Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nhìn lại Chương trình xây dựng nông thôn mới ở Quảng Nam: Nỗ lực hoàn thành mục tiêu xây dựng NTM theo chuẩn mới (Bài 2)

T.Nhân-H.Trường - 11:14, 24/05/2024

Mặc dù có nhiều nỗ lực trong triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) và đã đạt được những kết quả tích cực. Tuy nhiên, tỉnh Quảng Nam còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc giữ chuẩn các tiêu chí NTM, nhất là ở các xã vùng đồng bào DTTS và miền núi. Điều này, đời hỏi các cấp, ngành, địa phương phải có giải pháp để việc xây dựng NTM thực sự bền vững.

Nhiều xã miền núi Quảng Nam còn khá khó khăn trong việc thực hiện các tiêu chí NTM
Nhiều xã miền núi Quảng Nam còn khá khó khăn trong việc thực hiện các tiêu chí NTM

Nhiều xã miền núi khó về đích NTM

Theo thông tin của Văn phòng Điều phối NTM tỉnh Quảng Nam, hầu hết các xã chưa đạt chuẩn NTM giai đoạn 2024-2025 là các xã miền núi, xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK), thu nhập thấp với bình quân 30 triệu đồng/người/năm. Trong khi, để đạt chuẩn NTM, yêu cầu thu nhập đầu người phải đạt 48 triệu đồng. Bên cạnh đó, tỉ lệ hộ nghèo ở những địa bàn này còn cao (trung bình khoảng 40%), nếu đạt chuẩn NTM, thì hộ nghèo phải giảm còn 13%, mỗi năm phải giảm 13,5% hộ nghèo cũng là điều rất khó. 

Trong khi đó, các xã nghèo mới bắt đầu được thụ hưởng nguồn đầu tư chính sách từ Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững và Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 từ cuối 2023, nên việc nâng cao thu nhập, giảm nghèo còn rất khó khăn, nhất là các xã có lộ trình đạt chuẩn năm 2023-2024.

Điều đáng quan tâm, khi các xã thuộc vùng ĐBKK khi đạt chuẩn NTM từ xã khu vực III xuống khu vực I sẽ không còn được thụ hưởng các chính sách an sinh xã hội (như bảo hiểm y tế, hỗ trợ gạo cho học sinh, chế độ cho công chức, viên chức…), trong khi đó, điều kiện chung vẫn còn khó khăn.

 Việc cắt giảm các chế độ này khi đạt chuẩn NTM sẽ dẫn đến khó khăn về an sinh xã hội đối với người dân ở những địa bàn còn nhiều cái khó và thu hút được cán bộ có năng lực về địa phương công tác. Do đó, việc thực hiện mục tiêu đến năm 2025 có 80% xã đạt chuẩn NTM không hề dễ dễ dàng.

Tìm hiểu từ thực tế cũng cho thấy, việc lồng ghép hai chương trình MTQG về giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS&MN ở các huyện vùng cao cũng chưa thật sự phát huy hiệu quả. Hiện tại, các xã vùng ĐBKK không có nguồn vốn đầu tư từ Chương trình xây dựng NTM, mà chỉ  lồng ghép nguồn vốn từ  2 chương trình MTQG nói trên, nên việc đặt mục tiêu đến năm 2025 không còn xã dưới 15 tiêu chí còn nhiều khó khăn…

Đơn cử như xã Phước Trà, huyện Hiệp Đức có đến hơn 95% dân số là người đồng bào DTTS, kinh tế, xã hội vô cùng khó khăn, người dân sống chủ yếu phụ thuộc vào cây keo và nương rẫy, hiện chỉ đạt 7/19 tiêu chí NTM. Ông Hồ Văn Đông, Chủ tịch xã Phước Trà, chia sẻ: Địa phương đang cố gắng triển khai các mô hình, cũng như vận động người dân chung sức xây dựng NTM, đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ về đích. Tuy nhiên, nhiệm vụ này hết sức khó khăn, bởi thu nhập người dân hiện nay quá thấp, địa phương cũng chưa có những mô hình sản xuất hiệu quả.

"Các tiêu chí NTM hiện nay tăng thêm nhiều so với trước, trong khi thu nhập của bà con chưa được cải thiện nhiều. Từ nguồn vốn của các Chương trình mục tiêu quốc gia, xã đã tích cực hỗ trợ bò, heo, cây giống để bà con sản xuất, tang thu nhập nhưng thực sự hiệu quả chưa cao", ông Hồ Văn Đông cho hay.

Các địa phương đang nỗ lực triển khai các mô hình mới nâng cao thu nhập cho người dân
Các địa phương đang nỗ lực triển khai các mô hình mới nâng cao thu nhập cho người dân

Tương tự, ông Bríu Quân, Phó Chủ tịch UBMTTQVN huyện Tây Giang, cho hay: Địa phương đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc thực hiện Chương trình xây dựng NTM. Có nhiều tiêu chí chưa đạt được như nhà ở, nước sạch hợp vệ sinh, môi trường…

“ Thời gian qua, đối với tiêu chí nhà ở, Mặt trận huyện phối hợp với UBND huyện rà soát, đánh giá, thống kê số lượng nhà tạm bợ, dột nát; thành lập Ban vận động ủng hộ kinh phí xóa nhà tạm, nhà dột nát, kêu gọi các tổ chức, cá nhân tham gia hưởng ứng hỗ trợ cơ bản xoá dứt điểm hơn 1.000 nhà tạm bợ, dột nát trên địa bàn huyện. Đối với các tiêu chí khác, thì huyện lồng ghép với các nguồn Chương trình mục tiêu quốc gia để từng bước hoàn thiện”, ông Bríu Quân nói thêm.

Đối diện nguy cơ “rớt chuẩn” NTM

Không chỉ khó khăn trong việc hoàn thành các tiêu chí NTM, các xã đã hoàn thành thì đang đối diện với nguy cơ nhiều xã rớt chuẩn NTM. Thống kê cho thấy, trong 112 xã đạt chuẩn NTM giai đoạn 2016-2020, thì đến nay có 61 xã chưa duy trì từ 1-2 tiêu chí so với Bộ Tiêu chí giai đoạn 2022-2025 của Chính phủ quy định. Tuy chưa có xã nào nằm trong khung phải thu hồi quyết định công nhận NTM, nhưng việc này đặt ra bài toán nan giải cho địa phương trong việc triển khai xây dựng các tiêu chí NTM, nhất là ở các xã miền núi.

Theo ông Ngô Tấn, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quảng Nam, nguyên nhân chính dẫn đến việc các xã “rớt chuẩn”, là do Bộ Tiêu chí giai đoạn 2022-2025 có nhiều chỉ tiêu tăng thêm so với trước nên cần có thời gian để thực hiện. Cụ thể, như đối với tiêu chí số 1 quy hoạch: Hiện nay các xã quy hoạch từ năm 2012-2013 nên đến nay theo quy định, thì kỳ quy hoạch đã hết. Trước đây, quy hoạch theo quy định cũ (Thông tư liên tịch số 13), nay các hướng dẫn về quy hoạch đã có sự thay đổi nên hầu hết các xã đều rớt chuẩn so với tiêu chí này.

Giữ gìn và phát huy các yếu tố văn hóa là một trong các tiêu chí xây dựng NTM ở các xã miền núi Quảng Nam
Giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống là một trong các tiêu chí xây dựng NTM ở các xã miền núi Quảng Nam

Đối với tiêu chí số 2 về giao thông, nguyên nhân rớt chuẩn là do có sự thay đổi chỉ tiêu cừng hóa về đường trục xã và đường trục thôn tăng từ 70% lên 100%. Đây là tiêu chí khi duy trì chuẩn cần kinh phí để thực hiện, tuy nhiên nguồn vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia phân bổ chậm nên khó thực hiện.

Đối với tiêu chí 8 về thông tin truyền thông, do tỉ lệ hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính trực tuyến chưa đảm bảo, đài phát thanh xuống cấp dẫn đến việc một số xã rớt chuẩn.

Đối với một số tiêu chí về thu nhập, giảm nghèo, phát triển kinh tế nông thôn… có một số thay đổi nên cần thời gian thực hiện. Ví như, tiêu chí 11 về nghèo đa chiều, trước đây chỉ đánh giá về hộ nghèo, nhưng hiện nay có cả hộ nghèo và cận nghèo. Hay với tiêu chí 10 về thu nhập, so với giai đoạn trước, hiện nay Bộ Tiêu chí mới quy định mức thu nhập tăng 3 triệu đồng/người/năm nên địa phương đang từng bước nâng cao thu nhập cho người dân. Ngoài ra, việc khám chữa bệnh điện tử thấp; số thôn đạt văn hóa 3 năm liên tục chưa đảm bảo… cũng là nguyên nhân dẫn đến một số địa phương rớt chuẩn các tiêu chí NTM so với trước…

Cũng theo ông Ngô Tấn, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quảng Nam, nhu cầu vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng kỹ thuật các địa phương khá lớn, nhất là ở khu vực miền núi, nhưng việc huy động các nguồn lực, xã hội hóa còn nhiều hạn chế. Nhiều xã ở miền núi đã khó khăn, nhiều cơ sở hạ tầng bị ảnh hưởng do thiên tai nên nhiều tiêu chí phải đầu tư lại từ đầu; ngoài ra do ảnh hưởng của dịch bệnh nên tình hình kinh tế khó khăn làm cắt giảm nhiều cho công tác đầu tư, duy tu bảo dưỡng… Hiện nay, các địa phương đang nỗ lực để khắc phục và duy trì các tiêu chí theo chuẩn.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Trồng dưa chuột cho thu nhập hàng trăm triệu đồng

Trồng dưa chuột cho thu nhập hàng trăm triệu đồng

Xã Quyết Tiến là một trong những địa phương có diện tích trồng cây rau màu lớn nhất của huyện Quản Bạ (Hà Giang). Đặc biệt, những năm gần đây, việc liên kết bao tiêu đầu ra sản phẩm nông nghiệp đang giúp người nông dân yên tâm canh tác, tạo nguồn thu nhập ổn định để phát triển kinh tế hộ gia đình. Trong đó, nổi bật là mô hình trồng dưa chuột liên kết.
Tin nổi bật trang chủ
Tin trong ngày - 25/6/2024

Tin trong ngày - 25/6/2024

Media - BDT - 15 giờ trước
Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 25/6, có những thông tin đáng chú ý sau: Các tỉnh miền Bắc đề phòng mưa lớn gây lũ quét, sạt lở, sụt lún. Liên tiếp xảy ra các vụ đuối nước thương tâm, Thanh Hóa ra Công điện khẩn. Khai mạc Trại sáng tác dành cho nhà văn, nhà thơ trẻ DTTS. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Nét đẹp trong lễ cưới của người Dao lù gang

Nét đẹp trong lễ cưới của người Dao lù gang

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - Sơn Tùng - 15 giờ trước
Từ bao đời nay, nghi thức đám cưới của người Dao lù gang tại xã Công Sơn, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn luôn mang đậm sắc màu văn hóa truyền thống.
Trồng dưa chuột cho thu nhập hàng trăm triệu đồng

Trồng dưa chuột cho thu nhập hàng trăm triệu đồng

Kinh tế - Hoàng Chính - Vũ Mừng - 15 giờ trước
Xã Quyết Tiến là một trong những địa phương có diện tích trồng cây rau màu lớn nhất của huyện Quản Bạ (Hà Giang). Đặc biệt, những năm gần đây, việc liên kết bao tiêu đầu ra sản phẩm nông nghiệp đang giúp người nông dân yên tâm canh tác, tạo nguồn thu nhập ổn định để phát triển kinh tế hộ gia đình. Trong đó, nổi bật là mô hình trồng dưa chuột liên kết.
Nhìn lại công tác giảm nghèo ở Mường Lát

Nhìn lại công tác giảm nghèo ở Mường Lát

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 15 giờ trước
Những năm qua, huyện biên giới Mường Lát (Thanh Hóa) đã chứng kiến những bước chuyển mình mạnh mẽ trong công tác giảm nghèo. Nhờ vào sự nỗ lực không ngừng của chính quyền địa phương và các chính sách hỗ trợ từ Nhà nước, đời sống của đồng bào các dân tộc ở huyện biên giới này đang có nhiều khởi sắc.
Về thôn Tha ngắm sắc vàng

Về thôn Tha ngắm sắc vàng

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - 15 giờ trước
Là nơi định cư lâu đời của đồng bào dân tộc Tày, thôn Tha, xã Phương Độ, thành phố Hà Giang vừa được công nhận là thôn hoàn thành các tiêu chí xây dựng Làng văn hóa du lịch tiêu biểu gắn với chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP. Vào thời điểm tháng 6 này, khách ghé thăm thôn Tha sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp quyến rũ bởi sắc vàng của cánh đồng lúa chín sát ngay những nếp nhà sàn cổ mộc mạc, được trải nghiệm nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào Tày nơi đây.
Tăng cường hợp tác về lĩnh vực công tác dân tộc giữa Việt Nam và Trung Quốc

Tăng cường hợp tác về lĩnh vực công tác dân tộc giữa Việt Nam và Trung Quốc

Ngày 25/6, thừa ủy quyền của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Việt Nam, đồng chí Y Thông, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam cùng Đoàn đại biểu UBDT Việt Nam đã có cuộc Hội đàm với Đoàn đại biểu cấp cao của UBDT Nhà nước nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa do ông Biên Ba Trát Xi, Phó Chủ nhiệm UBDT Nhà nước nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa làm Trưởng đoàn.
Phú Bình (Thái Nguyên): Phấn đấu đến cuối năm 2029 không còn xóm đặc biệt khó khăn

Phú Bình (Thái Nguyên): Phấn đấu đến cuối năm 2029 không còn xóm đặc biệt khó khăn

Tin tức - Hà Anh - 15 giờ trước
Sáng 25/6, huyện Phú Bình đã tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV, năm 2024. Đại hội có chủ đề: Nhân dân các dân tộc huyện Phú Bình đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững. Dự Đại hội có đại diện lãnh đạo tỉnh Thái nguyên và 150 đại biểu người DTTS tiêu biểu trên địa bàn huyện.
Hỗ trợ Bắc Kạn 5.000 lít hóa chất để phòng, chống dịch tả lợn châu Phi

Hỗ trợ Bắc Kạn 5.000 lít hóa chất để phòng, chống dịch tả lợn châu Phi

Xã hội - Minh Nhật - 15 giờ trước
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa quyết định hỗ trợ tỉnh Bắc Kạn 5.000 lít hóa chất để địa phương này triển khai phun tiêu độc, khử trùng, nhằm khoanh vùng, dập dịch tả lợn châu Phi đang diễn biến phức tạp.
Vườn Quốc gia Cát Tiên được công nhận đạt danh hiệu Danh lục Xanh

Vườn Quốc gia Cát Tiên được công nhận đạt danh hiệu Danh lục Xanh

Sắc màu 54 - Minh Thu - 15 giờ trước
Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) vừa chính thức công nhận Vườn Quốc gia (VQG) Cát Tiên là Khu bảo tồn thứ 72 trên thế giới đạt danh hiệu Danh lục Xanh.
Những ngôi nhà có số nơi núi rừng Tây Giang

Những ngôi nhà có số nơi núi rừng Tây Giang

Xã hội - T.Nhân - H.Trường - 15 giờ trước
Nhiều người vẫn nghĩ rằng, việc đánh số nhà chỉ có ở thành phố, khu đô thị hay trung tâm huyện lỵ. Tuy nhiên, ở giữa đại ngàn Trường Sơn cũng có những mái nhà của đồng bào Cơ Tu được gắn số chẳng khác gì ở những khu phố thị. Không những chỉ có số nhà, tên chủ hộ cũng được ghi trên biển hiệu để dễ liên hệ. Cứ thế, mô hình này ngày càng được nhân rộng ra nhiều thôn làng ở huyện miền núi Tây Giang (Quảng Nam).
Quan Sơn (Thanh Hóa): Đổi thay nhờ triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc

Quan Sơn (Thanh Hóa): Đổi thay nhờ triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 16 giờ trước
Sáng 25/6, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV năm2024, với chủ đề: “Các dân tộc đoàn kết, tự lực, tự cường, vươn lên thoát nghèo và phát triển bền vững”.