Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phước Sơn (Quảng Nam): Người có uy tín đi đầu trong phát triển kinh tế gia đình

T.NHÂN-H.TRƯỜNG - 14:47, 20/10/2024

Những năm qua, đội ngũ Người có uy tín của đồng bào DTTS trên địa bàn huyện Phước Sơn đã phát huy vai trò nòng cốt trên các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, nhất là về phát triển kinh tế. Qua đó, góp phần xây dựng bản làng ngày càng đẹp hơn, nông thôn mới ngày càng được phát huy.

Người có uy tín tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Người có uy tín tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Huyện Phước Sơn (tỉnh Quảng Nam) có 54 Người có uy tín, trong đó có 14 già làng, 5 trưởng thôn, 3 cán bộ hưu trí và 32 thành phần khác. Họ là một trong những lực lượng tiên phong trong phát triển kinh tế hộ gia đình, là cầu nối tuyên truyền các chính sách của Đảng và Nhà nước đến với cộng đồng người dân địa phương. Với vai trò của mình, lực lượng Người có uy tín đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội ở địa phương.

Trong những năm qua, Người có uy tín ở Phước Sơn đã tích cực hưởng ứng các chính sách của Đảng và Nhà nước. Họ mạnh dạn trong thay đổi cách nghĩ cách làm, để phát triển kinh tế cho gia đình. Nói về làm kinh tế, không thể không nhắc đến Người có uy tín Hồ Văn Lắm (dân tộc Gié-Triêng, 44 tuổi, ở thôn 2, xã Phước Mỹ).

 Từ một gia đình khó khăn, chật vật với kinh tế, anh Lắm đã mạnh dạn vay vốn làm ăn, phát nương rẫy, để sản xuất, đến nay, gia đình anh thu nhập hàng trăm triệu mỗi năm, nhờ đó, các con được ăn học đầy đủ, gia đình bước sang trang mới.

Người có uy tín Hồ Văn Lắm là một trong những hạt nhân tích cực trong việc làm kinh tế, tuyên truyền chính sách đến với người dân.
Người có uy tín Hồ Văn Lắm là một trong những hạt nhân tích cực trong việc làm kinh tế, tuyên truyền chính sách đến với người dân.

Anh Lắm chia sẻ: Chỉ có làm kinh tế tốt thì mới thoát được cái nghèo, cái khó. Từ suy nghĩ đó, vợ chồng anh đã mạnh dạn khai hoang đất để trồng keo, dổi. Với diện tích keo hơn 7ha như hiện nay, mỗi đợt thu hoạch, vợ chồng anh “bỏ túi” từ 500-600 triệu đồng. Chưa dừng lại ở đó, anh đầu tư nuôi bò, ban đầu từ 2 con, sau thời gian chăm bẵm tốt, vợ chồng anh nay đã có đàn bò khoảng 30 con. Bên cạnh trồng keo, nuôi bò, gia đình anh còn mở rộng diện tích trồng lúa tím than, hiện đang cho thu nhập tốt.

“Làm một loại thì lâu có thu nhập, do đó, vợ chồng mình có gắng xen canh nhiều loại cây trồng, vật nuôi. Trồng keo, nuôi bò, nuôi gà là những “món” chủ lực, bên cạnh đó, vợ chồng đang tính mở rộng diện tích trồng dổi, trong thời gian tới tiếp tục phát cỏ, phát cây bụi, để trồng thêm một số loại cây ăn trái. Kinh tế mình vững, thì mới tuyên truyền được người khác nghe, từ đó việc tuyên truyền mới đi vào hiệu quả”, anh Lắm nói thêm.

Để minh chứng lời chia sẻ của mình, anh Lắm dùng chiếc xe máy chở chúng tôi một vòng quanh khu đất rẫy rộng gần chục hecta của gia đình. Trên đất rẫy, anh cho trồng nhiều diện tích keo, những cây keo hơn 2 năm tuổi xanh tốt. Cùng với đó, đàn bò được thả rong dọc theo những khu đất rẫy được vợ chồng anh chăm bẵm khéo. Những hàng dổi dài trải dọc cánh rừng sum suê trái, hứa hẹn mang về thu nhập thêm cho gia đình. Gặp vợ anh Lắm đang phát bụi rậm gần đó, chị nói,  làm rẫy nuôi bò thì cũng vất vả thật đấy, nhưng miễn làm được gì có thu nhập là vợ chồng không quản khó khăn.

Ở Phước Sơn, Người có uy tín làm kinh tế tốt như anh Lắm không hiếm. Đơn cử như anh Hồ Văn Chương, ngụ xã Phước Mỹ cũng là một điển hình về phát triển kinh tế, và tích cực tuyên truyền vận động người dân vươn lên làm kinh tế thoát nghèo.

 Anh Chương cho biết, phát huy vai trò của Người có uy tín ở địa phương, trong những năm qua, gia đình anh không ngừng nâng cao sản xuất, làm giàu cho gia đình, đồng thời hỗ trợ cho người dân địa phương cùng vươn lên thoát nghèo. Hiện nay, gia đình anh trồng khoảng 5ha keo và đàn bò 10 con. Với thu nhập ổn định hàng trăm triệu đồng mỗi năm, gia đình anh đang tiếp tục mở rộng diện tích trồng keo và nuôi thêm gà.

Không những làm kinh tế giỏi, anh Hồ Văn Chương còn là hạt nhân trong việc tuyên truyền người dân phát triển sản xuất, tuyên truyền cộng đồng về phòng chống tảo hôn, và tránh xa các hủ tục lạc hậu. Theo anh Chương, trước đây người dân còn ỷ lại vào trợ cấp, không lo làm ăn để cải thiện kinh tế gia đình. Anh cùng với lực lượng chức trách ở thôn thường xuyên tuyên truyền, vận động người dân mạnh dạn vay vốn làm ăn. Không những thế, với những kiến nghị của người dân về hỗ trợ cây giống, con giống đều được anh tiếp thu và báo cáo với cấp trên trong những cuộc họp, nhờ đó, những đề xuất của người dân nhanh chóng đến được với các cấp.

Những năm trước đây, tình trạng tảo hôn và hôn nhận cận huyết thống ở Phước Sơn còn cao. Anh Chương và một số Người có uy tín ở địa phương cũng là cầu nối của chính quyền tuyên truyền đến người dân những hệ lụy cũng như cách phòng chống. 

“Trước đây, mấy đứa nhỏ nhỏ cứ thích nhau là lấy nhau. Mà lấy nhau về thì khổ lắm, không biết dựa vào đâu, trong khi ba mẹ cũng khổ. Tảo hôn còn làm đánh mất cơ hội học tập, việc làm trong tương lai của các em, nên mình đứng ra tuyên truyền cho họ hiểu, để tránh xa”, anh Chương nói.

Ông Nguyễn Văn Bằng, Trưởng phòng Dân tộc huyện Phước Sơn, cho biết: Lực lượng Người có uy tín ở địa phương, gồm nhiều thành phần dân tộc khác nhau, khu vực sinh sống khác nhau, nhưng trong thời gian qua, họ đã thể hiện rất tốt vai trò của mình. Họ là hạt nhân trong sự phát triển của cộng đồng, góp phần vào sự khởi sắc của địa phương. Lực lượng này không những tuyên truyền chính sách đến cộng đồng, mà còn là những người đi đầu về phát triển kinh tế gia đình, đóng góp vào sự phát triển chung của địa phương. 

"Họ tích cực động viên, hướng dẫn con cháu, vận động Nhân dân trong thôn, tổ dân phố tham gia phát triển kinh tế; chịu khó nghiên cứu, sáng tạo, học hỏi cách làm hay, xóa bỏ tập quán canh tác lạc hậu”, ông Bằng, cho biết thêm.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Phiên Khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Phiên Khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Sáng 21/10, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Tâm đã có bài phát biểu quan trọng tại Phiên Khai mạc. Báo Dân tộc và Phát triển xin trân trọng giới thiệu đến cử tri, Nhân dân cả nước toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tại Phiên Khai mạc Kỳ họp thứ 8.
Bình Phước: Tập huấn nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường vùng DTTS và miền núi

Bình Phước: Tập huấn nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường vùng DTTS và miền núi

Công tác Dân tộc - Ngọc Thu - 1 giờ trước
Ngày 21/10, tại TP. Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước, Ủy ban Dân tộc phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh Bình Phước tổ chức Tập huấn nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường ở vùng DTTS và miền núi năm 2024.
Phước Sơn (Quảng Nam): Mỗi già làng, Người có uy tín là hạt nhân tuyên truyền pháp luật

Phước Sơn (Quảng Nam): Mỗi già làng, Người có uy tín là hạt nhân tuyên truyền pháp luật

Pháp luật - T.NHÂN-H.TRƯỜNG - 1 giờ trước
Phước Sơn là một huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam, có 22 thành phần DTTS sinh sống, trong đó chủ yếu là dân tộc Gié Triêng. Trong những năm qua, lực lượng Người có uy tín ở địa phương đã phát huy tốt vai trò của mình về công tác tuyên truyền pháp luật xóa bỏ các tập tục lạc hậu, xóa bỏ tảo hôn và tích trong công tác phổ biến đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước đến cộng đồng và người dân.
Hỗ trợ phụ nữ tham gia quá trình chuyển đổi số

Hỗ trợ phụ nữ tham gia quá trình chuyển đổi số

Khoa học - Công nghệ - Minh Nhật - 2 giờ trước
Rất nhiều lợi ích mà chuyển đổi số có thể mang lại cho phụ nữ, đặc biệt chị em phụ nữ dân tộc thiểu số (DTTS) như khả năng tiếp cận thông tin, tiếp cận thị trường, dịch vụ xã hội. Từ đó, chị em có cơ hội nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề và cơ hội tự phát triển bản thân…
Cà Mau: Đồng bào Khmer lưu truyền nghi lễ truyền thống dâng y cà sa

Cà Mau: Đồng bào Khmer lưu truyền nghi lễ truyền thống dâng y cà sa

Tin tức - Tào Đạt - Như Tâm - 2 giờ trước
Ngày 20/10, tại chùa Monivongsa (P.1, TP.Cà Mau, tỉnh Cà Mau) đã diễn ra Lễ dâng y Kathina theo truyền thống hàng năm của Phật giáo Nam tông Khmer. Chứng minh, tham dự buổi lễ có Hòa thượng Thạch Hà, Trưởng Ban Trị sự kiêm Trưởng Ban Tăng sự GHPGVN tỉnh Cà Mau, trụ trì chùa Monivongsa; chư Tăng tại bổn tự và các chùa trong tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, cùng gần 200 tín đồ Phật tử…
Ước mơ về

Ước mơ về "mái ấm" của nhiều hộ đồng bào DTTS ở Gia Lai đã thành hiện thực

Xã hội - Ngọc Thu - 2 giờ trước
Nhằm giúp các hộ nghèo người DTTS có mái ấm để an cư, thời gian qua, các ngành, địa phương trong tỉnh Gia Lai đã tích cực huy động các nguồn lực hỗ trợ xây dựng nhà ở, tạo điều kiện giúp cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững.
Vấn đề - Sự kiện ( Tuần 42): Khủng hoảng nước đe dọa sự phát triển của vùng đồng bào DTTS và miền núi?

Vấn đề - Sự kiện ( Tuần 42): Khủng hoảng nước đe dọa sự phát triển của vùng đồng bào DTTS và miền núi?

Ủy ban Kinh tế Nước toàn cầu vừa công bố báo cáo “Kinh tế của nước: Đánh giá chu trình thủy văn như một tài sản chung toàn cầu”, đưa ra những cảnh báo nghiêm trọng về cuộc khủng hoảng nước hiện nay. Dưới tác động của biến đổi khí hậu, tình trạng khủng hoảng nước ngày càng trầm trọng. Điều này không chỉ làm gia tăng rủi ro thiên tai mà còn tạo áp lực vô cùng lớn đến mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung, vùng đồng bào DTTS và miền núi nói riêng. Chương trình Vấn đề - Sự kiện tuần này của Báo Dân tộc và Phát triển bàn về vấn đề: Khủng hoảng nước đe dọa sự phát triển của vùng đồng bào DTTS và miền núi?
Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Đắk Lắk lần thứ IV, năm 2024: Kỳ vọng tiếp tục thúc đẩy vùng đồng bào DTTS phát triển mạnh mẽ

Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Đắk Lắk lần thứ IV, năm 2024: Kỳ vọng tiếp tục thúc đẩy vùng đồng bào DTTS phát triển mạnh mẽ

Công tác Dân tộc - Lê Hường (thực hiện) - 2 giờ trước
Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Đắk Lắk lần thứ IV, năm 2024 sẽ diễn ra vào ngày 24 - 25/10 tại TP.Buôn Ma Thuột. Trước thềm sự kiện chính trị quan trọng, ngày hội đại đoàn kết các dân tộc trên địa bàn, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Kính, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk về công tác chuẩn bị và kỳ vọng mà Đại hội đặt ra.
Bắc Hà (Lào Cai): Đưa lễ hội truyền thống thành sản phẩm du lịch đặc trưng

Bắc Hà (Lào Cai): Đưa lễ hội truyền thống thành sản phẩm du lịch đặc trưng

Sắc màu 54 - Hào Hương - 2 giờ trước
Bắc Hà là địa phương có đông đồng bào DTTS (gần 60.000 người), thuộc 14 dân tộc anh em cùng sinh sống; mỗi dân tộc đều có những lễ hội truyền thống riêng. Thực hiện chủ trương của tỉnh về phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, các lễ hội truyền thống của đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện đã và đang trở thành những sản phẩm du lịch đặc trưng, mà một trong những điều điều làm nên đặc trưng ấy chính là các lễ hội đều được gìn giữ nguyên dạng bản sắc.
Cử tri và Nhân dân mong muốn Đảng và Nhà nước có chủ trương, chính sách đảm bảo an toàn cho Nhân dân trước tác động của biến đổi khí hậu

Cử tri và Nhân dân mong muốn Đảng và Nhà nước có chủ trương, chính sách đảm bảo an toàn cho Nhân dân trước tác động của biến đổi khí hậu

Thời sự - Hoàng Quý - 2 giờ trước
Sáng 21/10, tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến đã trình bày Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân gửi đến Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Giải quyết 2.238 kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Giải quyết 2.238 kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Thời sự - Hoàng Quý - 2 giờ trước
Tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã nghe Trưởng Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội Dương Thanh Bình trình bày Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Độ ẩm đất bão hòa, cảnh báo lũ quét, sạt lở tại 5 tỉnh miền trung

Độ ẩm đất bão hòa, cảnh báo lũ quét, sạt lở tại 5 tỉnh miền trung

Thời sự - Minh Nhật - 2 giờ trước
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, dự báo, trong những giờ tới, khu vực các tỉnh Hòa Bình, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam và Quảng Ngãi có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Cảnh báo nguy cơ xảy ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc tại các khu vực trên.