Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Sắc mới bản Mông

Quỳnh Trâm - 19:25, 01/02/2025

Xuân này, các bản người Mông ở huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa khoác lên “màu áo” mới. Cuộc sống của đồng bào Mông nơi đây đã khởi sắc rõ rệt, mở ra hy vọng về một tương lai tươi sáng.

Điểm Trường Mầm non bản Mùa Xuân, xã Sơn Thủy.
Điểm Trường Mầm non bản Mùa Xuân, xã Sơn Thủy

Sau hành trình vượt qua những cung đường núi quanh co đèo dốc, bản Mùa Xuân, xã Sơn Thủy lọt vào tầm mắt với những ngôi nhà gỗ thông nằm yên bình giữa sắc xanh núi rừng, điểm thêm vài mái nhà ngói đỏ. So với 5 năm trước, hạ tầng giao thông vào bản Mùa Xuân đã cải thiện rõ rệt. Tuyến đường trước đây là lối mòn gồ ghề xuyên rừng nay đã được bê tông hóa 80%.

Bên chén trà ấm, Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng bản Sung Văn Cấu không khỏi bồi hồi khi nhớ về những khó khăn trước đây. Thời ấy, bản Mùa Xuân biệt lập giữa núi rừng, không điện, không đường, không thông tin liên lạc. Mùa mưa, con đường đất dẫn vào bản trở thành nỗi ám ảnh, trơn trượt. Ánh sáng duy nhất về đêm là những ngọn đèn dầu leo lét.

“Trẻ em đến trường là cả một hành trình gian nan, nhiều em phải bỏ học vì không đủ điều kiện. Những khi ốm đau, người bệnh phải nằm nhà chịu đựng hoặc gắng sức vượt đường núi để ra trung tâm xã, không ít trường hợp đã không qua khỏi”, ông Sung Văn Cấu trầm ngâm nói.

Với sự chung tay của các nhà hảo tâm, khu lẻ bản Mùa Xuân của Trường Tiểu học Sơn Thủy đã được dựng lại theo kiểu nhà lắp ghép với 5 phòng học cho gần 100 trẻ của 5 lớp.
Với sự chung tay của các nhà hảo tâm, khu lẻ bản Mùa Xuân của Trường Tiểu học Sơn Thủy đã được dựng lại theo kiểu nhà lắp ghép với 5 phòng học cho gần 100 trẻ của 5 lớp

Bản Mùa Xuân những năm gần đây đã khác, không chỉ cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ mà còn có nhiều đổi thay trên tất cả các lĩnh vực của đời sống. Từ vài chục hộ dân, giờ đây bản Mùa Xuân có 124 hộ với 573 nhân khẩu. Ông Sung Văn Cấu không giấu được sự xúc động khi nhắc đến những đổi thay đáng kể mà bản Mùa Xuân đã trải qua.

“Năm 2021, tuyến đường từ bản Son đến bản Ché Lầu và các tuyến nội bản Mùa Xuân được hoàn thiện, cùng với ánh sáng điện lưới quốc gia về đến 3 bản người Mông, mang lại niềm hy vọng mới. Dù kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng có điện, có đường đã giúp đời sống của bà con khởi sắc hơn trước rất nhiều”, ông Sung Văn Cấu phấn khởi nói.

Cùng với đầu tư cơ sở hạ tầng, bà con ở bản Mùa Xuân cũng đã được hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi và tập huấn kỹ thuật; nhiều hộ đã ổn định cuộc sống. Chính quyền địa phương cũng khuyến khích bà con khai hoang trồng lúa nước hai vụ.

Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng bản Sung Văn Cấu dẫn chúng tôi đến thăm gia đình ông Thao Văn Nhia, hộ nghèo được hỗ trợ xây nhà. “Trước đây, gia đình tôi sống trong căn nhà tranh dột nát. Nay nhờ chính sách hỗ trợ, chúng tôi mới có được ngôi nhà vững chãi này”, ông Nhia xúc động chia sẻ.

Người Mông ở bản Mùa Xuân cùng giúp nhau phát triển kinh tế, xóa bỏ hủ tục.
Người Mông ở bản Mùa Xuân cùng giúp nhau phát triển kinh tế, xóa bỏ hủ tục

Trong không khí ngập tràn sắc Xuân giữa núi rừng Quan Sơn, chúng tôi gặp lại ông Thao Văn Dia, Người có uy tín bản Mùa Xuân. Từng là Trưởng bản Mùa Xuân nên ông Dia cảm nhận rất sâu sắc tầm quan trọng của các chương trình, chính sách dân tộc đối với sự đổi thay của bản làng. Ông Dia khẳng định, các chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước là nguồn lực, đồng thời là động lực để đồng bào dân tộc Mông ở bản Mùa Xuân có cuộc sống như ngày hôm nay.

Cũng như bản Mùa Xuân của xã Sơn Thủy, các bản người Mông trên địa bàn huyện Quan Sơn đang đổi thay từng ngày. Toàn huyện có 3 bản đồng bào dân tộc Mông, với 217 hộ, 1.066 nhân khẩu; trong đó xã Sơn Thủy có bản Mùa Xuân và bản Xía Nọi, xã Na Mèo có bản Ché Lầu.

Theo ông Lê Hồng Quang, Chủ tịch UBND huyện Quan Sơn, các bản Mông đều có địa hình đồi núi hiểm trở, cách xa trung tâm. Với nỗ lực của cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương, cùng việc triển khai các chương trình, dự án, những năm gần đây đã góp phần cải thiện diện mạo và nâng cao đời sống người dân ở các bản đồng bào Mông.

Chính quyền đã vận động đồng bào ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, giúp thu nhập bình quân năm 2024 đạt 18 triệu đồng, tăng gấp 3 lần so với năm 2020. Cùng với kinh tế phát triển thì văn hóa truyền thống được bảo tồn với các điệu múa, khèn, trò chơi dân gian như cà kheo, ném còn, chơi cù; các hủ tục lạc hậu dần được xóa bỏ. Đời sống văn hóa mới của đồng bào dân tộc Mông đang được “định vị” rõ nét giữa núi rừng Quan Sơn. 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đắk Nông: Phát huy hiệu quả tín dụng chính sách trong giai đoạn mới

Đắk Nông: Phát huy hiệu quả tín dụng chính sách trong giai đoạn mới

Nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển trong bối cảnh mới, ngày 30/10/2024, Ban Bí thư Trung ương Ðảng ban hành Chỉ thị số 39-CT/TW về nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách trong giai đoạn mới. Chỉ thị số 39-CT/TW tiếp nối thành công của Chỉ thị 40-CT/TW trước đó được triển khai, đã góp phần quan trọng vào công cuộc giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Tại tỉnh Đắk Nông, đây là một trong những giải pháp quan trọng của Ðảng và Nhà nước để đảm bảo an sinh xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân trên địa bàn.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng: Chúng ta đang nắm trong tay trách nhiệm và sứ mệnh vẻ vang trước mối đe dọa lớn nhất với hành tinh

Thủ tướng: Chúng ta đang nắm trong tay trách nhiệm và sứ mệnh vẻ vang trước mối đe dọa lớn nhất với hành tinh

Chiều 16/4, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm và Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Lễ khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) Việt Nam năm 2025 với chủ đề "Chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm".
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu thông điệp chính sách tại Hội nghị P4G Việt Nam 2025

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu thông điệp chính sách tại Hội nghị P4G Việt Nam 2025

Thời sự - PV - 2 giờ trước
Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, nhìn về tương lai, Việt Nam đang nhanh chóng thúc đẩy các đột phá chiến lược, nỗ lực chuẩn bị tốt nhất cho quá trình phát triển vừa nhanh, vừa xanh, bao trùm và bền vững.
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết Trung ương 11

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết Trung ương 11

Thời sự - BDT - 5 giờ trước
Sáng 16/4, tại Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Tổng Bí thư Tô Lâm dự, phát biểu chỉ đạo Hội nghị tại điểm cầu Trung ương. Báo Dân tộc và Phát triển trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Tác dụng của lá hẹ với sức khỏe

Tác dụng của lá hẹ với sức khỏe

Media - BDT - 5 giờ trước
Lá hẹ là loại rau được sử dụng làm gia vị trong nhiều món ăn và còn là vị thuốc trong Đông y, có tác dụng chữa nhiều bệnh. Theo Đông y, hẹ có tên gọi Phỉ thái, có vị cay, ngọt, tính ấm, có tác dụng kiện tỳ ôn trung, hành khí, tán ứ, chủ trị các trường hợp đau ngực, nấc, chấn thương… tăng cường thể lực, thúc đẩy tuần hoàn máu qua đó giúp cải thiện tình trạng dương khí suy yếu.
Mùa bánh trứng kiến

Mùa bánh trứng kiến

Media - BDT - 5 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 15/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ hội Thắk-kôn của đồng bào Khmer Sóc Trăng. Mùa bánh trứng kiến. “Vua sâm” giúp dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đền thờ Mẫu – Chốn linh thiêng ở kỳ quan Đèo Ngang

Đền thờ Mẫu – Chốn linh thiêng ở kỳ quan Đèo Ngang

Dân tộc - Tôn giáo - Phạm Tiến - 6 giờ trước
Nằm trên hành trình thiên lý Bắc – Nam, Đền thờ Mẫu Liễu Hạnh đã trở thành điểm đến tâm linh đầy huyền bí. Qua bao cuộc biến thiên, tích xưa “Công chúa Quỳnh Hoa giáng trần giúp dân bản tránh khỏi nạn dịch, xua đuổi thú dữ, dạy người trồng lúa…” vẫn trường tồn ở vùng đất sơn thủy hữu tình này.
Mùa bánh trứng kiến

Mùa bánh trứng kiến

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 15/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ hội Thắk-kôn của đồng bào Khmer Sóc Trăng. Mùa bánh trứng kiến. “Vua sâm” giúp dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đại tướng Phan Văn Giang tham gia Chương trình Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 9 tại Trung Quốc

Đại tướng Phan Văn Giang tham gia Chương trình Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 9 tại Trung Quốc

Tin tức - Như Tâm - 6 giờ trước
Sáng 16/4, các hoạt động trong khuôn khổ Chương trình giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 9 chính thức diễn ra. Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng Việt Nam do Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng làm Trưởng đoàn đã đến Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị (huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn) tham dự Lễ chào, tô son Cột mốc 1.116 và sau đó xuất cảnh qua Cửa khẩu Hữu Nghị tham gia hoạt động giao lưu tại Trung Quốc.
Thủ tướng chủ trì Lễ đón các đoàn khách quốc tế dự Hội nghị Thượng đỉnh P4G

Thủ tướng chủ trì Lễ đón các đoàn khách quốc tế dự Hội nghị Thượng đỉnh P4G

Thời sự - PV - 6 giờ trước
Chiều 16/4, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón chính thức các Đoàn khách quốc tế tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) Việt Nam năm 2025.
Lời tự tình của đàn goong

Lời tự tình của đàn goong

Sắc màu 54 - Tiêu Dao - 6 giờ trước
Giữa không gian thảo nguyên bao la, tiếng đàn goong dìu dặt vang lên như lời tự tình của người Ba Na gửi vào gió núi, sương rừng. Mộc mạc mà tha thiết, tiếng đàn gói trong đó cả tình yêu, nỗi nhớ, niềm vui và sự gắn kết cộng đồng. Như hơi thở đại ngàn, âm thanh ấy đã, đang và sẽ mãi ngân vang trong không gian văn hóa Tây Nguyên.
Hiệu quả từ Dự án 6, Chương trình MTQG 1719: Văn hóa đã trở thành động lực phát triển kinh tế

Hiệu quả từ Dự án 6, Chương trình MTQG 1719: Văn hóa đã trở thành động lực phát triển kinh tế

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 6 giờ trước
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), nhiều địa phương đã tích cực triển khai Dự án 6, với các giải pháp hiệu quả. Từ đó, từng bước khôi phục, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch.
Đắk Nông: Phát huy hiệu quả tín dụng chính sách trong giai đoạn mới

Đắk Nông: Phát huy hiệu quả tín dụng chính sách trong giai đoạn mới

Kinh tế - Phương Linh - Nguyễn Lương - 6 giờ trước
Nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển trong bối cảnh mới, ngày 30/10/2024, Ban Bí thư Trung ương Ðảng ban hành Chỉ thị số 39-CT/TW về nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách trong giai đoạn mới. Chỉ thị số 39-CT/TW tiếp nối thành công của Chỉ thị 40-CT/TW trước đó được triển khai, đã góp phần quan trọng vào công cuộc giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Tại tỉnh Đắk Nông, đây là một trong những giải pháp quan trọng của Ðảng và Nhà nước để đảm bảo an sinh xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân trên địa bàn.