Pháp luật -
Nguyên Long - Lê Hường -
16:34, 18/02/2022 Đoàn công tác của Bộ Tổng tham mưu (Bộ Quốc phòng) đã vào kiểm tra hiện trường vụ phá rừng, mở đường Trường Sơn Đông qua Vườn Quốc gia Chư Yang Sin (Đắk Lắk) và Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà (Lâm Đồng) khi chưa chuyển đổi mục đích.
Viện Kiểm sát Nhân dân huyện Ea Kar (Đắk Lắk) vừa ban hành cáo trạng truy tố 40 bị can liên quan đến vụ phá rừng xảy ra tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Ea Sô, huyện Ea Ka.
Phóng sự -
Việt Thắng - Y Nguyên -
21:11, 12/12/2021 Đá đỏ một thời là giấc mơ đổi đời của không chỉ người dân xã Châu Bình, huyện Quỳ Châu (Nghệ An), mà nhiều người trong cả nước cũng khăn gói đi tìm vận may. Thế rồi, đất sập, đói khát, tranh giành địa bàn… đã khiến nhiều người phải bỏ mạng nơi chướng khí này. Đá đỏ không thấy đâu, nhưng rừng bị tàn phá, môi trường bị hủy hoại là có thật. Nay, những đồi Triệu, đồi Tỷ năm xưa đã dẫn xanh trở lại, nhưng bà con sống ngay trên kho báu ấy thì vẫn còn rất khó khăn. Ước mơ của họ giờ đây không phải hồng ngọc để đổi đời, mà được giao đất, giao rừng để xua đi đói nghèo.
Thời gian gần đây, tại xã Suối Tân, huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) tình trạng phá rừng và hành hung lực lượng bảo vệ rừng diễn ra thường xuyên. Việc này không những gây hoang mang cho những người bảo vệ rừng, mà còn ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự, khiến người dân lo lắng.
Thời gian qua, người dân xã Mỹ An, huyện Phù Mỹ (Bình Định), phản ánh tới chính quyền địa phương cùng cơ quan báo chí về việc khu rừng phòng hộ ven biển ở địa phương này đang bị xâm hại nghiêm trọng. Đặc biệt, thời gian gần đây, dự án điện mặt trời ngang nhiên xâm lấn, san ủi nhiều diện tích rừng phòng hộ do Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Phù Mỹ quản lý, bảo vệ.
Hạt Kiểm lâm Sơn Động (Bắc Giang) vừa ban hành các quyết định xử phạt 3 cá nhân về hành vi phát, phá rừng tự nhiên trái pháp luật tại huyện Sơn Động với tổng số tiền 21 triệu đồng.
Thời gian qua, tỉnh đã xử lý 48 vụ/14,746 ha, trong đó có 5 vụ xử lý hình sự (1 vụ tại huyện Cư M’gar, 4 vụ tại huyện Ea H’leo), xử lý hành chính 43 vụ, các vụ còn lại đang củng cố hồ sơ để chuyển cơ quan chức năng.
Toàn tỉnh Quảng Bình có trên 543 nghìn ha diện tích rừng, trong đó gần 470 nghìn ha rừng tự nhiên, 73 nghìn 300ha rừng trồng đã thành rừng; độ che phủ rừng đạt 67,9%. Diện tích rừng lớn, trữ lượng gỗ nhiều, địa hình phức tạp nên công tác đấu tranh, xử lý các hành vi phá rừng trên địa bàn tỉnh những năm qua luôn gặp rất nhiều khó khăn.
Khi các địa phương không thể giải quyết được tận gốc các vấn đề phát sinh do áp lực lớn của tình trạng di cư tự phát gây nên, thì những hệ lụy như đã được dự báo tất yếu xảy ra là điều khó tránh khỏi. Trong đó, đặc biệt là tình trạng lấn chiếm đất rừng, phá rừng và đói nghèo…
Ngày 26/4, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Sơn La đã bắt giữ đối tượng Lò Văn Quý, SN 1978, trú tại bản Nong Te, xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn về hành vi “Vi phạm quy định khai thác, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản” theo quy định tại Điều 232 Bộ luật hình sự.
Pháp luật -
Nhóm PV Tây duyên hải miền Trung -
08:18, 10/04/2021 Những ngày đầu tháng 4/2021, nhận được tin báo của người dân về vụ phá rừng phòng hộ đầu nguồn có quy mô lớn xảy ra tại xã Khánh Phú, huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa), phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã tìm đến hiện trường, và sự thật đang được phơi bày.
