Đêm 4/2 (tức ngày 14 tháng Giêng năm Quý Mão), tại Di tích lịch sử - văn hóa Đền Trần, phường Lộc Vượng (thành phố Nam Định) đã diễn ra Lễ Khai ấn Đền Trần Xuân Quý Mão 2023.
Lễ khai hội Tản Viên Sơn Thánh năm 2023 được tổ chức ngày 4/2 (tức 14 tháng Giêng năm Quý Mão) tại Di tích lịch sử văn hóa đền Hạ (xã Minh Quang, huyện Ba Vì, Hà Nội) thu hút đông đảo người dân, du khách.
Hoàng Su Phì (tỉnh Hà Giang) thu hút du khách không chỉ bởi vẻ đẹp thiên nhiên vốn có của những thửa ruộng bậc thang rực rỡ vào mùa lúa chín, mà còn bởi những phiên chợ định kỳ, hội tụ phong tục, tập quán của đồng bào các dân tộc. Đến Hoàng Su Phì dù ở thời điểm nào, lạc bước vào phiên chợ tràn đầy sức sống, mỗi du khách đều như được sống giữa một sắc màu văn hóa mang đặc trưng với bao điều hấp dẫn và độc đáo.
Ngày 3/2, tại Tp. Hạ Long, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Quảng Ninh tổ chức triển lãm chuyên đề “Quảng Ninh - Hội tụ và lan tỏa sắc màu di sản”. Triển lãm thu hút đông đảo người dân và khách du lịch tham gia hưởng ứng.
Sáng ngày 3/2 (ngày 13 tháng Giêng), xã Quang Kim, huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai đã tổ chức Lễ hội xuống đồng sau 3 năm tạm dừng do dịch bệnh. Lễ hội xuống đồng là Lễ hội truyền thống của đồng bào Giáy, được tổ chức vào ngày Thìn đầu tiên của năm Âm lịch.
Lễ hội Nhảy lửa của người Pà Thẻn ở Chiêm Hóa (Tuyên Quang) là tín ngưỡng nguyên thủy sơ khai, niềm tin vào thế giới thần linh và những thế lực siêu nhiên. Theo thông lệ đầu Xuân, các thầy cúng trong bản sẽ mở hội lễ Nhảy lửa (cầu lửa) để chiêu mộ học trò, truyền nghề thầy cúng.
Người Chăm Phú Yên có những phong tục lâu đời như mừng tuổi trưởng thành cho con cháu, cúng bến nước, lễ rước hồn lúa… Trong đó phải kể đến phong tục lễ cưới xin với những nghi lễ độc đáo.
Sắc màu 54 -
P.Nguyên - T.Nhân -
17:50, 02/02/2023 Nhân dịp chào mừng Kỷ niệm 110 năm thành lập tỉnh Kon Tum (9/2/1913 - 9/2/2023), Kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống Nhiếp ảnh Việt Nam (15/3/1953 - 15/3/2023),) chiều 2/2/2023, Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Kon Tum phối hợp với Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức Triển lãm Mỹ thuật và Nhiếp ảnh “Kon Tum trên hành trình hội nhập và phát triển”.
Theo những con đường nho nhỏ, quanh co nở đầy hoa mào gà đỏ, chúng tôi đến ăn Tết với bà con các bản dân tộc Lào. Đồng bào dân tộc Lào hiện vẫn lưu giữ được các giá trị văn hóa truyền thống, hình thành nên bản sắc riêng trong điều kiện giao lưu, hòa nhập cùng các dân tộc anh em.
Sáng 2/2/2023, tức ngày 12 tháng Giêng năm Quý Mão, UBND phường Đoàn Kết, Tp. Lai Châu đã tổ chức Khai hội Đền thờ Vua Lê Lợi.
Những ngày đầu Xuân, khi mưa bụi vẫn còn lấm tấm trên mầm non vừa nhú, người dân xã Liên Minh, huyện Võ Nhai (Thái Nguyên) lại tưng bừng mổ lợn, gói bánh chưng để tổ chức ăn “Tết lại”.
Sắc màu 54 -
Hồ Phương - Thanh Nguyễn -
15:42, 02/02/2023 Người Khơ Mú quan niệm, mỗi năm có nhiều cái tết thì càng làm ăn phát đạt, khấm khá. Họ có thể tổ chức tết trong 1 hoặc vài ngày tùy theo điều kiện kinh tế. Tuy nhiên, để nói về tết chính của người Khơ Mú thì có 2 cái tết, đó là Tết Grơ và Tết Nguyên đán.
Rằm tháng Giêng hay còn gọi là Tết Nguyên tiêu, Tết Thượng Nguyên. Theo quan niệm của người Việt Nam "Lễ quanh năm không bằng ngày rằm tháng Giêng" hay “Lễ Phật quanh năm không bằng ngày rằm tháng Giêng”, nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của nghi lễ này trong đời sống văn hóa tâm linh của dân tộc. Vì thế, việc chọn ngày tốt, giờ đẹp, lễ vật dâng cúng, bài văn khấn... là điều mọi người rất chú trọng với mong muốn gia đình được bình an, may mắn cho cả năm.
Sáng 2/2, tại Khu du lịch tâm linh, sinh thái Tây Yên Tử, huyện Sơn Động (Bắc Giang), UBND tỉnh Bắc Giang long trọng tổ chức Khai hội Xuân Tây Yên Tử và Khai mạc Tuần Văn hóa - Du lịch năm 2023.
Sắc màu 54 -
Thúy Hồng - Tuyết Mai -
15:18, 02/02/2023 Sau thời gian tạm dừng do ảnh hưởng dịch COVID-19, Xuân Quý Mão 2023, các lễ hội trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn bắt đầu được tổ chức trở lại với quy mô lớn, hứa hẹn thu hút đông khách du lịch. Chính vì vậy, các cấp, ngành liên quan trong tỉnh đã đề ra các giải pháp để lễ hội diễn ra an toàn, vui tươi, mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc nơi đây, góp phần phát huy giá trị truyền thống và tạo không khí phấn khởi đón Tết, vui Xuân cho Nhân dân.
Như một sự kết nối nhân duyên hoa đào - ngày Tết - con người đã trở thành mối giao hòa đặc biệt giữa thiên nhiên, đất trời và lòng người. Với màu sắc rực rỡ và thanh tao, loài hoa này chứa đựng giá trị tinh thần, văn hóa lớn lao trong tâm thức người Việt. Và những ngày cuối năm, xứ Tuyên càng trở nên tươi đẹp hơn khi khắp nơi nơi được điểm tô những sắc đào tươi thắm.
Được xem là ngày hội quan trọng của đồng bào DTTS và miền núi phía Bắc đang định cư trên đất Cư Êwi, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk, nên dịp đầu Xuân năm mới, dù ai đi làm ăn xa hay bận rộn cũng đều gác lại mọi việc, nô nức về Cư Êwi tham gia Lễ hội Văn hóa dân gian Việt Bắc.
Sau khi Chùa Xiêm Cán (xã Vĩnh Trạch Đông, Tp. Bạc Liêu) được công nhận là điểm du lịch tiêu biểu của Đồng bằng sông Cửu Long, không ít ý kiến cho rằng, Bạc Liêu có nhiều lợi thế để xây dựng sản phẩm du lịch từ văn hóa Khmer. Sớm làm được điều này sẽ góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh cho du lịch của tỉnh Bạc Liêu, cũng như bảo tồn và phát huy hiệu quả những giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer.
Ngày 31/1/2023 (tức ngày mùng 10 tháng Giêng Xuân Quý Mão), trong không khí tưng bừng mừng Đảng, mừng Xuân và chào mừng Kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam, huyện Than Uyên (tỉnh Lai Châu) tổ chức phục dựng Lễ hội Gầu Tào của đồng bào dân tộc Mông.
Xã Tân Hòa, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước có gần 51,6% dân cư là đồng bào DTTS, chủ yếu là người Tày, Nùng di cư từ các tỉnh miền núi phía Bắc vào sinh sống. Họ mang theo những nét văn hóa truyền thống độc đáo, tạo nên sự phong phú, đa dạng trong đời sống văn hóa, tinh thần ở khu dân cư. Trong những năm qua, Đảng ủy, UBND xã Tân Hòa chú trọng bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Tày, Nùng để gìn giữ cho thế hệ mai sau.