Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phong tục đón Tết Dương lịch tại một số nước trên thế giới

PV - 09:30, 01/01/2024

Tết Dương lịch đánh dấu sự khép lại của một năm cũ và mở màn một năm mới với hy vọng về những điều tốt đẹp phía trước. Vào thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, mọi người ở khắp nơi trên thế giới đều có phương thức chào đón năm mới thật độc đáo, mang đậm nét văn hóa riêng của từng đất nước.

Ở Đức, tất cả các Lễ hội Đêm Giao thừa đều xoay quanh một hoạt động khá độc đáo được gọi là Bleigießen, hay còn gọi là đổ chì để dự đoán về tương lai trong năm mới. (Ảnh: RTL)
Ở Đức, tất cả các Lễ hội Đêm Giao thừa đều xoay quanh một hoạt động khá độc đáo được gọi là Bleigießen, hay còn gọi là đổ chì để dự đoán về tương lai trong năm mới. (Ảnh: RTL)

Đức

Cũng như các quốc gia khác trên thế giới, Tết Dương lịch, ngoài pháo hoa, champagne và các cuộc tụ họp gia đình, bạn bè, người Đức còn có tập tục nhỏ một giọt chì nóng chảy vào nước lạnh và dự đoán tương lai tương tự như người Phần Lan. Ngoài ra, một phần thực phẩm ăn vào đêm giao thừa sẽ được để lại trên đĩa cho đến nửa đêm, tượng trưng cho nguồn thực phẩm sẽ luôn dồi dào trong năm tới.

Ở nông thôn Đức còn lưu giữ một phong tục cổ xưa, đó là “thi leo cây”. Các chàng trai thi nhau treo lên nhưng cái cây nhẵn bóng, người leo giỏi nhất được coi là “anh hùng năm mới”.

Trước giao thừa 15 phút, người Đức sẽ ngồi yên ở trên ghế. Lúc chuông đồng hồ điểm thời khắc qua năm mới, họ sẽ bước xuống ghế và ném một vật nặng ra phía sau, ngụ ý quăng đi những tai họa, xui xẻo của năm cũ để tiến tới một năm mới hạnh phúc, bình an. Trẻ em tập hợp thành những nhóm nhạc với những chiếc kèn Harmonica và phong cầm đem đến một bầu không khí náo nhiệt trên khắp các đường phố. Người lớn thì cầm trong tay những lá cờ rực rỡ màu sắc theo sau ca hát đón chào năm mới.

Ngày nay, bàn tiệc đón giao thừa của người dân Đức ngày càng đơn giản hơn. Bữa tiệc đón năm mới ngoài những món ăn, vật dụng mang biểu tượng may mắn và thịnh vượng thì chủ yếu là Buffet. Các thành viên trong gia đình, ngồi quây quần hàng giờ bên nhau trong một bầu không khí ấm áp và thưởng thức các món ăn đặc sắc của đêm Giao thừa.

Phần Lan

Người dân Phần Lan đón chào năm mới từ đêm 31/12 đến 1/1. Đối với người dân Phần Lan, đây là một ngày vô cùng quan trọng, vì vậy họ đã chuẩn bị một vài tuần trước đó với hi vọng sẽ có một ngày lễ trọn vẹn, đầm ấm bên gia đình và người thân. Họ sẽ trang trí nhà cửa bằng ruy băng đỏ, bằng các cây nến đó là tượng trưng cho ánh sáng của sự thịnh vượng.

Trong đêm giao thừa, người Phần Lan sẽ nung chảy một miếng thiếc nhỏ, rồi đổ vào cốc nước. Họ tin rằng hình dạng miếng thiếc tạo thành sẽ dự đoán cho tương lai của chủ nhân. Nếu mảnh thiếc có hình trái tim thì là dấu hiệu của hôn lễ, nếu là con thuyền thì báo hiệu cho các chuyến đi, còn hình con lợn mang ý nghĩa gia đình sẽ rất sung túc trong năm tới…

Hầu hết các món ăn trên bàn ăn trong ngày lễ của người Phần Lan là các món cá. Những con cá sẽ được nướng, muối và cá hồi hun khói, cá trích... Năm mới ở Phần Lan sẽ không trọn vẹn nếu thiếu món Salad củ cải, được tẩm với giấm và kem.

Ở Đan Mạch, người ta quan niệm nhiều đồ sành sứ bị đập vỡ trước cửa nhà đêm giao thừa là điều may mắn. (Ảnh: bigseventravel.com)
Ở Đan Mạch, người ta quan niệm nhiều đồ sành sứ bị đập vỡ trước cửa nhà đêm giao thừa là điều may mắn. (Ảnh: bigseventravel.com)

Đan Mạch

Đối với người dân phương Đông thì dịp năm mới rất kỵ chén, đĩa vỡ vì đây được xem là điềm xui. Tuy nhiên, ở Đan Mạch, phong tục chào đón năm mới lại là đập vỡ những chiếc đĩa cũ.

Vào đêm giao thừa, người dân Đan Mạch ném bỏ những chiếc đĩa cũ kỹ, sứt mẻ vào cửa nhà hàng xóm, bạn bè của mình. Nhiều người tin rằng đây là cách giúp xua đuổi vận đen. Họ tin rằng, vào sáng mùng 1, căn nhà nào có càng nhiều bát đĩa vỡ thì năm tới sẽ gặp càng nhiều may mắn.

Đêm giao thừa được đánh dấu bằng hai tin quan trọng trên radio và truyền hình, Hoàng gia Đan Mạch sẽ phát biểu chúc mừng toàn dân nhân dịp năm mới trên các phương tiện truyền thông vào 6h chiều và âm thanh của chiếc đồng hồ Tòa thị chính lúc nửa đêm tại Copenhagen. Thực đơn trong bữa tiệc đêm giao thừa sẽ gồm các món ăn như cá tuyết hấp, cải bắp xoăn hầm và đùi lợn quay hoặc rán.

CH Séc

Trong đêm mừng năm mới, mọi người trong gia đình quầy quần tại bàn ăn, trên bàn có một quả táo được cắt làm đôi. Người Séc tin rằng, nếu lõi quả táo có hình ngôi sao thì năm đó những người có mặt sẽ có sức khỏe dồi dào và gặp nhiều may mắn. Còn nếu quả táo có hình cây thánh giá đan chéo, e rằng năm đó sẽ có người không được khỏe mạnh.

Vào buổi tối cuối cùng của năm, trên bàn tiệc của các gia đình người Séc không thể thiếu món cháo tấm. Người ta tin rằng cháo tấm sẽ mang lại cơ hội “tiền vào như nước”. Thịt chim và thịt thỏ là hai món kiêng kỵ nếu không muốn sang năm mới điều may mắn sẽ “bay vọt như chim và lủi nhanh như thỏ”.

Hy Lạp

Theo truyền thống, một củ hành tây thường được treo trên cửa trước của những ngôi nhà tại Hy Lạp. Hình ảnh này mang ý nghĩa của sự tái sinh trong năm mới. Ngoài ra, vào ngày Tết, cha mẹ sẽ đánh thức con dậy bằng cách dùng hành tây gõ nhẹ vào đầu chúng.

Năm mới của người Hy Lạp sẽ mất đi những bản sắc vốn có của mình nếu thiếu đi phong tục làm bánh mỳ với đồng tiền mừng xuân có tên Vassilopita. Đây là một loại bánh mỳ nướng rất to có hình tròn bên trong có nhét một đồng xu. Vào bữa tiệc năm mới, nếu ai may mắn ăn được miếng bánh có đồng xu có nghĩa là người đó sẽ được nhiều tiền bạc và tài lộc trong năm sau.

Mexico

Vào dịp Tết, bánh Tamales được người dân Mexico rất ưa chuộng, nó khá giống với cách làm bánh của Việt Nam khi cũng sử dụng một lớp lá bên ngoài để gói bánh sau đó mới đem luộc. Bánh Tamales được làm từ bột ngô, mỡ, thịt, cá và một số loại rau đặc trưng đem thái nhỏ trộn đều với nhau rồi sử dụng lá chuối hoặc lá ngô gói hỗn hợp này lại rồi đem luộc hoặc hấp chín.

Vào năm mới, bánh Tamales thường được dùng với súp Menudo truyền thống - bát súp độc đáo có khả năng chữa bệnh.

Khu vực Nam Mỹ: Một món ăn truyền thống chính ở Nam Mỹ - Hoppin' John là một món ăn của đậu mắt đen (tượng trưng cho tiền xu) hoặc đậu đũa kết hợp cùng thịt lợn và cơm, thường ăn kèm cải búp hoặc bánh mì bắp (màu sắc của vàng). Các món ăn được cho là mang lại may mắn trong năm mới.

