du khách tham quan, trải nghiệm vườn sầu riêng trong Lễ hội sầu riêng lần thứ nhất
Du khách tham quan, trải nghiệm vườn sầu riêng trong Lễ hội Sầu riêng lần thứ nhất

Trả lời báo chí tại buổi họp báo, Phó Chủ tịch UBND huyện Krông Pắc Nguyễn Thị Kim Oanh nhấn mạnh: Lễ hội năm nay có 50% điểm mới so với lần thứ nhất, như quy mô lễ khai mạc lớn hơn, hội thi bàn tay vàng trong làng gõ sầu riêng, nữ hoàng sầu riêng, hội thi nông dân sản xuất sầu riêng giỏi... Đặc biệt là hoạt động trình diễn áo dài và trang phục truyền thống với 2024 hội viên phụ nữ trình diễn; hội thảo sầu riêng bền vững cũng là điểm nhấn của Lễ hội.

Lễ hội lần này nhằm mục đích tôn vinh nông dân tiêu biểu và gửi thông tin đến người nông dân trong việc hội nhập, phát huy vai trò, sức mạnh của việc mua chung, bán chung. Ngoài ra, để chuẩn bị chu đáo cho lễ hội, Ban tổ chức cũng đã thành lập các tiểu ban về an ninh, trải nghiệm thực tế tại vườn sầu riêng với các kế hoạch, kịch bản chi tiết, cụ thể.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Quản Bạ (Hà Giang): Xây dựng nền nông nghiệp hàng hóa trong vùng đồng bào DTTS

Quản Bạ (Hà Giang): Xây dựng nền nông nghiệp hàng hóa trong vùng đồng bào DTTS

Những năm gần đây, huyện Quản Bạ trở thành điểm sáng của tỉnh Hà Giang trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp hàng hóa gắn với liên kết bao tiêu sản phẩm. Điều này đã giúp địa phương có sự chuyển mình rõ nét trong việc thực hiện tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị sản phẩm, góp phần tăng thu nhập cho người dân ở nông thôn.
Tin nổi bật trang chủ
Gùi góp gạo trong tang ma của người M’nông

Gùi góp gạo trong tang ma của người M’nông

Văn hóa dân tộc - PV - 1 giờ trước
Chiếc gùi là vật dụng không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt, lao động sản xuất của các dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Trong đó, đồng bào M’nông ở huyện Lắk có một loại gùi độc đáo: gùi dùng để góp gạo trong tang ma.
Lan tỏa Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương

Lan tỏa Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương

Văn hóa dân tộc - PV - 2 giờ trước
Phú Thọ là vùng đất cội nguồn dân tộc, nơi khởi nguồn của Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tín ngưỡng ấy có vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh, mang giá trị tinh thần sâu đậm về tình cảm, lòng tự tôn và tự hào dân tộc thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây”.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Armenia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Armenia

Thời sự - PV - 2 giờ trước
21 giờ tối 1/4 (theo giờ địa phương), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng Đoàn đại biểu cấp cao và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga đã đến Thủ đô Yerevan, bắt đầu chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia từ ngày 2-4/4, theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan.
VinFast Green vẫn quá “hot” nhờ đặc quyền “0 đồng - 0 giới hạn” tại 63 tỉnh thành

VinFast Green vẫn quá “hot” nhờ đặc quyền “0 đồng - 0 giới hạn” tại 63 tỉnh thành

Kinh tế - PV - 3 giờ trước
Không chỉ sở hữu mức giá hợp lý, VinFast Green còn giúp người mua tự tin “càng đi càng lãi” bởi khả năng tiết kiệm và chính sách sạc miễn phí tới giữa năm 2027. Cùng đó, mạng lưới trạm sạc V-Green phủ khắp toàn quốc giúp các bác tài chạy dịch vụ bằng xe điện chẳng cần lo lắng trên mọi cung đường.
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Nhà vua Bỉ

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Nhà vua Bỉ

Thời sự - PV - 22:44, 01/04/2025
Chiều 1/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Nhà vua Vương quốc Bỉ Philippe đang có chuyến thăm cấp Nhà nước Việt Nam.
Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 1/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Múa Lân - Sư - Rồng TP. Hồ Chí Minh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận. A Thu - Người gìn giữ hồn cốt văn hóa Xơ Đăng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Nhà Vua Bỉ

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Nhà Vua Bỉ

Thời sự - PV - 19:50, 01/04/2025
Chiều 1/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Nhà Vua Bỉ Philippe đang có chuyến thăm cấp Nhà nước Việt Nam.
Tự hào hai tiếng “Việt Nam”!

Tự hào hai tiếng “Việt Nam”!

Công tác Dân tộc - Thanh Hải - 19:46, 01/04/2025
Nửa thế kỷ đất nước trọn niềm vui non sông liền một dải. Nửa thế kỷ đất nước hồi sinh, phát triển để thấm hơn sự khốc liệt và mất mát của cuộc chiến ngày ấy. Nửa thế kỷ Việt Nam vươn mình sánh vai cùng bè bạn năm châu, để khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế.
Để diêm dân Bạc Liêu “sống” được với hạt muối: Cần chính sách đủ mạnh (Bài cuối)

Để diêm dân Bạc Liêu “sống” được với hạt muối: Cần chính sách đủ mạnh (Bài cuối)

Kinh tế - Tào Đạt - 19:44, 01/04/2025
Mặc dù đã có những thay đổi tích cực từ các dự án đầu tư và cách làm của bà con diêm dân trong việc duy trì nghề truyền thống ở Bạc Liêu, tuy nhiên, để nghề làm muối Bạc Liêu có thể hòa nhập theo xu hướng "kỷ nguyên vươn mình" của đất nước, với những bước phát triển vượt bậc, xứng đáng là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, vẫn cần tiếp tục nghiên cứu để có các cơ chế, chính sách đủ mạnh.
Phát huy giá trị tín ngưỡng thờ Mẫu trong vùng công viên địa chất Lạng Sơn

Phát huy giá trị tín ngưỡng thờ Mẫu trong vùng công viên địa chất Lạng Sơn

Dân tộc - Tôn giáo - Thúy Hồng-Tuyết Mai - 19:41, 01/04/2025
Vùng công viên địa chất Lạng Sơn, là khu vực có nhiều dân tộc cùng sinh sống với hệ thống di sản văn hóa phi vật thể và các hoạt động tôn giáo tín ngưỡng phong phú, trong đó có tín ngưỡng thờ Mẫu. Nhận thức được giá trị đó, cùng với việc tích cực xây dựng công viên địa chất Lạng Sơn, thời gian qua, ngành Văn hóa nói riêng và các cấp, ngành trong tỉnh nói chung đã có nhiều giải pháp thiết thực để bảo tồn, lan tỏa giá trị của tín ngưỡng này.
Dấu ấn từ tinh thần đoàn kết Lương - Giáo ở phường Đại Nài

Dấu ấn từ tinh thần đoàn kết Lương - Giáo ở phường Đại Nài

Dân tộc - Tôn giáo - Khánh Ngân - 19:38, 01/04/2025
Gắn với 10 nội dung “Bảy tốt đời, ba đẹp đạo” do Trung ương Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam phát động, đồng bào công giáo phường Đại Nài, TP. Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh đã đoàn kết lương giáo, tô điểm quê hương ngày càng giàu đẹp. Trong phong trào xây dựng Đô thị văn minh, phường Đại Nài đã trở thành điển hình tiêu biểu của TP.Hà Tĩnh.