Pháp luật -
Lê Phương – Thanh Hòa -
10:51, 23/03/2021 UBND tỉnh Khánh Hòa vừa ban hành văn bản số 1345/ UBND –KT chỉ đạo, UBND huyện Cam Lâm phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) kiểm điểm, xử lý tình trạng phá rừng ở xã Suối Tân. UBND tỉnh cũng yêu cầu kiểm điểm, xử lý trách nhiệm cán bộ trực thuộc và báo cáo kết quả về UBND tỉnh Khánh Hòa trước ngày 31/3/2021.
Pháp luật -
Lê Phương – Thanh Hòa -
11:38, 09/03/2021 Tình trạng phá rừng tại xã Suối Tân, huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) đã và đang diễn ra rất nghiêm trọng. Tuy nhiên, thật khó hiểu khi chính quyền địa phương và Hạt Kiểm Lâm Cam Lâm vẫn chưa giải quyết dứt điểm. Ngoài ra, chưa có động thái gì trong việc việc xử lý các đối tượng phá rừng?!.
Năm 2020, trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa ghi nhận nhiều vụ phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật có quy mô khá lớn; một số vụ việc vượt khung xử lý vi phạm hành chính đã được các Hạt Kiểm lâm địa phương củng cố hồ sơ, khởi tố hình sự. Với thực trạng này, Chi cục Kiểm lâm tỉnh đã chỉ đạo các Hạt Kiểm lâm địa phương tăng cường công tác giữ rừng, nhất là trong dịp tết Nguyên đán sắp tới.
Nhà máy xi măng Duyên Hà (thuộc Công ty TNHH Duyên Hà), trong quá trình khai thác đá nguyên liệu sản xuất xi măng ở phường Tân Bình, TP. Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình đã vùi lấp 32.382m2 rừng phòng hộ. Khi sai phạm này chưa bị xử lý thì mới đây, Chủ tịch tỉnh Ninh Bình lại kí Văn bản trình Bộ NN&PTNT xin chuyển hơn 38ha rừng tự nhiên cho doanh nghiệp này khai thác mới?.
Xã hội -
Thanh Huyền -
16:14, 18/11/2020 Mối quan hệ giữa thủy điện - phá rừng - sạt lở, lũ lụt…được các đại biểu phân tích, mổ xẻ tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV vừa qua. Vẫn còn rất nhiều ý kiến khác nhau, nhưng nhiều đại biểu thống nhất cho rằng, việc phá rừng làm thủy điện nhỏ cần được xem xét thấu đáo.
Bạn đọc -
Lê Thuận - Mạnh Hùng -
22:03, 06/11/2020 Như số Báo trước đã phản ánh, trong khi hậu quả của những sai phạm chưa được xử lý dứt điểm, vào đầu tháng 12/2019, Phó Chủ tịch UBND huyện Trảng Bom (Đồng Nai) Lê Hữu Đảng bất ngờ “hạ bút” ký phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (TĐC) để thực hiện Dự án xây dựng khu dân cư (KDC) Phú An Lành tại xã Sông Trầu theo Quyết định số 6019/QĐ-UBND trên diện tích đất rừng đang tranh chấp và giao trái pháp luật. Điều bất ngờ hơn, Giám đốc của Dự án này là bà Nguyễn Ngọc Tú, người đang chiếm dụng trái phép một phần diện tích rừng nói trên.
Bạn đọc -
Lê Thuận - Mạnh Hùng -
21:04, 02/11/2020 Hàng trăm ha đất rừng trồng đã bị chặt phá chuyển đổi thành khu dân cư. Trong đó, có rất nhiều diện tích bị lấn chiếm, tranh chấp, thu hồi nhưng bồi thường không đúng đối tượng khiến nhiều người dân từng khai hoang trồng rừng để “phủ xanh đất trống, đồi trọc” gửi đơn tố cáo, khiếu nại kéo dài.
Xã hội -
Sỹ Hào -
20:21, 31/10/2020 Rừng tự nhiên (gồm rừng nguyên sinh và rừng thứ sinh được phục hồi tự nhiên) là một trong những yếu tố tạo nên độ kháng trượt của các sườn đồi núi. Nhưng để phát triển kinh tế, diện tích rừng tự nhiên hiện đã bị thu hẹp, thay thế bằng rừng sản xuất hoặc bằng những hồ chứa của các công trình thủy điện,…
Pháp luật -
Lê Thuận - Mạnh Hùng -
09:45, 28/10/2020 Phá rừng lấy đất làm rẫy, đốt thảm thực vật rừng lấy đất lâm nghiệp để sản xuất… là những chuyện gây bức xúc ở Suối Tân, huyện Cam Lâm (Khánh Hòa). Vậy nhưng, chính quyền địa phương vẫn không hay biết và chưa có biện pháp xử lý triệt để.