Lễ hội Hogmanay tại Scotland thu hút nhiều du khách tới trải nghiệm. Ảnh: Culture Trip
Lễ hội Hogmanay tại Scotland thu hút nhiều du khách tới trải nghiệm. Ảnh: Culture Trip

Scotland

Giống như ở Việt Nam, tại Scotland cũng có tập tục xông đất đầu năm mới. Để đón may mắn vào nhà, người dân thường mời những người đàn ông cao lớn và đẹp trai ghé thăm trong thời khắc đầu tiên của năm mới. Gia chủ tin rằng đàn ông đẹp trai là những người may mắn nhất, có thể quyết định vận may của mình suốt 12 tháng trong năm mới.

Người xông đất sẽ mang theo những quà tặng truyền thống như một cục than, muối, bánh qui shortbread hoặc bánh ngọt trái cây black bun, cùng một chai rượu wee dram (một loại whisky của Scotland), một nhánh cây thường xanh, và một đồng bạc. Tất cả tượng trưng cho lời chúc gia chủ một năm mới may mắn, thịnh vượng.

Đêm trước ngày tết dương lịch, mỗi gia đình người Scotland đều rải một ít tiền vàng ngay trước cửa nhà. Mặc dù không có người trông chừng, nhưng cả trộm cướp và người ăn xin khi nhìn thấy những đồng tiền này cũng không bao giờ nhặt lấy. Bởi vì theo phong tục ở đây, rải tiền vàng trước cửa vào trước đêm giao thừa, hôm sau khi năm mới đến, sớm tinh mơ vừa mở cửa liền nhìn thấy ngay tiền vàng sẽ mang lại nhiều tài lộc, ý nghĩa là “nhìn thấy phát tài“.

Vào đêm giao thừa, người Scotland tổ chức ngày hội Hogmanay, những người đàn ông diễu hành trên phố và mang theo ngọn đuốc lớn, tung qua hai tay rồi thổi mạnh. Theo quan niệm, những ngọn lửa này sẽ mang lại ánh sáng và sự trong sạch cho năm mới. Người Scotland cho rằng sẽ không thể có năm mới khi năm cũ chưa qua, bởi năm cũ được cho là tai ương và cần phải xua đuổi đi. Họ có phong tục diễu hành quanh thành phố với hình nộm của Thần chết và sau đó đốt cháy, đổ xuống sông hoặc chôn xuống đất. Hình nộm này có thể được làm bằng rơm, cành khô hoặc giẻ rách và được gọi là Auld Wife. Tại một số làng quê, người ta thắp sáng những thùng nhựa đường và lăn dọc các con phố với niềm tin rằng năm cũ sẽ bị đốt cháy cùng với những rủi ro và năm mới sẽ được đến cùng với những may mắn. Người Scotland còn đốt bụi cây bách xù trong nhà để xua đi vi trùng và bệnh tật./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Ủy ban Dân tộc công bố Quyết định về công tác cán bộ

Ủy ban Dân tộc công bố Quyết định về công tác cán bộ

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - 1 giờ trước
Chiều 21/5, Ủy ban Dân tộc tổ chức Hội nghị trao quyết định về công tác cán bộ cho công chức, viên chức quản lý thuộc Ủy ban Dân tộc. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh Chủ trì Hội nghị. Tham dự Hội nghị có các Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm: Nông Quốc Tuấn, Nông Thị Hà; đại diện lãnh đạo các vụ, đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc.
Nuôi hươu sao - Mô hình kinh tế mới ở huyện biên giới Ia H’Drai

Nuôi hươu sao - Mô hình kinh tế mới ở huyện biên giới Ia H’Drai

Kinh tế - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Huyện biên giới Ia H’Drai (Kon Tum) có hơn 60% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống; đa phần người dân đều làm công nhân cho các Công ty cao su trên địa bàn huyện. Tận dụng thời gian nhàn rỗi, nhiều hộ dân đã quyết định đầu tư vào mô hình nuôi hươu sao và chế biến sâu các sản phẩm từ nhung hươu để kiếm thêm thu nhập, hướng đến làm giàu trên vùng đất khó.
Mạo danh cán bộ ngân hàng lừa đảo chiếm đoạt hơn 80 tỷ đồng

