Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nhà nuôi chim yến đang thay thế những vườn tiêu ở Chư Sê

Thuỳ Dung - 16:13, 02/03/2022

Nhận thấy điều kiện khí hậu, môi trường phù hợp với nghề nuôi chim yến, một số hộ dân trên địa bàn huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã mạnh dạn đầu tư, xây dựng nhà nuôi yến với mong muốn tìm được hướng đi mới để phát triển kinh tế sau khi bị vỡ mộng với cây tiêu- loại cây trồng được mệnh danh là “vàng đen” một thời.

Ông Phạm Tiến Dũng- Chủ tịch Hội yến sào Chư Sê (thứ 3 từ trái sang) và thành viên Hội yến sào Chư Sê trao đổi kinh nghiệm về nghề nuôi chim yến
Ông Phạm Tiến Dũng- Chủ tịch Hội yến sào Chư Sê (thứ 3 từ trái sang) và thành viên Hội yến sào Chư Sê trao đổi kinh nghiệm về nghề nuôi chim yến

Hướng đi mới

Huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai từng được biết đến là thủ phủ hồ tiêu với diện tích lớn nhất nhì ở Tây Nguyên. Một thời, hồ tiêu được ví như “vàng đen” vì mang lại lợi nhuận kinh tế cao, hàng ngàn người dân được đổi đời. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh, sự biến đổi khí hậu khiến diện tích lớn hồ tiêu bị thiệt hại nặng nề. Điều này khiến nhiều gia đình khánh kiệt vì không còn đủ khả năng để trang trải nợ nần. Người người phải bỏ xứ đi làm ăn xa, bán nhà, bán đất để trả lãi ngân hàng. Trước thực trạng trên, nhiều hộ gia đình đã bắt đầu chuyển đổi sang mô hình nuôi chim yến tại nhà với hi vọng vực dậy kinh tế và tìm hướng đi mới.

Ông Phạm Tiến Dũng (Thị trấn Chư Sê), Chủ tịch Hội yến sào Chư Sê- một trong những hộ dân tiên phong nuôi chim yến đầu tiên của huyện cho biết: Trước đây, gia đình tôi đầu tư hơn 8 ha tiêu, tương đương với 16.000 trụ. Đến năm 2014, vì ảnh hưởng của dịch bệnh nên hơn 8 ha tiêu bị chết hết. Trước những khó khăn về kinh tế, tôi quyết tâm tìm hướng đi mới để tìm cách trả nợ ngân hàng, vực dậy kinh tế gia đình. Sau khi tìm hiểu trên mạng internet và những người đi trước, tôi nhận thấy Chư Sê có rất nhiều tiềm năng trong việc nuôi chim yến như khí hậu và vùng thức ăn rất phù hợp. Nghĩ là làm, tôi quyết định bắt đầu thử sức với mô hình nuôi yến.

“Ban đầu, tôi thực hiện xây dựng nhà nuôi chim yến tại nhà với diện tích 90m2. Trong những năm đầu thì sản lượng yến thấp, nhưng từ năm thứ 5 trở đi thì lượng yến thu ổn định. Đến nay, tôi đã mở rộng ra được 5 căn nhà yến. Có 2 căn nhà 90m2 và căn 320m2 đã cho thu nhập ổn định, khoảng 26 kí (kg) yến/tháng”. Ông Dũng cho biết thêm.

Mô hình nhà nuôi chim yến đang là hướng đi mới của nhiều hộ dân huyện Chư Sê
Nuôi chim yến đang là hướng đi mới của nhiều hộ dân huyện Chư Sê

Cũng chuyển đổi từ trồng tiêu sang mô hình nhà nuôi chim yến, gia đình chị Trịnh Thị Mười (xã Ia Pal, huyện Chư Sê) cũng đã có những nguồn thu nhập ổn định. “Gia đình tôi trước đây đầu tư hơn 5.000 trụ tiêu. Trước khi bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh tiêu cho thu nhập rất cao và trở thành nguồn kinh tế chính trong gia đình. Tuy nhiên, đến năm 2015, vì ảnh hưởng bởi mưa bão, dịch bệnh mà hàng ngàn trụ tiêu của tôi cũng bị chết hết. Không ngại khó, tôi bắt đầu đi tìm hiểu và chuyển đổi mô hình sang làm nhà nuôi yến vào cuối năm 2018. Đến nay, sản lượng yến đã tăng theo hằng năm và cho thu nhập hiệu quả”.

Theo thống kế, hiện nay, trên địa bàn huyện Chư Sê đã có gần 230 nhà yến phân bố ở hầu hết các xã, thị trấn; trong đó, tập trung nhiều nhất trên địa bàn thị trấn Chư Sê với khoảng 100 nhà yến. Người dân tự cải tạo, cơi nới các công trình nhà ở hoặc đầu tư xây dựng mới các nhà nuôi yến, sử dụng các thiết bị âm thanh để dẫn dụ chim yến về làm tổ, sinh sản. Đến nay, hơn 2/3 số nhà yến trên địa bàn huyện đã cho thu tổ với sản lượng khoảng 50 kg tổ yến thô/tháng, trung bình mỗi hộ thu từ 1-3 kg tổ thô/tháng. Với giá thị trường từ 18-20 triệu đồng/kg, thu nhập của mỗi hộ từ nhà yến dao động từ 18-60 triệu đồng. Bên cạnh đó, nhiều hộ còn phát triển các mặt hàng yến sạch, yến tinh chế, yến chưng với giá bán cao hơn, đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường.

Để yến sào Chư Sê vươn xa

Tuy nghề nuôi chim yến đang trở thành một hướng đi mới đầy hiệu quả để phục hồi kinh tế của huyện Chư Sê nhưng các hộ gia đình theo nghề nuôi chim yến cũng gặp không ít khó khăn trong việc chuyển đổi mô hình kinh tế. Theo ông Phạm Tiến Dũng, Chủ tịch Hội yến sào Chư Sê, một trong những khó khăn hiện nay là khí hậu liên tục biến đổi khiến sản lượng yến cho thu chưa cao, nên không thể tổ chức thu mua mà chỉ bán lẻ tại chỗ. Các thành viên trong hội yến sào muốn mở rộng thêm nhà nuôi yến ngoài khu dân cư nhưng chưa tiếp cận được vốn ngân hàng vì chưa có quy định cho vay trong nghề nuôi yến. Bên cạnh đó, hiện nay, yến sào Chư Sê cũng chưa xây dựng được thương hiệu để từ đó nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm.

Hiện nay, sản phẩm yến sào của các hộ gia đình trên địa bàn huyện Chư Sê đã bước đầu thâm nhập thị trường
Hiện nay, sản phẩm yến sào của các hộ gia đình trên địa bàn huyện Chư Sê đã bước đầu thâm nhập thị trường

“Chúng tôi rất mong chính quyền địa phương cùng các thành viên trong hội yến sào Chư Sê cùng chung tay đoàn kết, xây dựng yến sào Chư Sê trở thành sản phẩm OCOP, xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, nhằm đưa sản phẩm yến sào vươn xa ra thị trường trong và ngoài nước. Từ đó nâng cao giá trị sảnphaarm, giúp người dân có điều kiện để phát triển kinh tế”, ông Dũng cho biết thêm.

Đánh giá về mô hình nhà nuôi yến và định hướng trong thời gian tới, ông Nguyễn Văn Hợp, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Chư Sê cho biết: Việc chuyển đổi từ trồng tiêu sang mô hình nuôi chim yến rất hiệu quả, đem lại thu nhập cao và ổn định cho người sản xuất. Thời gian tới, phòng Nông nghiệp sẽ tiếp tục hướng dẫn cho các hộ về mặt thủ tục hành chính trong quá trình xây dựng nhà yến, thực hiện theo đúng quy hoạch, kế hoạch và những quy định về vùng nuôi chim yến đã được quy định. Đẩy mạnh việc triển khai những công việc liên quan đến cơ sở chăn nuôi để đảm bảo vệ sinh môi trường, tiếng ồn và vệ sinh an toàn thực phẩm. Vận động các hộ nuôi yến đầu tư các trang thiết bị vào chăn nuôi cũng như chế biến sản phẩm để đưa ra sản phẩm chất lượng nhất.

“Đồng thời, chúng tôi sẽ hướng dẫn Hội yến liên kết lại với nhau để tìm hướng đi phù hợp trong thời gian tới, triển khai tới các hộ về việc đăng kí sản phẩm OCOP. Từng bước xây dựng thương hiệu yến sào Chư Sê để tham gia vào các sàn thương mại điện tử nhằm quảng bá sản phẩm yến sào ra thị trường trong và ngoài nước”, ông Hợp cho biết thêm.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Thúc đẩy thị trường tín chỉ carbon rừng ở Việt Nam

Thúc đẩy thị trường tín chỉ carbon rừng ở Việt Nam

Phát triển thị trường carbon rừng góp phần thực hiện mục tiêu giảm phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050, đồng thời giúp người dân dần từ bỏ thói quen xâm hại rừng, ngày càng tham gia tích cực hơn vào công tác giữ gìn, bảo vệ hệ sinh thái rừng, đảm bảo sự phát triển kinh tế bền vững.
Tin nổi bật trang chủ
Đăk Hà (Kon Tum) hỗ trợ bò sinh sản nhưng khi nhận lại là bê: Trách nhiệm đơn vị cung ứng bò ở đâu?

Đăk Hà (Kon Tum) hỗ trợ bò sinh sản nhưng khi nhận lại là bê: Trách nhiệm đơn vị cung ứng bò ở đâu?

Sau khi Báo Dân tộc và Phát triển có loạt bài phản ánh “Đăk Hà (Kon Tum): Hỗ trợ bò sinh sản nhưng khi nhận lại là bê”, UBND tỉnh Kon Tum và Huyện ủy, UBND huyện Đăk Hà đã có chỉ đạo làm rõ trách nhiệm. Mới đây, Thanh tra huyện Đăk Hà đã ban hành Kết luận thanh tra chỉ ra hàng loạt khuyết điểm, sai phạm của UBND xã Ngọk Wang trong quá trình triển khai thực hiện Dự án. Tuy nhiên, trách nhiệm của đơn vị cung ứng bò là Cơ sở sản xuất và kinh doanh Nhân Phát vẫn chưa được chỉ rõ khi cấp bò thiếu trọng lượng theo Dự án được phê duyệt. Vấn đề này đang tạo ra dư luận trái chiều ở địa phương.
Lễ hội Té nước của dân tộc Lào

Lễ hội Té nước của dân tộc Lào

Media - BDT - 22:57, 16/04/2024
Dân tộc Lào hiện có khoảng 13.000 người, sinh sống chủ yếu tại các tỉnh Điện Biên, Sơn La, Lai Châu, Lào Cai bằng nghề trồng lúa nước, chăn nuôi, đan lát, dệt thổ cẩm... Hiện nay, đồng bào vẫn bảo tồn nguyên vẹn nét văn hóa truyền thống đặc trưng, trong đó có Lễ hội Té nước (Bun Vốc Nậm).
Công bố biểu trưng Đại hội đại biểu toàn quốc Hội LHTN Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2024-2029

Công bố biểu trưng Đại hội đại biểu toàn quốc Hội LHTN Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2024-2029

Tin tức - Văn Hoa - Hải Đăng - 22:07, 16/04/2024
Chiều 16/4, Trung ương Hội Liên Hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam công bố biểu trưng Đại hội đại biểu toàn quốc Hội LHTN Việt Nam lần thứ IX nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Tái hiện Tết Chôl Chnăm Thmây 2024 tại Thủ đô Hà Nội

Tái hiện Tết Chôl Chnăm Thmây 2024 tại Thủ đô Hà Nội

Sắc màu 54 - Nguyệt Anh - 21:47, 16/04/2024
Trong những ngày này, đồng bào dân tộc Khmer đang rộn ràng đón Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây (diễn ra từ ngày 13-16/4/2024). Không có điều kiện vào vùng Nam Bộ dịp này, nhiều du khách, phật tử đã có mặt tại không gian chùa Kh’léang tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) để trải nghiệm hoạt động đón Tết cổ truyền, do đồng bào Khmer tỉnh Sóc Trăng tái hiện.
Tin trong ngày - 16/4/2024

Tin trong ngày - 16/4/2024

Media - BDT - 20:00, 16/04/2024
Bản tin trong ngày củaBáo Dân tộc và Phát triển, ngày 16/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Cử tri và Nhân dân lo lắng về nhiều vấn đề dân sinh bức xúc trong xã hội. Ngọc Hồi (Kon Tum): Người dân khổ vì ô nhiễm rác thải. Người tiên phong đẩy lùi hủ tục ở vùng cao Thanh Hóa. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Nghiện game có phải là một bệnh lý về tâm thần?

Nghiện game có phải là một bệnh lý về tâm thần?

Media - BDT - 19:31, 16/04/2024
Nghiện game không phải yếu tố tâm lý. Tuy nhiên, nghiện là một bệnh của não bộ làm biến đổi thể chất và tinh thần của người bệnh.Thống kê tại Viện Sức khỏe tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) cho thấy đang có sự gia tăng thanh thiếu niên nghiện game đến khám, điều trị nghiện game và các bệnh rối loạn tâm thần kèm theo. Vậy nghiện game có thể được xem là một bệnh lý về tâm thần, với các biểu hiện của rối loạn kiểm soát hành vi. Trong chương trình hôm nay, chúng tôi mong muốn sẽ cung cấp cho quý vị và các bạn một số cách xử trí đối với người nghiện game.
Tin trong ngày - 16/4/2024

Tin trong ngày - 16/4/2024

Bản tin trong ngày củaBáo Dân tộc và Phát triển, ngày 16/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Cử tri và Nhân dân lo lắng về nhiều vấn đề dân sinh bức xúc trong xã hội. Ngọc Hồi (Kon Tum): Người dân khổ vì ô nhiễm rác thải. Người tiên phong đẩy lùi hủ tục ở vùng cao Thanh Hóa. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Gạo giả và bài toán uy tín, thương hiệu

Gạo giả và bài toán uy tín, thương hiệu

Sự kiện - Bình luận - Thanh Huyền - 19:25, 16/04/2024
Vấn đề gạo giả đã và đang gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến người tiêu dùng cũng như uy tín của ngành nông nghiệp Việt Nam. Để ngăn chặn hiện tượng này, cần có những biện pháp cụ thể và hiệu quả.
Nông dân Lai Châu thi hái, sao chè

Nông dân Lai Châu thi hái, sao chè

Phóng sự - Hà Minh Hưng - 19:21, 16/04/2024
Thi hái, sao chè là một trong các hoạt động sôi nổi tại “Lễ hội trà và Tuần Văn hóa du lịch huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu lần thứ nhất năm 2024”. Lễ hội nhằm tôn vinh, lưu giữ, phát triển giá trị của cây chè, người làm chè; gặp gỡ, giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm của người trồng, chế biến, sản xuất, kinh doanh chè ở Than Uyên. Đây là dịp để quảng bá tiềm năng kinh tế, thế mạnh du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, giới thiệu cây chè, sản phẩm trà Tân Uyên tới du khách.
Lệch chuẩn khi phụ huynh giải quyết bạo lực học đường bằng bạo lực

Lệch chuẩn khi phụ huynh giải quyết bạo lực học đường bằng bạo lực

Xã hội - Minh Nhật - 19:15, 16/04/2024
Các vụ bạo lực học đường xảy ra ngày càng nhiều, không chỉ học sinh bạo hành lẫn nhau, giáo viên bạo hành học sinh, phụ huynh hành hung giáo viên mà không ít phụ huynh bạo hành bạn học của con, đến nỗi phải nhập viện cấp cứu, chuyên gia cho rằng đây thực sự là một hệ quả của một chuỗi các hành vi lệch chuẩn.
Cách tra cứu điểm thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh

Cách tra cứu điểm thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh

Giáo dục - T.Hợp - 19:09, 16/04/2024
Ngày 15/4, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh công bố điểm thi đánh giá năng lực đợt 1. Để biết điểm thi, thí sinh làm theo các bước dưới đây để xem điểm thi đánh giá năng lực nhanh nhất.
Dự kiến hoàn thành điều tra dân số và nhà ở vùng DTTS Nghệ An giữa kỳ năm 2024

Dự kiến hoàn thành điều tra dân số và nhà ở vùng DTTS Nghệ An giữa kỳ năm 2024

Xã hội - An Yên - 19:07, 16/04/2024
Công tác thống kê, điều tra dân số và nhà ở nói chung, vùng DTTS ở Nghệ An trong tháng 4 năm 2024 đang bước vào giai đoạn cuối cùng. Dù gặp một số khó khăn, vướng mắc nhưng tiến độ điều tra, thống kê vẫn đảm bảo theo kế hoạch.