Cách đây hai năm, bản A La được xem là bản nghèo nhất của xã Ba Nang, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị, thế nhưng cuộc sống người dân trong bản bây giờ đã đổi thay. Theo ông Hồ My, Chủ tịch UBND xã Ba Nang, sự đổi thay từ cách nghĩ, cách làm của đồng bào Vân Kiều nơi đây, là nhờ vào sự góp sức của ông Hồ Văn Thu, Người có uy tín của bản A La. Ông là tấm gương để người dân nơi đây noi theo. Nhờ có ông, người dân ở đây không còn trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước nữa, nhà nào cũng có trâu, bò, lợn, gà, thóc lúa đầy bồ…
Càng gần đến dịp Tết Nguyên đán, tình trạng buôn bán pháo lậu ở vùng biên giới càng nóng dần lên. Năm nay, vùng biên giới Việt-Lào trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, tình hình này đang trở nên rất phức tạp.
Nói về những đổi thay của Hướng Sơn (huyện Hướng Hóa, Quảng Trị), ông Hồ Đình Tào, Chủ tịch UBND xã phấn khởi chia sẻ: Hướng Sơn có tổng dân số trên 2.000 người, phân bố ở 7 thôn, bản với 100% dân số là người Vân Kiều. Trước đây, khi hướng dẫn người dân trồng lúa nước, nhiều người từng cho rằng trồng lúa nước nơi vùng núi này là “chuyện ngược đời”. Thế nhưng, Hướng Sơn đã làm được điều kỳ diệu đó.
Do điều kiện cuộc sống khó khăn, trong khi địa phương thiếu việc làm, thiếu đất sản xuất, nên nhiều người lao động ở Quảng Trị đã tìm kiếm cơ hội bằng xuất khẩu lao động (XKLĐ). Tuy nhiên, do thiếu thông tin nên không ít người, nhất là người dân ở các khu vực nông thôn miền núi rơi vào những chiếc “bẫy” lừa đảo dẫn đến tình trạng tiền mất, tật mang.
Nhà nghèo, bố mất sức lao động, hoàn cảnh gia đình hết sức khó khăn nhưng cô học trò người Vân Kiều Hồ Thị Giải, lớp 4A, Trường Tiểu học Thuận, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) luôn là tấm gương vượt khó vươn lên trong học tập với thành tích 4 năm liền đạt danh hiệu học sinh giỏi.
Trong cộng đồng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở huyện miền núi Hướng Hóa (Quảng Trị) quan niệm về vấn đề hôn nhân khá đơn giản. Với suy nghĩ đơn thuần đó chỉ là việc lấy vợ, gả chồng và sinh con theo lẽ tự nhiên. Chính vì thế mà vấn đề kết hôn sớm vẫn còn xảy ra. Để dần hạn chế tình trạng này, hiện nay huyện Hướng Hóa đang nỗ lực triển khai các giải pháp cấp bách, đặc biệt là đẩy mạnh tuyên truyền, vận động trong mọi tầng lớp nhân dân, nhằm tìm được tiếng nói chung trong việc hình thành ý thức “nói không với kết hôn sớm”.
Mặc dù chiến tranh đã qua từ lâu, nhưng nhiều diện tích rừng ở xã Hướng Linh, huyện Hướng Hóa, Quảng Trị vẫn rất khó để phục hồi. Chính quyền và người dân cũng đã trồng nhiều loại cây nhưng không thành công. Phải đến năm 2015, khi khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa đưa giống bản địa vào trồng mới, bước đầu khắc phục được hiện trạng này.
Chưa có nguồn nước sạch nên dù có vị trí gần với trung tâm huyện nhưng hàng nghìn hộ dân ở xã Triệu Đông, huyện Triệu Phong (Quảng Trị) vẫn phải dùng nguồn nước nhiễm phèn, dù biết sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Hàng chục năm nay, người dân ở thôn An Mô, xã Triệu Long, huyện Triệu Phong (Quảng Trị) đã quen với hình ảnh của cựu chiến binh Phạm Văn Tiếp. Ông Tiếp năm nay đã 80 tuổi nhưng ngày ngày vẫn nhặt rác, nhổ cỏ dọc đường hoặc đào đắp, sửa chữa đường thôn xóm hư hỏng, chữa bệnh miễn phí cho dân…
Sở hữu hệ thống giếng cổ quý báu, độc đáo có niên đại hàng nghìn năm, xã Gio An, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị còn được mệnh danh là “miền giếng cổ”. Để bảo tồn, khai thác du lịch một cách hợp lý, hiệu quả và bền vững, thời gian qua, các cơ quan chức năng và huyện Gio Linh đã từng bước khôi phục nhiều giếng cổ tại địa phương.
Không quản ngại khó khăn, vất vả, hàng chục năm nay, nữ y tá Hồ Thị Liên ở thôn Húc Ván, xã Húc, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị vẫn ngày đêm âm thầm chăm lo sức khỏe cho đồng bào Vân Kiều nơi đây. Từ việc làm, tình cảm của chị, nhiều hộ dân xem chị Liên như người thân trong gia đình.
Xin nghỉ việc ở cơ quan Nhà nước về quê lập nghiệp, mở một thư viện nhỏ miễn phí để người dân có thể đến tra cứu thông tin tìm hiểu kiến thức. Đó là việc làm đầy ý nghĩa và đáng trân trọng của vợ chồng anh Trần Thái Thiên và chị Nguyễn Thị Hồng Phương ở thị trấn miền núi Khe Sanh, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị). Việc làm của anh chị đang khơi dậy phong trào đọc sách cho các tầng lớp nhân dân.
Sáng 28/9/2018, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (UBTƯMTTQVN) phối hợp với Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tổ chức Hội nghị biểu dương Người có uy tín tiêu biểu trong phong trào “Toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia” khu vực biên giới tuyến Việt Nam, Lào và Trung Quốc (giai đoạn 2009-2018) tại Quảng Trị.
Nơi miền gió cát dằng dặc gian khó, hơn 17 năm qua, có một người phụ nữ tự bỏ tiền túi và vận động thêm từ người thân, bạn bè để tổ chức trao quà cho người nghèo với mỗi năm lên đến cả trăm triệu đồng. Chị cũng tự bỏ tiền để đỡ đầu một số hoàn cảnh kém may mắn tại địa phương. Chị là Hồ Thị Mai, 54 tuổi ở thôn Thi Ông, xã Hải Vĩnh, huyện Hải Lăng, Quảng Trị.
Những năm qua, phong trào “Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân” ở các địa phương miền núi đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Người dân đã nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường để phòng chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, đồng thời góp phần cùng địa phương hoàn thiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới (NTM).
Bằng khát vọng làm giàu trên chính mảnh đất quê hương, những người nông dân xã Hải Ba, huyện Hải Lăng (Quảng Trị) đã vượt qua khó khăn chinh phục cánh đồng quanh năm ngập nước, kém hiệu quả để biến thành những mô hình trang trại tổng hợp cho thu nhập cao…
Đối với 72 nghĩa trang liệt sĩ (NTLS) tại Quảng Trị thì 2 nghĩa trang quốc gia Trường Sơn và Đường 9 được xem là có quy mô lớn nhất. Ở đó, có những người tận tụy gắn bó chăm sóc chu đáo cho từng phần mộ liệt sĩ với tất cả tấm lòng thành kính và sự tri ân. Với họ, những anh hùng liệt sĩ cũng như chính ruột thịt của mình…
Nhiều năm nay người dân xã Xy, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) gặp rất nhiều khó khăn trong việc đi lại và phát triển kinh tế vì tuyến đường “độc đạo” dẫn vào xã xuống cấp nặng.
Trải qua hàng trăm năm tồn tại, nghệ thuật bài chòi vẫn được dân làng Ngô Xá Tây, xã Triệu Trung, huyện Triệu Phong (Quảng Trị) giữ gìn nguyên vẹn. Càng tự hào hơn khi nghệ thuật bài chòi dân dã của làng Ngô Xá Tây nói riêng và của vùng Trung Trung bộ Việt Nam nói chung vừa được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Với mong muốn giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống, nhiều nghệ nhân người Vân Kiều, Pa Kô ở huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) đang từng ngày nỗ lực truyền dạy cho thế hệ trẻ.