Những năm gần đây, TP. Cam Ranh (Khánh Hoà) đã chú trọng thực hiện các hoạt động nhằm khuyến khích đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) mặc trang phục truyền thống trong các dịp lễ hội…
Sáng 27/2, đồng bào dân tộc Tà Ôi đang hoạt động thường xuyên tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) đã tổ chức tái hiện lễ hội Mừng lúa mới - Ariêu Aza truyền thống cầu cho mùa màng bội thu, năm mới ấm no, mạnh khỏe.
Đồng bào Mông ở Lào Cai đều có trang phục truyền thống, mỗi trang phục có nét đẹp riêng. Nếu như trang phục người Mông hoa ở Bắc Hà, Mường Khương, Si Ma Cai, người Mông trắng ở Bát Xát có phần rực rỡ thì trang phục người Mông đen Sa Pa và người Mông xanh ở Văn Bàn lại có phần thâm trầm hơn.
Ngày 25/2, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam mở không gian trưng bày mỹ thuật đương đại, giới thiệu 65 tác phẩm mỹ thuật thuộc nhiều thể loại: Hội hoạ, đồ hoạ, điêu khắc... sáng tác trong giai đoạn từ những năm 1980 đến nay.
Tiếng khèn bè trầm bổng hòa cùng điệu cà lơi ấm áp của người Bru Vân Kiều làm tôi say đắm. Tôi tự hỏi mai này, khi thế hệ như ông Chơn, ông Chảnh già yếu không thể chơi khèn được nữa, thì tiếng khèn bè, điệu cà lơi; cha chấp, oát, xiêng, xa nớt… có bị thất truyền!
Từ một mô hình cứu đói tức thời, "Kho thóc tình thương" đã được nhân rộng và trở thành một nét đẹp văn hóa mới trong vùng đồng bào DTTS trên địa bàn huyện Mang Yang (Gia Lai).
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Cao Bằng vừa phối hợp với huyện Bảo Lạc tổ chức lễ khánh thành nhà sinh hoạt cộng đồng và đánh giá tổng kết dự án “Bảo tồn bản truyền thống dân tộc Lô Lô, xóm Khuổi Khon, xã Kim Cúc, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng”.
“Anh Đinh Lăng giờ đây đâu nhỉ?/ Anh của em yêu quý nhất đời/ Anh đi, mù mịt xa khơi/ Phượng hoàng tung cánh phương trời mải bay…”. Đó là những dòng thơ mở đầu truyện thơ “Đồi thông hai mộ” của tác giả Tùng Giang - Vũ Đình Trung. Bài thơ được sáng tác dựa trên một tích truyện minh chứng cho câu chuyện tình yêu đẹp, thiêng liêng của cộng đồng người Mường tỉnh Hòa Bình. Câu chuyện đó đã, đang và mãi trở thành biểu tượng tình yêu của xứ Mường nơi đây.
Trong kho tàng văn hoá của đồng bào các dân tộc vùng cao, hát dân ca giao duyên luôn chứa đựng nhiều giá trị văn hoá tinh thần đặc sắc. Trong vô vàn các làn điệu dân ca làm say đắm lòng người phải kể đến hà lều - một hình thức hát giao duyên mang đậm bản sắc của người Tày - Nùng.
Trang phục thổ cẩm của các đồng bào DTTS Tây Nguyên nói chung và Gia Rai, Ba Na nói riêng thể hiện chiều sâu lịch sử, bản sắc văn hóa tộc người và các giá trị thẩm mỹ, tín ngưỡng, tâm linh. Thời gian qua, nhằm giữ gìn và bảo tồn nghề dệt truyền thống, các cấp, chính quyền tỉnh Gia Lai và những nghệ nhân dệt đã đưa ra nhiều giải pháp, xây dựng nhiều mô hình để bảo tồn văn hóa Tây Nguyên.
Chiều 22/2 (tức 22 tháng Giêng năm Nhâm Dần), tại Lạng Sơn diễn ra Lễ hội truyền thống giữa hai đền Kỳ Cùng-Tả Phủ; đây là lễ hội lớn nhất tỉnh được tổ chức mỗi năm một lần, diễn ra trong 6 ngày.
Nếu như người Dao ví những cuốn sách cổ là “phoochây” (chìa khóa), người Tày ví là “thoong khôn” (túi khôn), thì người Cao Lan gọi là “cụ chá ché tíu háy lực” (kho báu truyền đời). Hiện nay, có hàng nghìn cuốn sách cổ được các gia đình, các thầy cúng, thầy tạo trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang lưu giữ. Đây chính là những “kho báu” được truyền lại cho thế hệ sau.
Hội quán của người Hoa tại Chợ Lớn có quá trình lịch sử lâu dài, gắn liền với bản sắc, văn hóa cộng đồng người Hoa tại TP. Hồ Chí Minh. Trước đây, hội quán thường sinh hoạt theo cộng đồng bang, hội, làm ăn, kinh doanh. Hiện nay, sự kết nối ấy vẫn duy trì để đóng góp vào việc xây dựng đời sống văn hóa ngày càng phát triển
Dân tộc Xinh Mun dân số chỉ vỏn vẹn gần 2 vạn người, cư trú chủ yếu ở các huyện biên giới giáp Lào của tỉnh Sơn La là Yên Châu và Sông Mã. Rất khó phân biệt người Xinh Mun với người Thái và người Lào ở Tây Bắc, bởi lẽ những dân tộc này cư trú xen kẽ với nhau nên người Xinh Mun có thể xem là hiện tượng dân tộc thiểu số ít người bị đồng hóa và dần mai một bản sắc.
Nhuộm trứng đỏ là một trong những phong tục độc đáo trong dịp Tết Nguyên Đán cổ truyền của bà con dân tộc Tày, Nùng, Dao ở các tỉnh Cao Bằng, Điện Biên. Người La Hủ cũng thường nhuộm trứng đỏ trong dịp lễ cúng bản, người Hà Nhì đen nhuộm trứng trong ngày Tết Gạ Ma O, còn người Hoa nhuộm trứng đỏ trong lễ đầy tháng của trẻ con.
Từ định hướng bảo tồn, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số, huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế) triển khai các hoạt động phục dựng, truyền dạy văn nghệ dân gian và gắn với phát triển du lịch đặc trưng của địa phương.
Từ ngày 21 đến 24/2, tại Thủ đô Canberra (Australia), nhóm Vietnam Centre phối hợp Hội Sinh viên và thanh niên Việt Nam tại Canberra tổ chức triển lãm “Happy New Tết”, mang đến nhiều trải nghiệm về truyền thống đón mừng năm mới của Việt Nam. Đây là triển lãm nghệ thuật thứ hai do Vietnam Centre thực hiện tại Australia.
Gạ Ma Thú có nghĩa "Lễ cúng thần rừng” - Một nghi lễ quan trọng được tổ chức vào ngày con rồng đầu năm mới của người Hà Nhì hoa ở Ka Lăng, huyện Mường Tè (Lai Châu). Lễ được tổ chức trong 3 ngày, nơi tạ lễ là khu rừng thiêng của bản.
Lễ cầu mùa là một nét đẹp trong đời sống văn hóa tâm linh của đồng bào người Dao đỏ. Không chỉ cầu cho quốc thái dân an, mùa màng tươi tốt, đây còn là nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của người Dao,
Trang phục của người Mnông có những đặc tính chung với nhiều dân tộc Tây Nguyên, phổ biến là các loại trang phục kiểu choàng quấn. Nhắc đến y phục truyền thống của nam giới Mnông là nhắc đến chiếc khố và áo choàng hình chữ X mang dáng dấp dũng mãnh như một chiến binh thời xưa.