Mạo danh cán bộ ngân hàng lừa đảo chiếm đoạt hơn 80 tỷ đồng

Pháp luật - Vũ Mừng - 1 giờ trước
Công an tỉnh Hà Giang vừa tiến hành bắt tạm giam đối tượng Trần Trung Hiếu (sinh năm 1994), trú tại Tổ 7, phường Nguyễn Trãi, Tp. Hà Giang, tỉnh Hà Giang về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, quy định tại khoản 4 Điều 174 Bộ luật Hình sự.
Cách cúng Lễ Phật đản rằm tháng 4 tại nhà

Cách cúng Lễ Phật đản rằm tháng 4 tại nhà

Xã hội - Minh Nhật - 1 giờ trước
Vào ngày Phật Đản, các Phật tử không sát sinh, mọi người đều ăn chay, lau dọn vệ sinh nhà cửa, chuẩn bị lễ cúng chu đáo, thận trọng lời ăn tiếng nói.
Gia Lai: Lắng nghe tâm tư, nguyện vọng cán bộ lãnh đạo, quản lý và viên chức ngành Giáo dục

Gia Lai: Lắng nghe tâm tư, nguyện vọng cán bộ lãnh đạo, quản lý và viên chức ngành Giáo dục

Giáo dục - Ngọc Thu - 2 giờ trước
Ngày 21/5, tại Tp. Pleiku, Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai đã tổ chức hội nghị tiếp xúc, đối thoại với cán bộ lãnh đạo, quản lý và viên chức ngành Giáo dục. Dự hội nghị, có lãnh đạo tỉnh Gia Lai, các sở, ban, ngành có liên quan cùng 164 đại biểu đại diện cho cán bộ lãnh đạo, quản lý và viên chức ngành Giáo dục tỉnh Gia Lai.
Tin trong ngày - 20/5/2024

Tin trong ngày - 20/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 20/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Khai mạc Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV. Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Trường Sơn - Chân trần chí thép”. Bí thư Chi bộ người Mông năng động, làm kinh tế giỏi. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Vĩnh Phúc: Công nhận 121 Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS

Vĩnh Phúc: Công nhận 121 Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS

Người có uy tín - Văn Hoa - Thế Dương - 2 giờ trước
Thực hiện Quyết định số 28/2023/QĐ-TTg ngày 23/11/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg ngày 6/3/2018 về tiêu chí lựa chọn, công nhận Người có uy tín và chính sách đối với Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Đến nay 100% các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành Quyết định phê duyệt, công nhận Người có uy tín năm 2024.
AFF Cup 2024: Đội tuyển Việt Nam cùng bảng đấu với các đội tuyển Indonesia, Philippines, Myanmar và Lào

AFF Cup 2024: Đội tuyển Việt Nam cùng bảng đấu với các đội tuyển Indonesia, Philippines, Myanmar và Lào

Thể thao - Hoàng Minh - 2 giờ trước
Liên đoàn Bóng đá Đông Nam Á (AFF) vừa tổ chức Lễ bốc thăm chia bảng AFF Cup 2024 tại thủ đô Hà Nội. Đội tuyển Việt Nam rơi vào bảng B, cùng các đội tuyển Indonesia, Philippines, Myanmar và Lào.
Đắk Lắk: Điểm hỗ trợ Thông tin - Văn hóa - Du lịch huyện Lắk chính thức hoạt động

Đắk Lắk: Điểm hỗ trợ Thông tin - Văn hóa - Du lịch huyện Lắk chính thức hoạt động

Du lịch - Lê Hường - 2 giờ trước
Ngày 20/5, UBND huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức Lễ khánh thành và chính thức đưa vào hoạt động Điểm hỗ trợ Thông tin - Văn hóa - Du lịch huyện Lắk.
Thanh Hóa nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho người dân biên giới

Thanh Hóa nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho người dân biên giới

Tin tức - Quỳnh Trâm - 2 giờ trước
Ngày 21/5, tại huyện Mường Lát (tỉnh Thanh Hóa), Sở Ngoại vụ phối hợp với Ủy ban Biên giới Quốc gia (Bộ Ngoại giao), Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Ban Dân tộc và UBND huyện Mường Lát tổ chức Hội nghị tập huấn tuyên truyền phổ biến pháp luật, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về biên giới lãnh thổ quốc gia.
Quốc hội thảo luận về nội dung dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản

Quốc hội thảo luận về nội dung dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản

Thời sự - Hoàng Quý - 2 giờ trước
Chiều 21/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội thảo luận phiên toàn thể tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản.