Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Những ngôi trường vắng bóng học sinh: Trường học bỏ hoang (Bài 1)

Lê Hường - 14:24, 23/05/2022

Trong khi nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Đắk Nông còn thiếu trường, thiếu lớp, học sinh phải học tạm trong những phòng học xuống cấp, mượn cơ sở vật chất của địa phương để duy trì việc dạy và học thì ở một số địa phương của tỉnh nghèo này , lại có những trường học được được đầu tư hàng chục tỉ đồng, cơ sở vật chất khang trang, hiện đại nhưng lại bỏ hoang suốt nhiều năm.

Trường THPT xã Đắk Wil, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông được xây dựng khang trang, với tổng số vốn đầu tư gần 12 tỷ đồng, nhưng từ khi hoàn thành đến nay chưa sử dụng đúng mục đích ban đầu. Trong khi đó, hàng trăm học sinh ở xã biên giới này vẫn phải di chuyển cả chục cây số để đi học.

Hai khu nhà khang trang của trường THPT xã Đắk Wil được xây dựng trên khu đất rộng
Hai khu nhà khang trang của trường THPT xã Đắk Wil được xây dựng trên khu đất rộng

Trường gần nhưng phải đi học xa

Nằm cách trụ sở UBND xã chỉ vài trăm mét, Trường THPT Đắk Wil được xây dựng trên khu đất rộng ngay trung tâm xã. Công trình gồm 2 tòa nhà khang trang màu trắng hồng nằm lọt giữa bãi đất rộng. Khoảng sân phía trước cỏ mọc dày kín cao ngang người. Dưới chân tòa nhà, những đống xà bần ngổn ngang bên cạnh đống cát, đá, gạch chất cao ngất.

Nhà ở nằm ngay gần trường THPT Đắk Wil, nhưng suốt mấy năm qua, con của anh Nguyễn Ngọc Minh thôn Trung tâm vẫn đi học xa cả chục cây số. Anh Minh chia sẻ: Tôi có con lớn đang học lớp 12, tại trường THPT Phan Bội Châu, xã Nam Dong, cách nhà gần 10km. 

Khi trường cấp 3 được khởi công xây dựng ở đây, bà con ai cũng mừng, nhưng xây dựng xong không hiểu vì lý do gì, trường lại không hoạt động. Các cháu vẫn phải đi học xa mà ngôi trường thì cứ để không như vậy suốt mấy năm nay.

Theo báo cáo, Trường THPT Đắk Wil được khởi công xây dựng ngày 14/9/2017, với tổng mức đầu tư giai đoạn 1 gần 12 tỷ đồng. Ban Quản lý dự án huyện Cư Jút (nay là Ban quản lý dự án và phát triển quỹ đất huyện Cư Jút) làm chủ đầu tư. Sau 1 năm xây dựng, công trình Trường THPT Đắk Wil hoàn thành, nghiệm thu và dự kiến cuối tháng 11/2018 đưa vào sử dụng. Vậy nhưng, từ đó đến nay trường vẫn vắng bóng học sinh.

Với sự tiếc nuối khi ngôi trường khang trang không được sử dụng, ông Phạm Huy Thì sống đối diện với Trường THPT Đắk Wil tâm sự: đây là xã biên giới, đồng bào dân tộc thiểu số đông, đời sống còn nhiều khó khăn. Nhiều năm qua, học sinh học cấp 3 phải đi học xa, đường giao thông xuống cấp đi lại khó khăn. Trường THPT Đắk Wil khởi công, người dân ở đây vô cùng phấn khởi. Họ mong mỏi trường đi vào hoạt động để các cháu đi học gần và thuận lợi. Thế mà ngôi trường khang trang 2 toà nhà 2 tầng, đã hoàn thành mấy năm vẫn đóng của im ỉm, học sinh THPT trên địa bàn chưa một lần được học.

Được biết, xã Đắk Wil có 4 trường học gồm 1 trường THCS, 2 trường tiểu học và 1 trường mầm non. Năm học 2021-2022, trường THCS Cao Bá Quát có 638 học sinh, trong đó khối lớp 9 có 167 em. Có thời gian ngắn Trường THCS Cao Bá Quát quá tải đã mượn tạm Trường THPT xã Đắk Wil để sử dụng.

Một lãnh đạo UBND xã Đắk Wil cho biết: thời điểm xây dựng Trường THPT Đắk Wil, người dân địa phương rất hào hứng, bởi con em họ đang phải đi học xa rất bất tiện. Hầu hết học sinh cấp 3 của xã đang theo học tại xã Cư Jút, em gần nhất cũng ngót chục cây số, có những em giáp biên giới phải vượt chặng đường 16km để đi học. Đường từ đây ra Nam Dong xấu, ổ gà nhiều khó đi. Các em đi bằng xe buýt hay bị nhỡ xe, đi bằng chạy xe máy đến trường, thì hay bị công an  phạt vì chưa đủ tuổi, em ở nhà trọ thì khó quản lý.

Với số lượng học sinh tương đối lớn của trường THCS, 2 trường tiểu học. Ngoài ra, Trường THPT Đắk Wil còn phục vụ nhu cầu học tập của học sinh các xã lân cận. Như vậy, số lượng học sinh nguồn của địa phương khá lớn. Nếu trường đi vào hoạt động đúng mục tiêu dự án ban đầu, không chỉ học sinh địa bàn xã thuận lợi, mà các em ở các xã lân cận cũng được học gần.

Trường THPT Phan Chu Trinh phân hiệu 2 đóng cửa, bỏ không thời gian dài
Trường THPT Phan Chu Trinh phân hiệu 2 đóng cửa, bỏ không thời gian dài

Xây trường chỉ để làm khu cách ly

Tương tự, Trường THPT Phan Chu Trinh phân hiệu 2, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông được xây dựng trên diện tích hơn 3ha, với số tiền đầu tư cả chục tỷ đồng. Công trình này gồm tòa nhà chính 3 tầng, với 24 phòng học, nhà hiệu bộ cùng nhà đa năng rộng hàng trăm mét vuông.

Ngôi trường này nằm sâu trong dãy núi xa xôi, hẻo lánh. Ở cách xa khu dân cư, hai bên đường cây cối rậm rạp, xung quanh không có nhà dân sinh sống. Trường đóng cửa im ỉm nhiều năm qua, các hạng mục bắt đầu xuống cấp, các tòa nhà rêu mốc phủ đen, cổng sắt hoen gỉ, cỏ mọc um tùm.

Được thuê trông coi cơ sở vật chất cho ngôi trường này, ông Vũ Thế Trinh cho biết: Trường học xây dựng cách xa khu dân cư tập trung, phải mất gần 30 phút di chuyển từ quốc lộ 14 mới có thể vào đến trường. Thêm vào đó, trường nằm trong khu vực hẻo lánh xung quanh đồi núi heo hút, gần sông, nên học sinh chỉ đến học được thời gian ngắn rồi lần lượt xin chuyển trường hết. Trường bỏ không nhiều năm nay, chỉ được trưng dụng làm khu cách ly tập trung của xã Tâm Thắng trong năm 2021 để phòng, chống dịch Covid-19. 

“Lâu ngày không có học sinh, chỉ có mình tôi ở đây trông coi. Nói là trông coi tài sản, nhưng thực ra ở đây cũng không còn gì đáng giá, đồ đạc đã chuyển đến trường chính hết rồi. Lúc có người cách ly tôi còn dọn dẹp cây cối, nhìn đỡ hoang, giờ không có ai đến, tiền công cắt dọn không trả nên tôi không làm nữa”, ông Trinh cho biết.

Thực tế, ở môt số địa phương, việc các công trình trường được xây dựng khang trang, kiên cố nhưng vắng bóng học sinh, đang trở thành vấn đề mà các cấp chính quyền địa phương, Sở GDĐT và cơ quan liên quan quan tâm, nghiên cứu để đưa ra được những giải pháp để công trình vào hoạt động, sử dụng hiệu quả tài sản công...

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.
Tin nổi bật trang chủ
Quảng Ngãi: Không còn kinh phí, Trung tâm chăm sóc nạn nhân da cam dừng hoạt động

Quảng Ngãi: Không còn kinh phí, Trung tâm chăm sóc nạn nhân da cam dừng hoạt động

Xã hội - Minh Thu - 2 giờ trước
Từ đầu tháng 11 đến nay, do không còn kinh phí, Trung tâm nuôi dưỡng, phục hồi chức năng nạn nhân chất độc da cam/dioxin Nghĩa Thắng (gọi tắt là Trung tâm), đứng chân trên địa bàn xã Nghĩa Thắng, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi đã phải tạm dừng hoạt động. Điều này gây lo lắng cho các gia đình có con em là nạn nhân chất độc da cam.
Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Glei để mất hơn 11 ha rừng trồng

Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Glei để mất hơn 11 ha rừng trồng

Media - Ngọc Chí - 2 giờ trước
Cách đây 10 năm, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Glei, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum được giao thực hiện dự án trồng rừng thay thế hơn 160 ha, đến năm 2018 diện tích này đã được nghiệm thu và đạt các tiêu chí về diện tích, chăm sóc và tỷ lệ cây sống. Tuy nhiên, mới đây, ngành chức năng tỉnh Kon Tum đã kiểm tra và phát hiện hơn 11 ha rừng trồng tại đây đã bị mất và suy giảm.
Những bài thuốc ngâm chân chữa mất ngủ

Những bài thuốc ngâm chân chữa mất ngủ

Media - BDT - 2 giờ trước
Trong cuộc sống hiện đại với nhịp sống hối hả và áp lực công việc, chứng mất ngủ trở thành vấn đề không hiếm gặp. Nhiều người tìm đến các loại thuốc an thần và trấn tĩnh của y học hiện đại để cải thiện giấc ngủ, nhưng không ít trường hợp các thuốc này không hiệu quả hoặc gây ra tác dụng phụ không mong muốn.
Vượt hơn 100 đối thủ, cô gái người Mông viết nên câu chuyện truyền cảm hứng cho giới trẻ

Vượt hơn 100 đối thủ, cô gái người Mông viết nên câu chuyện truyền cảm hứng cho giới trẻ

Gương sáng - Vàng Ni - Thu Hà - 2 giờ trước
Bằng niềm tin vào bản thân và khao khát mang bản sắc văn hoá dân tộc Mông đến với mọi người, Giàng Tuyết Tình, Hoa khôi cuộc thi “The Charming Beauty - Duyên dáng Thanh niên Yên Bái 2024” đã từng bước khẳng định mình và lan toả năng lượng sống tích cực cho những bạn trẻ vùng cao.
Thủ phủ cà phê mùa...

Thủ phủ cà phê mùa... "canh trộm"!

Pháp luật - Lê Hường - 2 giờ trước
Vào mùa thu hoạch cà phê với giá cà phê đang ở mức cao kỷ lục, người trồng cà phê Tây Nguyên vui mừng khôn xiết, song họ cũng đang mất ngủ tìm đủ mọi giải pháp “canh trộm”, bảo vệ thành quả lao động của mình. Đồng hành với nông dân, chính quyền, lực lượng Công an, dân phòng cũng có nhiều cách làm giúp nông dân bảo vệ nông sản, góp phần bảo đảm an ninh trật tự tại cơ sở.
Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”

Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 21/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”. Yên bình nơi non cao Kỳ Thượng. Cô giáo Tày của bản làng vùng cao . Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tương Dương (Nghệ An): Người có uy tín chung sức thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Tương Dương (Nghệ An): Người có uy tín chung sức thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Phạm Tiến - 2 giờ trước
Cùng với nguồn lực đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) và sự chung tay góp sức của đội ngũ Người có uy tín trong tuyên truyền, vận động người dân thực hiện hiệu quả các dự án của Chương trình; huyện vùng cao Tương Dương (Nghệ An) đã đạt được nhiều kết quả tích cực, đời sống đồng bào từng bước được nâng lên, cơ sở hạ tầng thiết yếu đã có nhiều khởi sắc.
18,7% người dùng internet Việt Nam đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công trực tuyến

18,7% người dùng internet Việt Nam đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công trực tuyến

Khoa học - Công nghệ - Minh Thu - 2 giờ trước
Dữ liệu mới đây từ Kaspersky (Hãng bảo mật phần mềm của Nga) công bố cho biết, các cuộc tấn công mạng, đặc biệt là các hình thức lừa đảo tinh vi hay tấn công phi kỹ thuật đang diễn biến ngày càng phức tạp và tinh vi, cần hết sức đề cao cảnh giác. Điều này đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình hình an ninh mạng tại Việt Nam.
“Chìa khóa” giảm nghèo bền vững ở Yên Sơn

“Chìa khóa” giảm nghèo bền vững ở Yên Sơn

Kinh tế - Huyền Hương - 2 giờ trước
Những năm qua, công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, đặc việt là lao động người DTTS, người nghèo, hộ nghèo có kiến thức, kỹ năng, tay nghề để có việc làm, tự tạo việc làm, sinh kế ổn định ở huyện Yên Sơn (tỉnh Tuyên Quang) là “chìa khóa” giảm nghèo, thoát nghèo bền vững.
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Giáo dục - Lê Hường - 2 giờ trước
Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.
Cần tăng thuế thuốc lá để giảm lượng tiêu thụ tại Việt Nam

Cần tăng thuế thuốc lá để giảm lượng tiêu thụ tại Việt Nam

Tin tức - Hồng Phúc - 2 giờ trước
Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá cho phóng viên, biên tập viên báo, đài; các cán bộ, công chức, viên chức của Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố.