Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Xóm chăn bò trên đèo Chư Sê

PV - 15:50, 11/04/2018

Gần 150 con người từ khắp nơi quần tụ ở lưng đèo Chư Sê thuộc xã HBông, huyện Chư Sê (Gia Lai) lập nên những căn nhà đơn sơ chuyên nhận nuôi bò thuê. Từ lâu, người ta gọi nơi đây là xóm chăn bò.

Ánh sáng mở ra là những đứa trẻ ở xóm chăn bò đã được đến trường. Ánh sáng mở ra là những đứa trẻ ở xóm chăn bò đã được đến trường.

 

Cực nhọc theo nghề

Anh Trần Văn Hải nhớ như in cuối năm 2017 mới “nhập cư” vào xóm chăn bò này. Anh được chủ nhận và giao chăn thuê 20 con bò. Nhưng vì chưa quen địa bàn, bò của gia chủ lại hỗn không chịu ăn theo bầy nên anh đã để một con bò đi thất lạc. Suốt đêm hôm ấy vừa sợ chủ đuổi việc vừa sợ bị bắt đền nên anh đã lùng sục khắp các vùng núi rừng của huyện Chư Sê để tìm kiếm. Gần 2 giờ sáng ngày hôm sau anh mới tìm được bò. Tuy nhiên, chân cũng bị dập mất một ngón do té ngã… Dẫu vậy, anh vẫn phải bám lấy nghề.

Hầu hết những người ở xóm chăn bò là dân từ Bình Định, Quảng Ngãi, Lâm Đồng... hợp lại. Anh Trần Bình Trung (quê Quảng Ngãi), người có thâm niên chăn bò 6 năm ở đây, cho biết: Do hoàn cảnh ở quê nghèo khó, lại không có nghề nghiệp nên mình quyết định lên đây mưu sinh bằng nghề chăn bò thuê. Nghề chăn bò thuê này cũng được bữa đói, bữa no mà thôi. Nếu không may mà làm mất một còn bò thì coi như cả năm ấy không có đồng lương nào gửi về nhà cả.

Anh Trung nhớ lại, trước khi chăn bò thuê cho ông chủ hiện tại, từng chăn thuê cho một người khác, đó là chủ trang trại bò Công Phụng ở xã HBông. Ông chủ trang trại Công Phụng rất khó tính, chỉ vì chưa kịp tìm thấy một con bò đi lạc mà ông ấy chửi người chăn thuê như tát nước vào mặt. Nhiều chủ khác cũng vậy, dù đã tìm thấy bò nhưng vẫn kiên quyết trừ nửa tháng lương của người chăn thuê mới thôi.

Nhiều người chăn bò thuê bộc bạch rằng: nghĩ cũng tủi thân nhưng đành chịu vậy chứ than thở miết cũng chẳng được gì. Chị Lê Thanh Tâm, người bám trụ lâu năm với nghề chăn bò thuê chua chát cho biết: Giữa năm 2016, tôi chăn bò thuê cho ông chủ trang trại bò thịt Đức Hậu. Cũng chỉ vì một chú bò tách bầy đi ăn về muộn mà ông ấy không cho người làm lĩnh lương nửa tháng. Nghề chăn bò này cực lắm, nhất là bò đực đến kỳ động đực là nó đi tìm bạn tình, cứ sểnh là nó đi lạc ngay. Có những lần đi tìm bò trong nỗi lo lắng lẫn sợ hãi mà không còn thấy có cảm giác đói là gì nữa.

Sống trong Gia Lai

Tiếp tục lần theo con đường lầy lội còn in đậm dấu chân bò, chúng tôi vào nhà chị Lê Thị Thanh và chị Trần Thị Hà ở xóm chăn bò. Gọi là nhà nhưng thực ra đó chỉ là những căn lán tạm bợ được dựng lên bằng ván hoặc các loại vật liệu, vôi vữa thừa được xin về từ các công trình xây dựng. Ngay phía sau của những căn nhà đơn sơ này là trang trại với hàng trăm con bò.

Chị Thanh bảo: Chúng tôi cũng biết sống như thế sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe nhiều lắm, vì mỗi khi gió mạnh mùi phân bò thốc vào rất khó chịu. Căn nhà tuy nhỏ vậy nhưng là tổ ấm của gia đình chúng tôi đó. Theo hai chị, cách đây mấy năm, gia đình các chị dắt díu nhau từ vùng quê nghèo ở Quảng Ngãi lên đây và mỗi nhà nhận nuôi thuê gần 100 con bò cho doanh nghiệp Phúc Duy (Gia Lai).

baodantoc_chan_bo1 Chăn bò thuê là một nghề cực nhọc, nhiều rủi ro.

 

“Ăn ngủ với bò riết rồi cũng quen, cực khổ lắm nhưng chắt chiu thì cũng đủ nuôi gia đình và dành dụm được chút ít cho con sau này ăn học”, chị Thanh cho biết thêm. Cạnh nhà chị Thanh là chị Thùy. Từ sau Tết Mậu Tuất đến nay chị Thùy cứ ốm o, ngày khỏe cũng chỉ ăn được bát cháo. Chị Thùy tâm sự: Do quanh năm ngửi mùi phân bò và xú uế nên sức khỏe ngày càng bị ảnh hưởng, chắc chắn là viêm phổi rồi. Biết thế nhưng không có điều kiện, không có tiền đi khám nên đành chịu. Không chỉ có chị Thùy mà nhiều người phụ nữ khác trong xóm chăn bò này cũng nhiễm các bệnh về đường hô hấp vì triền miên sống quanh các chuồng bò.

Ước vọng chân trời mới

Ngoài dân tứ xứ tụ về, ở xóm chăn bò còn có hàng chục gia đình là người đồng bào dân tộc thiểu số ở địa phương cũng nhận chăn bò thuê. Ông Đinh Rít (người Ba Na) cho biết: Mình không có điều kiện thì đi chăn bò thuê để phụ giúp gia đình đỡ cực. Ở xóm chăn bò này chúng tôi cũng yêu thương, đùm bọc nhau lắm.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, nghề chăn bò thuê nếu tính chi li so với nghề nông ở một số vùng quê vẫn khá hơn nhưng các bệnh tật từ việc ô nhiễm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cũng nhiều hơn. “Ở quê, ngoài việc đồng áng, vợ chồng tôi chạy chợ buôn bán cả ngày mà cuộc sống vẫn cứ thiếu thốn đủ bề nên khi được người em họ giới thiệu, chúng tôi lên đây chăn bò thuê. Bước đầu chưa quen nên chỉ nhận nuôi 50 con. Tính ra mỗi tháng cũng thu nhập được 3-4 triệu đồng, sau khi trừ chi phí cũng dư được 1,5-2 triệu đồng. Đó là chưa kể tiền bán phân mỗi tháng cũng thêm được khoảng 500.000 đồng”, anh Bùi Văn Hiền (quê Bình Định) cho biết.

Tuy có thu nhập vài triệu đồng/tháng nhưng nghề chăn bò thuê ở xóm chăn bò này lắm gian nan. Suốt cả năm trời, chân phải đạp lên đá núi nhiều khi tứa máu, đau đến phát khóc. Đặc biệt, vào mùa khô phải đi vài km để gánh nước về cho bò uống. Những lúc bò đi lạc phải đi tìm... Hơn nữa, bây giờ việc chăn bò ở đây cũng ngày càng khó do diện tích đồng cỏ đang bị thu hẹp dần vì người dân khai hoang làm nương rẫy.

Với những người làm nghề chăn bò thuê nơi đây, tương lai mới của họ vẫn còn mịt mùng nhưng không thể không hy vọng. Đặc biệt, nhiều đứa trẻ ở xóm chăn bò thuê đã được nhận vào một số trường học ở địa phương. Đó chính là niềm hy vọng cho một tương lai tốt đẹp hơn.

ĐÔNG HƯNG

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Gia Lai: Xảy ra nhiều vụ cháy mía tại khu vực phía Đông

Gia Lai: Xảy ra nhiều vụ cháy mía tại khu vực phía Đông

Từ đầu tháng 3 đến nay, tại các địa phương phía Đông tỉnh Gia Lai liên tiếp xảy ra tình trạng mía cháy. Gần 15 ha của hơn 10 hộ dân tại huyện Kbang và thị xã An Khê đang thời kỳ thu hoạch đã bị ngọn lửa thiêu rụi.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng: Vĩnh Phúc phải tiên phong, mạnh mẽ, hiệu quả hơn nữa, tự lực, tự cường phát triển nhanh, bền vững

Thủ tướng: Vĩnh Phúc phải tiên phong, mạnh mẽ, hiệu quả hơn nữa, tự lực, tự cường phát triển nhanh, bền vững

Chiều 16/3, tại thành phố Vĩnh Yên, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc về tình hình kinh tế - xã hội, phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới, giải quyết các đề xuất, kiến nghị của tỉnh, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc.
Nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng: Sân chơi bổ ích trong trường nội trú vùng cao

Nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng: Sân chơi bổ ích trong trường nội trú vùng cao

Giáo dục - Nguyễn Thế Lượng - 23:33, 16/03/2025
Tại Nhà sinh hoạt cộng đồng, một công trình độc đáo và hữu ích của Trường PTDT Nội trú THCS&THPT huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai có một không gian mang đậm sắc màu văn hóa các dân tộc, là nơi để các em học sinh nội trú tham gia các hoạt động trải nghiệm, sinh hoạt tập thể.
Khơi dậy niềm tự hào quê hương trong thế hệ trẻ Gia Lai

Khơi dậy niềm tự hào quê hương trong thế hệ trẻ Gia Lai

Xã hội - Hòa Bình - 23:26, 16/03/2025
Nhằm khơi dậy tình yêu quê hương, ý thức gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong lớp trẻ đoàn viên, thanh niên, các tổ chức Đoàn ở Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động tham quan, mô hình trải nghiệm tại vùng biên giới, các làng DTTS.
Đánh thức tiềm năng du lịch Vĩnh Thạnh

Đánh thức tiềm năng du lịch Vĩnh Thạnh

Xã hội - T.Nhân - H.Trường - 23:21, 16/03/2025
Vĩnh Thạnh là một trong những huyện miền núi của tỉnh Bình Định, có nhiều tiềm năng về phát triển du lịch, từ văn hóa truyền thống của người dân cho đến những danh lam thắng cảnh hữu tình. Trong những năm gần đây, địa phương này đã và đang tổ chức nhiều hoạt động nhằm phát huy lợi thế sẵn có để tạo nên các sản phẩm du lịch đặc trưng nhằm thu hút khách du lịch.
Năm an cư

Năm an cư

Xã hội - Thanh Hải - 23:17, 16/03/2025
Cả nước như đang vào hội – ngày hội xóa nhà tạm, nhà dột nát. Trên tinh thần sẻ chia, trách nhiệm, người đứng đầu Chính phủ đã truyền đi thông điệp mạnh mẽ: đến hết tháng 10/2025 phải cơ bản hoàn thành chương trình này. Khí thế ấy, tinh thần ấy đã làm nên chủ đề của năm 2025 - Năm an cư.
Khám phá Lễ cầu mùa của người Dao Lô Gang

Khám phá Lễ cầu mùa của người Dao Lô Gang

Trang địa phương - Mỹ Dung - CTV - 23:13, 16/03/2025
Lễ hội Cầu mùa (Lễ Cầu mùa) của người Dao Lô Gang huyện Sơn Động (Bắc Giang) đã có truyền thống từ lâu đời, được duy trì và gìn giữ qua nhiều thế hệ. Hiện nay, Lễ hội được huyện đưa vào danh sách bảo tồn nhằm phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch.
Lễ hội làng Bát Tràng là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lễ hội làng Bát Tràng là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 15/3, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ hội làng Bát Tràng là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Vẻ đẹp độc đáo của Tòa thánh Tây Ninh. Lão nông biến đồi hoang thành trang trại trù phú. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thanh niên Bình Định góp sức xoá nhà tạm

Thanh niên Bình Định góp sức xoá nhà tạm

Xã hội - T.Nhân - N.Triều - 23:03, 16/03/2025
Phong trào “Thanh niên chung sức xóa nhà tạm, nhà dột nát” đã trở thành một trong những hoạt động nổi bật mà thanh niên Bình Định đã thực hiện vì cộng đồng trong thời gian qua. Hoạt động này, góp phần giúp cho nhiều người dân nghèo ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn có được chỗ ở ổn định.
Miễn học phí - Giảm “gánh nặng” cho người dân vùng cao

Miễn học phí - Giảm “gánh nặng” cho người dân vùng cao

Giáo dục - Trọng Bảo - 22:52, 16/03/2025
Vừa qua, Bộ Chính trị quyết định thực hiện miễn toàn bộ học phí cho học sinh từ Mầm non đến hết THPT công lập trên phạm vi cả nước, bắt đầu từ năm học 2025 - 2026. Đây là chủ trương có ý nghĩa rất lớn trong thực hiện chính sách an sinh xã hội; đặc biệt, với người dân các tỉnh vùng cao như Lào Cai, đời sống còn nhiều khó khăn thì việc con em mình đi học được miễn hoàn toàn học phí sẽ góp phần giảm bớt gánh nặng về kinh tế; qua đó, nâng cáo tỷ lệ chuyên cần cũng như chất lượng giáo dục.
Những điều thú vị ở làng Làng củi lũ

Những điều thú vị ở làng Làng củi lũ

Phóng sự - T.Nhân - H.Trường - 22:46, 16/03/2025
Từ những thanh củi trôi dạt ở bờ biển, bờ sông đã được những người thợ ở Làng củi lũ Hội An (Quảng Nam) "tái sinh" thành những tác phẩm nghệ thuật độc đáo, thu hút khách trong và ngoài nước đến thưởng ngoạn...
Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Kon Tum

Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Kon Tum

Tin tức - Ngọc Chí - 22:41, 16/03/2025
Tối 16/3, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Kon Tum long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Kon Tum (16/3/1975 - 16/3/2025).
Thủ tướng dự khởi công dự án nhà ở xã hội 7.000 tỷ đồng tại Vĩnh Phúc

Thủ tướng dự khởi công dự án nhà ở xã hội 7.000 tỷ đồng tại Vĩnh Phúc

Thời sự - PV - 16:05, 16/03/2025
Trưa 16/3, trong chương trình công tác tại tỉnh Vĩnh Phúc, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khởi công xây dựng công trình nhà ở xã hội thuộc Dự án Khu đô thị mới Nam Vĩnh Yên, giai đoạn 1.