Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Trang địa phương

Phát triển toàn diện vùng DTTS và miền núi của Hà Nội

H. Thanh - 15:54, 21/01/2023

Với việc triển khai hiệu quả các chương trình, dự án đầu tư, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội... vùng đồng bào DTTS và miền núi của Thủ đô hiện đã có nhiều thay đổi rõ nét và đầy ấn tượng. Đón năm mới 2023, mừng Xuân Quý Mão, ông Lê Hồng Sơn, Phó Chủ tịch thường trực UBND TP. Hà Nội đã có những chia sẻ với Báo Dân tộc và Phát triển xung quanh những thành tựu vượt bậc vùng đồng bào DTTS và miền núi của Thủ đô cũng như những định hướng phát triển vùng trong thời gian tới.

Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Lê Hồng Sơn thăm tặng quà cán bộ lão thành cách mạng huyện Chương Mỹ
Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Lê Hồng Sơn thăm tặng quà cán bộ lão thành cách mạng huyện Chương Mỹ

Diện mạo vùng đồng bào DTTS và miền núi của Thủ đô hiện như thế nào kể từ thời điểm Hà Nội mở rộng địa giới hành chính cho đến nay, thưa Ông?

Ông Lê Hồng Sơn: Sau khi mở rộng địa giới hành chính (năm 2008), Hà Nội có hơn 30 ngàn ha diện tích là vùng DTTS và miền núi, chiếm khoảng 10% diện tích tự nhiên của Thành phố. Địa bàn sinh sống tập trung của đồng bào DTTS của Thủ đô, với 50/53 thành phần DTTS ở 13 xã và 1 thôn thuộc 5 huyện: Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ và Mỹ Đức. Sau nhiều năm triển khai đồng bộ, hiệu quả các chương trình, dự án đầu tư, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội, vùng đồng bào DTTS và miền núi của Thủ đô đã chuyển biến rõ nét.

Đến thời điểm này, 100% xã thuộc vùng đã đạt chuẩn nông thôn mới; thu nhập bình quân đầu người bình quân toàn vùng đạt trên 50 triệu đồng/người/năm; 100% các xã vùng đồng bào DTTS đạt chuẩn quốc gia về y tế, 100% người dân được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí; 100% hộ gia đình được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh… Đây là dấu ấn phát triển, là tiền đề cho chặng đường mới để Thành phố tiếp tục tập trung phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi của Thủ đô.

Ông có thể chia sẻ những điểm nhấn trong việc huy động nguồn lực để phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi Thủ đô?

Ông Lê Hồng Sơn: Ở mỗi giai đoạn, Thành phố đã ban hành các cơ chế, chính sách đặc thù để phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi của Thủ đô, đảm bảo phù hợp, hiệu quả. Trong đó, giai đoạn 2016 - 2020, HĐND Thành phố đã ban hành nghị quyết phê duyệt kinh phí 1.000 tỷ đồng đầu tư 69 dự án phát triển kinh tế - xã hội ở địa bàn này.

Giai đoạn 2021 – 2025, Hà Nội dự kiến bố trí tổng kinh phí 2.144,523 tỷ đồng từ ngân sách Thành phố để triển khai thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi theo Quyết định 1719/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó, Thành phố dự kiến đầu tư 121 dự án với tổng vốn 1.647,702 tỷ đồng. Hiện Thành phố đã bố trí 935,700 tỷ đồng, đã giải ngân đạt trên 80% theo kế hoạch. Còn với nguồn vốn sự nghiệp (496,821 tỷ đồng), đến nay Thành phố đã bố trí 5,879 tỷ đồng, đã giải ngân đạt trên 90% theo kế hoạch.

Phụ nữ dân tộc Mường, huyện Ba Vì biểu diễn cồng chiêng
Phụ nữ dân tộc Mường, huyện Ba Vì biểu diễn cồng chiêng

Sự hiện diện của 50/53 thành phần DTTS chứng tỏ Hà Nội là nơi hội tụ, kết tinh và lan tỏa các giá trị văn hóa của dân tộc Việt Nam. Thành phố đã có những cơ chế, chính sách gì để bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các DTTS, thưa ông?

Ông Lê Hồng Sơn: Hà Nội là Thủ đô. Bên cạnh số lượng người DTTS sinh sống tập trung tại 5 huyện thì đồng bào các DTTS cư trú đan xen ở 30/30 quận, huyện của Thành phố. Dù xuất phát điểm như thế nào thì tất cả đều giữ được hình ảnh các DTTS đoàn kết trong cộng đồng dân tộc Việt Nam. Hà Nội luôn tạo điều kiện thuận lợi để đồng bào DTTS trên địa bàn phát huy nội lực, đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng Thủ đô và đất nước.

Để phát huy bản sắc văn hóa truyền thống các DTTS, các huyện có đồng bào DTTS sinh sống tập trung đều đã xây dựng và thực hiện hiệu quả “Đề án khôi phục, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống các DTTS đến năm 2020”. Việc duy trì và thành lập mới các đội cồng chiêng dân tộc Mường; mua sắm nhạc cụ, trang phục truyền thống; tổ chức các hoạt động văn hóa... vừa tạo ra không khí vui tươi, phấn khởi vừa là cơ sở để xây dựng đời sống văn hóa mới. Đặc biệt, Thành phố đã xây dựng được 46 công trình nhà văn hóa thôn, bản, tăng cường chất lượng thiết chế văn hóa ở vùng đồng bào DTTS và miền núi của Thủ đô.

Hành trình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa các DTTS ở Hà Nội thời gian qua đã góp phần không nhỏ xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, nâng cao dân trí, xóa đói giảm nghèo. Giai đoạn 2021 – 2025, việc bảo tồn giá trị văn hóa DTTS trên địa bàn Thủ đô bước vào một hành trình mới khi Thành phố triển khai Dự án 6 “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS.

Phát huy vai trò của đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS vừa là nhiệm vụ chính trị, vừa là giải pháp quan trọng để thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc. Ông đánh giá gì về nhận định này, trên cơ sở thực tế vùng đồng bào DTTS và miền núi của Thủ đô?

Ông Lê Hồng Sơn: TP. Hà Nội luôn xác định lực lượng Người có uy tín trong đồng bào DTTS là “cánh tay nối dài” của chính quyền và ngành chức năng trong phát triển kinh tế, xóa bỏ các tập tục lạc hậu, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống… Để phát huy vai trò của họ, ngoài các chính sách được quy định tại Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg ngày 06/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ, thì Thành phố đã ban hành chính sách riêng để động viên, khuyến khích Người có uy tín.

Cụ thể, thực hiện Nghị quyết số 16/2021/NQ-HĐND ngày 8/12/2021 của HĐND TP. Hà Nội, từ tháng 1/2022 đến nay, Người có uy tín trong đồng bào DTTS trên địa bàn Thành phố được hưởng mức hỗ trợ hằng tháng bằng 50% mức lương cơ sở/người/tháng (745 nghìn đồng). Tính đến hết tháng 12/2022, Thành phố đã hỗ trợ 1 tỷ 130 triệu đồng cho 152 Người có uy tín trên địa bàn.

Chính sách hỗ trợ hằng tháng đã động viên Người có uy tín phát huy tốt vai trò, trách nhiệm của mình tại địa phương. Trong thời gian tới, Thành phố sẽ tham mưu trình cấp có thẩm quyền xây dựng, ban hành chính sách mua bảo hiểm y tế cho Người có uy tín không thuộc thành phần hưu trí, gia đình chính sách, gia đình có công. Đây sẽ là nguồn động viên to lớn để Người có uy tín phát huy tốt vai trò của mình với cộng đồng.

Trân trọng cảm ơn ông!

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Trắng đêm giữ đất

Trắng đêm giữ đất

Ấy là câu chuyện người dân xã Đồng Văn (Thanh Chương, Nghệ An) đốt lửa, dựng lều, căng băng rôn, đánh trống... suốt ngày đêm, chỉ để xua đuổi đơn vị khai thác cát đang “hoành hành” ngay khúc sông quê nhà. Câu chuyện giữ đất, giữ làng trước nguy cơ sạt lở chưa bao giờ lại nóng bỏng đến vậy.
Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Media - BDT - 2 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 4/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt. Chùa Dơi Sóc Trăng. Những người con của bản. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lạ lùng thúng chai Việt

Lạ lùng thúng chai Việt

Giải trí - Bích Đào - 2 giờ trước
Thúng chai (thuyền thúng) từ lâu đã được mệnh danh là “trí khôn sông nước Việt”. Một phương tiện truyền thống đặc hữu của các tàu cá xa đất liền. Với ngư dân miền Trung, ra biển mà không có thúng chai thì ngang với… cụt tay.
Cao Bằng: Các tổ chức tôn giáo tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội

Cao Bằng: Các tổ chức tôn giáo tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 2 giờ trước
Thời gian qua, với sự hỗ trợ và tạo điều kiện từ chính quyền các cấp, đời sống tinh thần và tự do tín ngưỡng của đồng bào các DTTS tại tỉnh Cao Bằng được bảo đảm, góp phần quan trọng vào sự ổn định và phát triển của địa phương. Những nỗ lực này giúp đồng bào thực hiện đức tin, góp phần xây dựng cộng đồng gắn bó, đoàn kết và phát triển bền vững.
Trắng đêm giữ đất

Trắng đêm giữ đất

Xã hội - An Yên - 2 giờ trước
Ấy là câu chuyện người dân xã Đồng Văn (Thanh Chương, Nghệ An) đốt lửa, dựng lều, căng băng rôn, đánh trống... suốt ngày đêm, chỉ để xua đuổi đơn vị khai thác cát đang “hoành hành” ngay khúc sông quê nhà. Câu chuyện giữ đất, giữ làng trước nguy cơ sạt lở chưa bao giờ lại nóng bỏng đến vậy.
Thác Công chúa - Một kiệt tác thiên nhiên ở Gia Lai

Thác Công chúa - Một kiệt tác thiên nhiên ở Gia Lai

Du lịch - Ngô Xuân Hiền - 2 giờ trước
Một trong những ngọn thác đẹp nhất ở Tây Nguyên đó là thác Công chúa thuộc làng Mơng, xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Pah, tỉnh Gia Lai. Nhiều người vẫn chưa biết đến ngọn thác tuyệt đẹp này, dù thác chỉ cách trung tâm thành phố Pleiku chừng 40km. Bởi vậy, nhiều người ví von thác Công chúa như nàng công chúa ngủ trong rừng.
Khám phá lịch sử và văn hóa trà

Khám phá lịch sử và văn hóa trà

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 3/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Khám phá lịch sử và văn hóa trà. Quần thể di tích chùa Hương. Canh tác cà phê thông minh. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Xuất khẩu rau quả sụt giảm do đâu?

Xuất khẩu rau quả sụt giảm do đâu?

Kinh tế - Thanh Phong - 2 giờ trước
Theo thống kê mới nhất của Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT), giá trị xuất khẩu hàng rau quả tháng 3 ước đạt 450 triệu USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu hàng rau quả quý I đạt hơn 1,1 tỷ USD, giảm 11,3% so với cùng kỳ năm 2024. Như vậy tính cả quý, các doanh nghiệp Việt Nam đã hụt thu lên tới hơn 2.800 tỷ đồng.
Đề nghị công nhận bia Ma Nhai ở Nghệ An là Bảo vật quốc gia

Đề nghị công nhận bia Ma Nhai ở Nghệ An là Bảo vật quốc gia

Tìm trong di sản - Minh Nhật - 2 giờ trước
Bia Ma Nhai, một di tích lịch sử quan trọng, đặc sắc của vùng đất Con Cuông, đang được tỉnh Nghệ An làm hồ sơ đề nghị công nhận Bảo vật quốc gia.
Lễ hội Quà tặng du lịch Hà Nội: Điểm đến với nhiều hoạt động hấp dẫn từ ngày 11-13/4

Lễ hội Quà tặng du lịch Hà Nội: Điểm đến với nhiều hoạt động hấp dẫn từ ngày 11-13/4

Du lịch - Minh Nhật - 2 giờ trước
Từ ngày 11- 13/4, Sở Du lịch Hà Nội tổ chức chương trình Lễ hội Quà tặng du lịch năm 2025 với chủ đề
Thanh Hóa long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng Chiến thắng

Thanh Hóa long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng Chiến thắng

Tin tức - Quỳnh Trâm - 2 giờ trước
Tối 3/4, tỉnh Thanh Hóa long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng Chiến thắng (3, 4/4/1965 - 3, 4/4/2025).
Khám phá lịch sử và văn hóa trà

Khám phá lịch sử và văn hóa trà

Media - BDT - 23:10, 03/04/2025
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 3/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Khám phá lịch sử và văn hóa trà. Quần thể di tích chùa Hương. Canh tác cà phê thông minh. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.