Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nhìn lại 5 năm triển khai Chỉ thị số 19-CT/TW: Son sắt một niềm tin (Bài cuối)

Sỹ Hào - 19:00, 14/04/2023

Với việc thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 19-CT/TW, tình hình kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc Khmer đã có những chuyển biến quan trọng. Những thành tựu trên các lĩnh vực, nhất là trong thực hiện chính sách dân tộc, đã góp phần tăng cường sự tin tưởng, đồng thuận của cán bộ, sư sãi và đồng bào Khmer vào các chính sách của Đảng, Nhà nước ta.

Đồng bào dân tộc Khmer đón Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây.
Đồng bào dân tộc Khmer đón Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây

Phát huy vai trò đội ngũ cốt cán

Trong Chỉ thị số 19-CT/TW ngày 10/1/2018 về công tác ở vùng đồng bào dân tộc Khmer trong tình hình mới, Ban Bí thư khóa XII yêu cầu các cấp ủy Đảng, chính quyền các địa phương quan tâm công tác đào tạo bồi dưỡng và phát triển đội ngũ chức sắc; phát huy vai trò của Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước; đồng thời tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ sư sãi tại các chùa Phật giáo Nam Tông Khmer.

Để thực hiện nhiệm vụ này, một trong những giải pháp được Ban Bí thư đặt ra là tập trung hỗ trợ xây dựng Học viện Phật giáo Nam Tông Khmer (được thành lập năm 2006). Với nguồn hỗ trợ của Nhà nước và sự đồng hành của doanh nghiệp, đầu năm 2019, Khu Hiệu bộ của Học viện Phật giáo Nam Tông đã được xây dựng trên diện tích 6,7 ha tại phường Châu Văn Liêm, quận Ô Môn, TP. Cần Thơ; kinh phí giải phóng mặt bằng hơn 29 tỷ đồng, do Ban Tôn giáo Chính phủ và UBND TP. Cần Thơ hỗ trợ. Khu Hiệu bộ gồm 3 tầng, có 24 phòng chức năng và 12 phòng học, 28 phòng ngủ. Đến tháng 5/2020, Học viện tiếp tục được đầu tư xây dựng Khu Chánh điện; kinh phí xây dựng trụ sở và trang thiết bị do Quỹ Thiện tâm Tập đoàn Vingroup tài trợ.

Cơ sở hạ tầng được đầu tư đã góp phần quan trọng để Học viện Phật giáo Nam Tông bảo đảm việc dạy và học của chư tăng. Số liệu tại Hội thảo “Phát huy vai trò của tăng, ni Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong xây dựng khối Đại đoàn kết toàn dân tộc” tổ chức vào tháng 1/2022 cho thấy, tính từ khóa đầu tiên (2007 - 2011) đến nay, Học viện đã trực tiếp đào tạo hàng nghìn chức sắc; đồng thời đào tạo được hơn 200 tăng sinh tốt nghiệp cử nhân Phật học, góp phần nâng cao trình độ tăng sinh, các vị sư sãi ở các chùa Khmer khu vực Tây Nam Bộ; từ đó thúc đẩy duy trì tiếng nói, chữ viết, phong tục tập quán, lễ nghi tôn giáo của đồng bào dân tộc Khmer.

Trong chuyến thăm và chúc tết Chôl Chnăm Thmây năm 2023 tại Học viện Phật giáo Nam Tông ngày 2/4, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị, Học viện cần tiếp tục phát huy, đào tạo quý vị tăng sinh là những tấm gương điển hình để bổ sung vào các cơ quan, ban, ngành góp phần xây dựng đất nước. Trong việc xây dựng, phát triển du lịch văn hóa tâm linh tại Cần Thơ nói riêng và đất nước nói chung, Học viện cần tiếp tục duy trì, gìn giữ và phát triển bản sắc, phong tục truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Tiếp tục quan tâm thực hiện hiệu quả

Bên cạnh Học viện Phật giáo Nam Tông Khmer tại TP. Cần Thơ, các trường Trung cấp Phật giáo cũng được thành lập ở một số địa phương có đông đồng bào dân tộc Khmer. Riêng tại Sóc Trăng, Nhà nước đã đầu tư xây dựng trường Bổ túc văn hóa Pali Nam Bộ quy mô lớn; tính đến nay Trường đã đào tạo được 17 khóa, với trên 1.500 tăng sinh.

Nông dân Thạch Tam, ấp Sóc Xoài, xã Hiệp Hòa, huyện Cầu Ngang (Trà Vinh) chăm sóc vụ ớt mới.
Nông dân Thạch Tam, ấp Sóc Xoài, xã Hiệp Hòa, huyện Cầu Ngang (Trà Vinh) chăm sóc vụ ớt mới.

Việc quan tâm thực hiện công tác tôn giáo đã tác động tích cực đến công tác bảo đảm an ninh, trật tự vùng đồng bào dân tộc Khmer, đồng thời là điều kiện đủ để triển khai hiệu quả các chính sách đầu tư, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội. Những thành tựu trên các lĩnh vực ở vùng đồng bào dân tộc Khmer là lời phản bác đanh thép đối với các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch về chính sách dân tộc, tôn giáo, vấn đề dân chủ, nhân quyền.

Hòa thượng Đào Như - Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP. Cần Thơ bày tỏ: Sự quan tâm, chăm lo trong mọi lĩnh vực đời sống của Đảng, Nhà nước càng làm tăng thêm niềm tin son sắt, củng cố thêm khối Đại đoàn kết toàn dân tộc.

Hòa thượng Đào Như cho biết, từ sự quan tâm, thường xuyên hỗ trợ, giúp đỡ của các cấp chính quyền địa phương mà các chư tăng, Phật tử nói riêng và đồng bào Khmer nói chung dần ổn định đời sống. Hòa thượng Đào Như khẳng định, sẽ tiếp tục vận động các vị chư tăng, tăng sinh, đồng bào dân tộc Khmer giữ gìn tiếng nói, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc, thực hiện tốt Phật sự, sẵn sàng chung tay đồng hành với dân tộc vượt qua mọi khó khăn, chung sức xây dựng quê hương ngày càng khởi sắc.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng yêu cầu 100% TTHC liên quan đến doanh nghiệp được thực hiện trực tuyến

Thủ tướng yêu cầu 100% TTHC liên quan đến doanh nghiệp được thực hiện trực tuyến

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính (TTHC), bảo đảm 100% TTHC liên quan đến doanh nghiệp được thực hiện trực tuyến, thông suốt, liền mạch, hiệu quả, minh bạch, giảm tối đa giấy tờ; tổ chức triển khai thực hiện TTHC không phụ thuộc vào địa giới hành chính trong phạm vi cấp tỉnh, hoàn thành trong năm 2025.
Quảng Ninh: Đảm bảo an toàn giao thông trên cao tốc trong mùa mưa bão

Quảng Ninh: Đảm bảo an toàn giao thông trên cao tốc trong mùa mưa bão

Xã hội - Mỹ Dung - 1 giờ trước
Mùa mưa bão đang đến gần kéo theo nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến an toàn giao thông trên các tuyến cao tốc của tỉnh Quảng Ninh, với mạng lưới đường cao tốc dài gần 200km, đóng vai trò huyết mạch kết nối khu vực phía Bắc với quốc tế. Trước tình hình đó, các đơn vị quản lý đã triển khai hàng loạt biện pháp ứng phó nhằm giảm thiểu rủi ro, đảm bảo giao thông an toàn, thông suốt.
Lào Cai: Tăng cường điều trị, phòng bệnh sởi giảm thiểu số ca biến chứng nặng

Lào Cai: Tăng cường điều trị, phòng bệnh sởi giảm thiểu số ca biến chứng nặng

Sức khỏe - Trọng Bảo - 1 giờ trước
Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Lào Cai, từ tháng 7/2024 đến nay, toàn tỉnh ghi nhận hơn 4.500 ca mắc sởi tại 9/9 huyện, thị xã, thành phố. Đặc biệt, trong những tháng gần đây, số ca mắc sởi gia tăng và nhiều ca diễn biến nặng. Để giảm thiểu số ca diến biến nặng cũng như tăng cường phòng chống lây lan bệnh; ngành Y tế Lào Cai đã và đang triển khai nhiều giải pháp quyết liệt.
Thanh Hóa: Tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tôn giáo

Thanh Hóa: Tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tôn giáo

Dân tộc - Tôn giáo - Quỳnh Trâm - 1 giờ trước
Ngày 22/5, Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ bội Biên phòng tỉnh và UBND huyện Mường Lát tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tôn giáo cho chức sắc, chức việc đạo Tin lành trên địa bàn tỉnh năm 2025.
Bộ Công an Khánh thành 700 căn nhà tặng các hộ gia đình khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu

Bộ Công an Khánh thành 700 căn nhà tặng các hộ gia đình khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu

Xã hội - Như Tâm - Trần Lĩnh - 1 giờ trước
Ngày 22/5, Bộ Công an phối hợp với Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bạc Liêu tổ chức Lễ khánh thành, bàn giao 700 căn nhà tặng hộ khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu. Dự buổi lễ, có Trung tướng Nguyễn Ngọc Lâm - Thứ trưởng Bộ Công an; lãnh đạo Văn phòng Bộ Công an, các Cục nghiệp vụ thuộc Bộ Công an.
Thanh Hóa dôi dư hơn 3.600 cán bộ sau sắp xếp

Thanh Hóa dôi dư hơn 3.600 cán bộ sau sắp xếp

Xã hội - Quỳnh Trâm - 1 giờ trước
Ngày 22/5, ông Đỗ Minh Tuấn - Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, đã ký phê duyệt Đề án "Tổ chức bộ máy chính quyền địa phương, đơn vị sự nghiệp và phương hướng bố trí đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khi kết thúc việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, thành lập đơn vị hành chính cấp xã".
Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng

Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 22/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng. Chùa Thiên Tượng - Hoan Châu đệ nhị danh thắng. Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống dân tộc Mông xã Pà Cò. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Phát động Giải thưởng

Phát động Giải thưởng "Việt Nam Hạnh phúc - Happy Vietnam 2025”

Xã hội - Tào Đạt - 1 giờ trước
Giải thưởng truyền thông về quyền con người "Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam 2025" với khẩu hiệu “Hạnh phúc từ những điều giản dị”, dành cho công dân Việt Nam và người nước ngoài từ 15 tuổi trở lên. Đây là cơ hội thể hiện tình yêu quê hương, đất nước và lan tỏa hình ảnh tích cực về Việt Nam đến với bạn bè quốc tế.
Tàu khách liên vận quốc tế Việt - Trung hoạt động trở lại sau 5 năm gián đoạn

Tàu khách liên vận quốc tế Việt - Trung hoạt động trở lại sau 5 năm gián đoạn

Tin tức - Tào Đạt - 1 giờ trước
Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) cho biết, sau 5 năm tạm dừng hoạt động, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, đoàn tàu khách liên vận quốc tế Việt - Trung sẽ chính thức hoạt động trở lại từ ngày 25/5 tới đây.
Thường trực Tỉnh ủy Kon Tum chỉ đạo khẩn trương điều tra, xác định đối tượng phá rừng tại huyện Ia H’Drai

Thường trực Tỉnh ủy Kon Tum chỉ đạo khẩn trương điều tra, xác định đối tượng phá rừng tại huyện Ia H’Drai

Trang địa phương - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Liên quan vụ phá rừng tại Tiểu khu 747, xã Ia Tơi, huyện Ia H’Drai, mới đây, Văn phòng Tỉnh ủy Kon Tum đã có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy giao Đảng ủy UBND tỉnh, Ban Thường vụ Huyện ủy Ia H’Drai khẩn trương điều tra, xác định đối tượng vi phạm và tổ chức kiểm điểm, xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân có liên quan.
Khánh Hòa: Tổng kết Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025

Khánh Hòa: Tổng kết Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025

Công tác Dân tộc - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Chiều 22/5, UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức hội nghị tổng kết Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) .
Chương trình MTQG 1719 tạo đột phá phát triển vùng đồng bào DTTS

Chương trình MTQG 1719 tạo đột phá phát triển vùng đồng bào DTTS

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 1 giờ trước
Nhờ triển khai bài bản, linh hoạt và sát thực tiễn, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719) đang được các địa phương đẩy mạnh tiến độ. Từ đó, phát huy hiệu quả tích cực, tạo động lực phát triển bền vững và nâng cao toàn diện đời sống đồng bào DTTS.