Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nhức nhối nạn tảo hôn trên vùng cao Bắc Tây Nguyên: Những câu chuyện không vui (Bài 1)

Ngọc Thu-Huỳnh Đại - 19:33, 03/04/2022

Nhiều năm qua, mặc dù các cấp chính quyền địa phương đã thực hiện nhiều giải pháp, nỗ lực tuyên truyền, nhưng vấn nạn tảo hôn vẫn diễn ra khá phổ biến ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tại 2 tỉnh Gia Lai và Kon Tum. Tảo hôn đã để lại những hệ lụy lâu dài cho nạn nhân, gia đình và cả xã hội.

Em Puih H’L, xã Ia Der, huyện Ia Grai (Gia Lai) lấy chồng từ khi 13 tuổi
Em Puih H’L, xã Ia Der, huyện Ia Grai (Gia Lai) lấy chồng từ khi 13 tuổi

Tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống không chỉ vi phạm pháp luật, gây hậu quả nặng nề cho người phụ nữ khi cơ thể chưa hoàn thiện mà còn để lại những hệ lụy cho các thế hệ sau, những đứa trẻ sinh ra phải chịu thiệt thòi, không phát triển toàn diện.

Trong chuyến công tác về làng Jút 2, xã Ia Der, huyện Ia Grai (Gia Lai), chúng tôi gặp em Puih H’L. (SN 2006). Ở tuổi 16, Puih H’L. đã có con hơn 1 tuổi.  

Theo Puih H’L. kể, em bị “say nắng” bởi vẻ chững chạc của người bạn quen trên mạng xã hội, nên mỗi khi có chuyện buồn, em thường chia sẻ qua tin nhắn Zalo. Chỉ sau vài tháng tỉ tê, H’L. đã dọn về ở nhà chồng sau một bữa tiệc nhỏ mời họ hàng. Dù em được nhà chồng công nhận là con dâu “hợp pháp” nhưng trong giấy khai sinh của con chỉ có tên mẹ, còn tên cha thì để trống.

Nối gót người chị đầu lấy chồng sớm (ở tuổi 15), H’L. giờ không còn được ngày ngày cắp sách đến trường như những bạn bè cùng trang lứa. Cuộc sống hiện tại của em là những chuỗi ngày lo toan chuyện cơm nước, nương rẫy và sinh con đẻ cái cho nhà chồng.

Dọc theo dòng sông chảy ngược Đak Bla, tỉnh Kon Tum, bóng đen của nạn tảo hôn cũng đang bủa vây. Tại xã Đăk Nên, một trong những xã khó khăn nhất của huyện Kon Plông còn tồn tại nhiều hoàn cảnh éo le khi bố mẹ đều còn đang trong độ tuổi “ăn chưa no, lo chưa tới”.

Gia đình em Y D., xã Đăk Nên, huyện Kon Plông, Kon Tum cũng đang loay hoay trong cảnh nghèo khó
Gia đình em Y D., xã Đăk Nên, huyện Kon Plông, Kon Tum cũng đang loay hoay trong cảnh nghèo khó

Lấy chồng năm 13 tuổi, cô gái Xơ Đăng Y D., ở thôn Đắk Lai, xã Đăk Nên đang loay hoay trong cảnh nghèo khó. Cũng vì hoàn cảnh khó khăn mà em quyết định nghỉ học để có chồng và sinh con. 

Em D. cho biết: “Vì lấy chồng sớm nên đến nay em đã có 2 đứa con, cuộc sống gia đình rất khó khăn. Vì cả 2 vợ chồng còn nhỏ nên cũng không ai thuê mướn đi làm, không tìm được việc làm nên gia đình phải nghèo thôi”.

Nằm sâu hun hút cuối làng, căn nhà của em Y Th. ở thôn Tu Rét, xã Đăk Nên, huyện Kon Plông đang le lói ánh sáng đèn. Th. cho biết, cũng vì hoàn cảnh khó khăn, nên em học tới lớp 9 rồi nghỉ học, ở nhà phụ giúp gia đình. Đến khi 15 tuổi em có chồng và sinh con. Từ đó, cuộc sống của em cũng quẩn quanh với những sinh hoạt trong gia đình, chăm sóc chồng con.

Căn nhà cũ nát, ọp ẹp, của em S. xã Uar, huyện Krông Pa, Gia Lai
Căn nhà cũ nát, ọp ẹp, của em S. xã Uar, huyện Krông Pa, Gia Lai

Đường Đông Trường Sơn đi qua xã Uar, huyện Krông Pa, Gia Lai nên việc buôn bán, đi lại thuận tiện hơn các nơi khác. Tuy nhiên, thực trạng tảo hôn nơi đây, đặc biệt là hôn nhân cận huyết thống cũng đáng báo động.

Cô gái người Jrai- K.S (huyện Krông Pa, Gia Lai) thật khó khăn khi chia sẻ câu chuyện của chính mình. Em S kể, mới tròn 16 tuổi em đã yêu và lấy chồng là K.D. Bố của S với mẹ của D là hai chị em ruột. Giờ đây, em đã sinh được 3 đứa con trai, đứa lớn đang học lớp 4, nhỏ mới học mẫu giáo. Vợ chồng S chỉ có hơn 1 ha đất không đủ cáng đáng nuôi các con ăn học, bởi vậy chồng S hay phải đi làm xa.

“Lễ cưới của em vẫn như bao cặp khác, làm lễ một con bò đưa cho nhà chồng. Em và chồng lấy nhau trong dòng họ ai cũng biết nhưng ngày đó tất cả xem việc này là bình thường, bây giờ tuyên truyền em mới biết việc lấy nhau như vậy khiến con cái dễ đau ốm”. Nói rồi cô gái Jrai ấy chỉ biết nhìn qua 3 đứa con đều gầy gò rồi cúi đầu.

Gia đình chị H. xã Uar, huyện Krông Pa, Gia Lai, lo lắng cho con trai hơn ba tuổi của mình trở lạnh dễ bị đau ốm
Gia đình chị H. xã Uar, huyện Krông Pa, Gia Lai, lo lắng cho con trai hơn ba tuổi của mình trở lạnh dễ bị đau ốm

Cách đó không xa, ánh điện le lói từ ngôi nhà của vợ chồng em N.H (SN 1998) dường như tách biệt với dân làng. Sẩm tối H mới đi làm về, đang chuẩn bị nấu cơm. Nhà sàn tạm bợ chẳng có khoá cửa bởi cũng chẳng có vật dụng gì đáng giá bên trong ngoài mấy cái nồi nhôm méo mó. Cũng như bao bữa cơm tằn tiện khác, tối nay gia đình H chỉ biết giã muối ớt ăn cho qua bữa. N.H cho biết, gia đình cần tiết kiệm hơn vì mùa này cậu con trai  bị ho nhiều và chứng phỏng da không rõ nguyên nhân từ khi sinh ra đến giờ cần phải thuốc men. Người làng luôn đồn rằng H và K là vợ chồng cận huyết thống và không được cưới nhau do cùng mang họ “Nay”.

Dứt lời N.H rưng rưng kể tiếp, 4 năm trước khi lấy nhau, do cả hai cùng mang họ “Nay” nên theo tục của làng sẽ bị phạt. Không có tiền, anh trai của H phải bán bò để mua hai con heo  cúng Yàng (thần linh). “Người thân ngăn cản không cho lấy nhau nên bọn em có bầu trước. Tục làng phạt cả hai vợ chồng vì không phân biệt được anh em, họ hàng. Hồi đó trời không mưa họ cũng đổ lỗi do em. Khổ lắm, phải đi xin gạo ăn, giờ hai vợ chồng em đi làm thuê cũng có tiền mua gạo, bột giặt, quần áo rồi”, H xúc động nói.

Những câu chuyện về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vẫn luôn là “bài toán khó” của các địa phương. Kể cả cho đến bây giờ, sau nhiều năm chính quyền các cấp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, áp dụng các hình thức xử phạt, nhưng tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vẫn cứ dai dẳng.

Để giảm thiểu tiến đến xóa bỏ tình trạng này, không phải chuyện một sớm một chiều, cũng không thể chỉ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, mà còn phải tạo sinh kế, tạo việc làm, hỗ trợ sản xuất, giáo dục giới tính, nhất là với trẻ vị thành niên. Điều này, đòi hỏi sự nỗ lực, sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, với nhiều giải pháp đồng bộ.

Bài 2: Chung sức đẩy lùi nạn tảo hôn 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
“Tôi luôn nhớ mãi lời Bác dạy”

“Tôi luôn nhớ mãi lời Bác dạy”

Đời người, có những ký ức không thể nào quên, như là động lực, là niềm tin, là tự hào, là hãnh diện mãi mãi. Khoảnh khắc gặp Bác, khi thì ở Phủ Chủ tịch, khi lại ở quê nhà… với một cụ bà đã vượt qua hơn một thế kỷ cuộc đời, là tất cả như thế. Cụ là Nguyễn Thị Thức, 106 tuổi, ở làng Hồng Lĩnh, xã Hậu Thành, Yên Thành (Nghệ An).
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng: Phân cấp, phân quyền mạnh hơn cho cấp nào sát thực tế, gần dân, sát dân, làm tốt hơn, hiệu quả hơn

Thủ tướng: Phân cấp, phân quyền mạnh hơn cho cấp nào sát thực tế, gần dân, sát dân, làm tốt hơn, hiệu quả hơn

Chiều 17/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp triển khai kế hoạch rà soát các nhiệm vụ phân cấp, phân quyền thuộc phạm vi lĩnh vực của các bộ, cơ quan ngang bộ khi thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Sóc Trăng: Nhiều hoạt động ý nghĩa của Bộ đội Biên phòng nhân Kỷ niệm 135 năm ngày sinh nhật Bác

Sóc Trăng: Nhiều hoạt động ý nghĩa của Bộ đội Biên phòng nhân Kỷ niệm 135 năm ngày sinh nhật Bác

Nhịp cầu nhân ái - Văn Long - Tào Đạt - 21:00, 17/05/2025
Nhân dịp Kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), Đồn Biên phòng Lai Hòa, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Sóc Trăng, đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa, chăm lo cho người nghèo trên địa bàn khu vực biên giới biển do đơn vị quản lý.
Tìm thấy thi thể 02 nạn nhân cuối cùng vụ sạt lở đất trên địa bàn huyện Phong Thổ

Tìm thấy thi thể 02 nạn nhân cuối cùng vụ sạt lở đất trên địa bàn huyện Phong Thổ

Tin tức - Trọng Bảo - 17:23, 17/05/2025
Chiều ngày 17/5, các lực lượng chức năng đã tìm thấy 02 thi thể cuối cùng trong vụ sạt lở khi đang thi công tại công trường thủy điện Tả Páo Hồ 1A, xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.
Bình Định: Tổ chức Giải xe đạp các câu lạc bộ tỉnh mở rộng

Bình Định: Tổ chức Giải xe đạp các câu lạc bộ tỉnh mở rộng

Thể thao - T.Nhân - H.Trường - 16:40, 17/05/2025
Hướng tới Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025) và tiếp tục thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, ngày 17/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Định tổ chức Giải xe đạp các câu lạc bộ tỉnh Bình Định mở rộng năm 2025, với sự tham gia của 150 vận động viên.
Tạo điều kiện thuận lợi khi thực hiện thủ tục nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam

Tạo điều kiện thuận lợi khi thực hiện thủ tục nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam

Thời sự - Hoàng Quý - 16:16, 17/05/2025
Ngày 17/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam.
Bình Định: Phấn đấu giảm 3 - 4% tỷ lệ hộ nghèo đồng bào DTTS trong năm 2025

Bình Định: Phấn đấu giảm 3 - 4% tỷ lệ hộ nghèo đồng bào DTTS trong năm 2025

Công tác Dân tộc - T.Nhân - H.Trường - 16:04, 17/05/2025
Theo kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, tỉnh Bình Định đặt ra mục tiêu phấn đấu giảm từ 3 - 4% tỷ lệ hộ nghèo đồng bào DTTS trong năm 2025.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Phú Yên: Tập huấn, nâng cao năng lực giám sát Chương trình MTQG 1719

Phú Yên: Tập huấn, nâng cao năng lực giám sát Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 15:33, 17/05/2025
Nhằm nâng cao năng lực giám sát cho đội ngũ cán bộ, Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Phú Yên vừa tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực tham gia giám sát, đánh giá thực hiện các dự án, tiểu dự án, nội dung thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719).
Dấu ấn 100 năm báo chí cách mạng hội tụ tại Quảng Ninh

Dấu ấn 100 năm báo chí cách mạng hội tụ tại Quảng Ninh

Trang địa phương - Mỹ Dung - 15:31, 17/05/2025
Sáng 17/5, tại Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh, Hội Nhà báo tỉnh, Trung tâm Truyền thông tỉnh, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Bảo tàng Báo chí Việt Nam đã tổ chức khai mạc Triển lãm “100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam” nhằm tái hiện chặng đường vẻ vang của báo chí cách mạng, tôn vinh những đóng góp của người làm báo trong sự nghiệp phát triển quê hương, đất nước.
Kon Tum: Chủ trương tháo dỡ nhà rông để xây dựng phòng học của huyện Đăk Hà là đi ngược lại sự chỉ đạo của tỉnh

Kon Tum: Chủ trương tháo dỡ nhà rông để xây dựng phòng học của huyện Đăk Hà là đi ngược lại sự chỉ đạo của tỉnh

Pháp luật - Ngọc Chí - 13:34, 17/05/2025
Sáng ngày 17/5, trao đổi với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển, ông Phan Văn Hoàng – Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum cho biết, việc huyện Đăk Hà yêu cầu dân làng dỡ bỏ nhà rông để xây dựng phòng học, trong khi người dân không đồng tình như báo nêu là đi ngược lại sự chỉ đạo của tỉnh.
JICA tổ chức hội thảo hỗ trợ kỹ thuật trồng tỏi cho đồng bào DTTS tại Nghệ An

JICA tổ chức hội thảo hỗ trợ kỹ thuật trồng tỏi cho đồng bào DTTS tại Nghệ An

Kinh tế - An Yên - 13:30, 17/05/2025
Sở Nông nghiệp và Môi trường Nghệ An vừa phối hợp với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức hội thảo phổ biến kỹ thuật trồng tỏi Sanuki cho đồng bào DTTS vùng núi cao Nghệ An. Hội thảo còn hướng đến mục tiêu quan trọng hơn là xây dựng chuỗi giá trị từ sản xuất đến bán hàng, góp phần thay đổi từ tư duy sản xuất ứng dụng KHCN đến quá trình tiêu thụ sản phẩm.
Đã tìm thấy thi thể 3 nạn nhân vụ sạt lở tại công trình thi công thủy điện trên địa bàn huyện Phong Thổ

Đã tìm thấy thi thể 3 nạn nhân vụ sạt lở tại công trình thi công thủy điện trên địa bàn huyện Phong Thổ

Tin tức - Trọng Bảo - 13:27, 17/05/2025
Thông tin từ lực lượng cứu nạn, cứu hộ cho biết, đến cuối giờ trưa nay (17/5) lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể 03 nạn nhân trong vụ sạt lở tại công trình thi công thủy điện Tả Páo Hồ 1A, xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.