Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phước Sơn (Quảng Nam) nỗ lực kéo giảm tình trạng tảo hôn: Tay ẵm tay bồng ru con bên cánh nôi buồn…(Bài 1)

T.Nhân – H.Trường - 4 giờ trước

Mặc dù được kéo giảm, song tình trạng tảo hôn vẫn đang là bài toán nan giải ở huyện nghèo Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam. Thay vì được đến trường như những bạn bè cùng trang lứa, nhiều em đang ở cái tuổi ăn chưa no, lo chưa tới, nhưng phải tay ẵm tay bồng ru con bên cánh nôi buồn…

Vấn nạn tảo hôn vẫn còn âm ỉ ở vùng cao Quảng Nam.
Vấn nạn tảo hôn vẫn còn âm ỉ ở vùng cao Quảng Nam.

Còn đó những lời ru buồn

Sinh năm 2008, Trần Thị T.(Tổ Dân phố 1, thị trấn Khâm Đức) nay mới tròn 16 tuổi, nhưng đã sinh con cách đây gần một năm. Con của T. nay cũng sắp tròn 5 tháng, còn “chồng” em hiện đang ở huyện Bắc Trà My, Quảng Nam. “Hồi khoảng lớp 7, lớp 8 gì đó, em quen với anh ấy và chỉ nghĩ là quen biết bạn bè vậy thôi, chứ không ngờ như thế này. Lúc mang thai, em cũng không biết. Đến khi thai lớn, gia đình đưa đi siêu âm thì …chuyện đã rồi”, T. nhớ lại.

Mang thai sớm khi tuổi còn ăn học, mọi công việc đối với T. bây giờ hoàn toàn như một giấc mơ buồn. T. bảo, em rất hối hận và thấy mình sai rất nhiều. Nếu lúc đó không dại dột yêu đương sớm, thì giờ có lẽ đang trên ghế nhà trường cùng bạn bè, và sẽ có một tương lai tốt đẹp hơn nhiều. Chồng T. sinh năm 2003, đến nay cũng chưa có việc làm ổn định.

Rồi em lấy gì nuôi con? – Tôi hỏi. Ngập ngừng một vài phút, đưa đôi mắt dõi về phía đứa con, T. nói: Trước dây ở trường, thầy cô cũng hay tuyên truyền về phòng chống tảo hôn, cũng như tác hại của nó. Tuy nhiên, lúc đó em còn ham chơi, chưa nghĩ được hậu quả. Giờ, mọi thứ của em đều phụ thuộc vào gia đình.

“Em dự tính, khi nào con cứng cáp thì em sẽ tiếp tục học nghề. Em sẽ nộp hồ sơ vào công ty may, để vừa làm, vừa học nghề. Còn chuyện cưới xin thì em cũng chưa nghĩ tới” T. chia sẻ. Thấy chúng tôi cầm máy ảnh, T. nói “các anh có chụp ảnh, quay phìm thì để em vào thay đồ cho đẹp, lên hình cho đẹp, chứ đồ này cũ và hơi cụt nên lên hình sẽ xấu”. Câu nói hồn nhiên của người mẹ tuổi 16 khiến tất cả chúng tôi không khỏi chạnh lòng.

Hay với trường hợp của em Hồ Thị Kim H. (SN 2006). Quen nhau qua mạng từ thời còn đi học, H. không nghĩ cuộc sống của mình giờ lại vất vả như thế. Tiếp chuyện chúng tôi trong căn nhà tuềnh toàng nằm ở gần cuối đường, em không khỏi giấu đi vẻ e thẹn.

 “Hồi đó học lớp 8, lớp 9 thì có quen anh người yêu ở Nam Giang. Sau thời gian quen nhau, rồi nảy sinh yêu đương, sau đó, em mang bầu và nghỉ học. Hai tụi em mới dám hỏi, chưa biết khi nào cưới. Em mới sinh con được mấy tháng, giờ mọi thứ phụ thuộc vào gia đình” H. chia sẻ.

Cũng theo H., hai bên gia đình cũng không khá giả gì. Chồng em nay 23 tuổi, đang phụ gia đình làm nông ở bên Nam Giang. Còn em mới sinh nên không đi làm được gì, đợi con lớn mới xin đi làm keo lấy công. Gia đình em cũng quanh năm làm nương rẫy, cuộc sống vô cùng khó khăn.

Bà Đinh Thị Minh, Tổ trưởng Tổ Dân phố 1, huyện Phước Sơn, cho biết: Mặc dù trong thời gian qua, chình quyền địa phương và các cấp đã nổ lực tuyên truyền, từng bước đẩy lùi nạn tảo hôn, nhưng đến nay vẫn còn một vài trường hợp. Nhiều em quen biết qua mạng xã hội, rồi mang thai ngoài ý muốn, đến khi phát hiện thì chuyện đã muộn.

 “Phần lớn các trường hợp tảo hôn đều rơi vào gia đình có kinh tế khó khăn. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục vận động, tuyên truyền; đồng thời mong nhà trường và các bậc phụ huynh quan tâm hơn đến con em mình”, bà Minh cho biết.

Nhiều mô hình hay về phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống được triển khai trên địa bàn Phước Sơn.
Nhiều mô hình hay về phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống được triển khai trên địa bàn Phước Sơn.

Đâu là nguyên nhân

Không riêng gì T. và H., ở Phước Sơn, hiện nay có khoảng 17 trường hợp như vậy. Nhìn vào bảng số liệu từ Trung tâm Y tế huyện Phước Sơn cung cấp, không khỏi khiến cho nhiều người chạnh lòng. Trong số các trường hợp được liệt kê, có nhiều trường hợp các em làm đã làm mẹ khi mới 15 tuổi, như em Hồ Thị Minh N. (SN 2009, ở Phước Năng); em Hồ Thị L. (SN 2009, thị trấn Khâm Đức); em Hồ Thị Đ. (SN 2009, ở Phước Chánh)…cá biệt có em chỉ mới 14 tuổi như Hồ Thị Bích N. (SN 2010, xã Phước Hiệp).

Theo ông Nguyễn Văn Bằng, Trưởng phòng Dân tộc Phước Sơn: Trong những năm qua, nhờ làm tốt công tác tuyên truyền vận động, các trường hợp về hôn nhân cận huyết thống đã chấm dứt. Tuy nhiên, tình trạng tảo hôn vẫn còn diễn biến phức tạp. Trong giai đoạn trước đây, có thời điểm trên địa bàn lên đến 35 trường hợp tảo hôn, đến nay chỉ còn khoảng 17 trường hợp, trong đó nhiều nhất là ở Phước Thành, Phước Chánh.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tảo hôn, một trong đó chính là sự phát triển của công nghệ thông tin, mạng xã hội, sự du nhập của văn hóa ngoại lai, lối sống thử, thiếu kinh nghiệm giới tính của các em nhỏ. Một số em học sinh vì học lực yếu, xa gia đình, tuổi mới lớn có sự quan tâm của bạn khác giới nên dễ dẫn đến việc yêu đương sớm, có một số trường hợp xảy ra mang thai ngoài ý muốn phải nghỉ học, dẫn đến tảo hôn.

 Nhận thức của bộ phận thanh, thiếu niên về hệ lụy của tảo hôn ở Phước Sơn ngày càng được nâng lên.
Nhận thức của bộ phận thanh, thiếu niên về hệ lụy của tảo hôn ở huyện Phước Sơn ngày càng được nâng lên.

Sự phối hợp giữa nhà trường và các bậc phụ huynh chưa thường xuyên, một số hộ phụ huynh còn phó thác hết việc quản lý, dạy bảo con em cho nhà trường, ít quan tâm đến việc học tập cũng như nắm bắt tâm lý của các em, để động viên nhắc nhở. Một nguyên nhân nữa là, do điều kiện về kinh tế - xã hội ở một số thôn, xã còn đặc biệt khó khăn, nên ảnh hưởng đến nhận thức và cách tiếp cận thông tin của đồng bào. Nhiều người vẫn không biết tảo hôn là vi phạm pháp luật…

“Để giảm thiểu nạn tảo hôn, trong thời gian tới, chúng tôi sẽ đẩy mạnh việc tuyên truyền, vận động người dân chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật. Trong đó, tập trung tuyên truyền về những huệ lụy của tảo hôn, để từ đó người dân nâng cao nhận thức, chủ động phòng chống tảo hôn. Bên cạnh đó, đề nghị có chế tài nghiêm để giảm dần, tiến tới chấm dứt nạn tảo hôn”, ông Bằng cho biết thêm.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Ban Dân vận Trung ương khảo sát việc thực hiện công tác dân tộc tại huyện Mường Lát

Ban Dân vận Trung ương khảo sát việc thực hiện công tác dân tộc tại huyện Mường Lát

Ngày 28/10, Đoàn công tác của Ban Dân vận Trung ương do ông Triệu Tài Vinh - Phó Trưởng ban Dân vận Trung ương, làm Trưởng đoàn, đã khảo sát sơ kết 5 năm thực hiện Kết luận số 65-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về công tác dân tộc trong tình hình mới tại huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa.
Tin nổi bật trang chủ
Tôn vinh cây chè tổ ở Suối Giàng

Tôn vinh cây chè tổ ở Suối Giàng

Media - BDT - 2 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 28/10, có những thông tin đáng chú ý sau: Sau bão số 6, từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi mưa to, ngập lụt diện rộng và nguy cơ sạt lở đất. Chắp cách ước mơ" cho nhiều học sinh DTTS đến được bến bờ tri thức. “Tiếp lửa” truyền thống múa sư tử mèo cho thế hệ trẻ. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tết “Sử Giề Pà” của người Bố Y

Tết “Sử Giề Pà” của người Bố Y

Media - BDT - 3 giờ trước
Tết “Sử Giề Pà” hay còn có các tên gọi “Tết 8/4”, “Lễ Tạ ơn trâu thần”, được tổ chức vào ngày mồng 8 tháng 4 âm lịch. Đây là một trong những lễ hội lớn trong năm của người Bố Y, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai, hình thành qua câu chuyện truyền thuyết của người Bố Y về ngày trâu thần đã dẫn họ tìm được nguồn nước.
UAE trở thành Đối tác Toàn diện đầu tiên của Việt Nam tại Trung Đông

UAE trở thành Đối tác Toàn diện đầu tiên của Việt Nam tại Trung Đông

Thời sự - PV - 3 giờ trước
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Các Tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất (UAE), ngày 28/10, tại Abu Dhabi, sau lễ đón chính thức, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội đàm hẹp với Tổng thống UAE Sheikh Mohammed bin Zayed Al Nahyan. Nhân dịp này, hai Nhà lãnh đạo đã nhất trí nâng cấp quan hệ song phương lên Đối tác Toàn diện.
Yên Sơn (Tuyên Quang): Nữ Tổ trưởng tổ Tiết kiệm và vay vốn tận tâm, trách nhiệm với công việc

Yên Sơn (Tuyên Quang): Nữ Tổ trưởng tổ Tiết kiệm và vay vốn tận tâm, trách nhiệm với công việc

Gương sáng - Phương Linh - 4 giờ trước
Được ví như “cánh tay nối dài” của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), hơn 20 năm gắn bó với vai trò là Tổ trưởng Tổ Tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) thuộc Đoàn Thanh niên quản lý, bà Trần Thị Tầm là người Tổ trưởng cần cù, tâm huyết với công việc, là cầu nối chuyển tải nguồn vốn tín dụng chính sách đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn thôn Tân Lập. Qua đó góp phần quan trọng trong công cuộc giảm nghèo bền vững trên địa bàn xã Chiêu Yên, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.
Yên Bái: Quyết tâm vượt qua khó khăn thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững

Yên Bái: Quyết tâm vượt qua khó khăn thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững

Xã hội - Vân Khánh - 4 giờ trước
Tỉnh Yên Bái đang tích cực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững năm 2024, nhằm giúp người nghèo có điều kiện và cơ hội được học nghề, có việc làm, phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống và vươn lên thoát nghèo.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 43): Cấp bách bảo về tiếng nói và chữ viết của đồng bào DTTS?

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 43): Cấp bách bảo về tiếng nói và chữ viết của đồng bào DTTS?

Tiếng nói và chữ viết là một trong những yếu tố quan trọng làm nên bản sắc văn hóa của mỗi tộc người. Tuy nhiên, trong giai đoạn hội nhập và phát triển hiện nay, nhiều tiếng nói, chữ viết của các DTTS đang có nguy cơ bị mai một, bởi vậy việc bảo tồn, gìn giữ sự đa dạng về tiếng nói, chữ viết trong đời sống cộng đồng là vấn đề cấp thiết.
Phước Sơn (Quảng Nam) nỗ lực kéo giảm tình trạng tảo hôn: Tay ẵm tay bồng ru con bên cánh nôi buồn…(Bài 1)

Phước Sơn (Quảng Nam) nỗ lực kéo giảm tình trạng tảo hôn: Tay ẵm tay bồng ru con bên cánh nôi buồn…(Bài 1)

Công tác Dân tộc - T.Nhân – H.Trường - 4 giờ trước
Mặc dù được kéo giảm, song tình trạng tảo hôn vẫn đang là bài toán nan giải ở huyện nghèo Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam. Thay vì được đến trường như những bạn bè cùng trang lứa, nhiều em đang ở cái tuổi ăn chưa no, lo chưa tới, nhưng phải tay ẵm tay bồng ru con bên cánh nôi buồn…
Vấn nạn hướng nghiệp lệch lạc trên mạng xã hội

Vấn nạn hướng nghiệp lệch lạc trên mạng xã hội

Giáo dục - Hồng Phúc - 5 giờ trước
Lựa chọn ngành học, nghề nghiệp hiện nay đang là mối quan tâm hàng đầu của thanh niên, bởi họ là những người đang đứng trước ngưỡng cửa tự lập, đương đầu với cuộc sống, gây dựng tương lai cho chính mình. Tuy nhiên, hiện nay trên mạng xã hội xuất hiện một trào lưu cực kỳ tai hại, review (đánh giá), tư vấn lệch lạc, sai sự thật về các ngành học, khiến cho người trẻ và phụ huynh học sinh hoang mang, lo lắng.
Bình Gia (Lạng Sơn): Tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo

Bình Gia (Lạng Sơn): Tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo

Giảm nghèo bền vững - Minh Anh - 5 giờ trước
Từ đầu năm 2024 đến nay, UBND huyện Bình Gia (Lạng Sơn) đã tổ chức 12 lớp tập huấn cho đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo, với khoảng 800 người tham gia. Hoàn thành 100% kế hoạch đề ra.
Ia H’Drai (Kon Tum): Hỗ trợ sinh kế theo nhu cầu, phù hợp với điều kiện hộ nghèo

Ia H’Drai (Kon Tum): Hỗ trợ sinh kế theo nhu cầu, phù hợp với điều kiện hộ nghèo

Chương trình 1719 - Ngọc Chí - 5 giờ trước
Với phương châm hỗ trợ sinh kế cho người dân theo nhu cầu, những năm qua, huyện Ia H’Drai (Kon Tum) đã triển khai hiệu quả nguồn vốn đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719). Với cách làm thiết thực đã tạo được sự đồng thuận cao trong Nhân dân và các mô hình đang từng bước phát huy hiệu quả.
Kiên Giang: Nhiều thành quả quan trọng từ thực hiện Quyết tâm thư Đại hội các DTTS lần thứ III

Kiên Giang: Nhiều thành quả quan trọng từ thực hiện Quyết tâm thư Đại hội các DTTS lần thứ III

Công tác Dân tộc - Tào Đạt - Như Tâm - 5 giờ trước
Thực hiện Quyết tâm thư Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Kiên Giang lần thứ III năm 2019, trong 5 năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp đã tập trung chỉ đạo và tổ chức thực hiện hiệu quả các chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác dân tộc. Nhờ đó đến nay, diện mạo nông thôn, đô thị của Kiên Giang đã có nhiều đổi thay, chất lượng cuộc sống của Nhân dân được nâng lên.