Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nuôi yến-Nghề mới ở Kon Tum

PV - 06:31, 13/01/2018

Những năm gần đây, tại Kon Tum, một số hộ dân đã thử nghiệm thành công mô hình nuôi chim yến. Đây là một nghề mới ở địa phương hứa hẹn mang lại thu nhập cao cho người dân

Chiêu dụ “lộc trời”

Quen anh đã lâu, nhưng phải sau mấy lần hẹn tôi mới được mục kích tường tận ngôi nhà nuôi yến và nghe anh kể về thú vui tao nhã ngắm đàn chim yến chao liệng trước áng mây chiều…

Người được trời ban lộc và nhân lộc thành công đó là anh Dương Chuyện, phường Thắng Lợi, TP. Kon Tum. Anh Chuyện kể rằng, việc anh nuôi yến hay nói đúng hơn được “trời ban lộc yến” là duyên kỳ ngộ. Nhà anh ở, trước nhà có hàng dừa. Vào một buổi chiều sau giờ làm việc, anh đưa mắt lên hàng dừa xanh thư giãn. Bỗng nhiên, anh phát hiện có mấy cặp chim ngủ trên hàng dừa. Ban đầu anh nghĩ là chim én, nhưng sau khi nhìn kỹ lại là chim yến.

Vốn là dân ven biển miền Trung, việc phân biệt chim yến với anh không khó. Anh nghĩ có lẽ đây là “lộc trời”. Nắm bắt cơ hội, tìm hiểu nhiều người nuôi yến ở các tỉnh ven biển và TP. Hồ Chí Minh, anh mời chuyên gia yến sào lên khảo sát địa thế. Sau cái gật đầu của chuyên gia cùng với sự tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật, năm 2012 anh bắt đầu xây nhà nuôi yến và đưa máy chim yến về lắp đặt để dẫn dụ yến. Chẳng bao lâu, yến kéo nhau về. Lúc đầu vài cặp, sau đó đàn yến tăng dần lên qua năm tháng. Đến nay, đàn chim yến nhiều không đếm xuể.

Chiêu dụ “lộc trời” Chiêu dụ “lộc trời”

Hằng ngày, cứ 5 giờ sáng yến đi ăn, 4-5 giờ chiều yến kéo nhau về. Theo thói quen, trước khi vào tổ, vào nơi nghỉ ngơi, từng cặp yến quần trên mái nhà vài vòng rồi mới vào hẳn. Nuôi chim yến, ngoài giá trị kinh tế, còn là một thú vui tao nhã. Hằng ngày buổi chiều sau giờ làm việc, anh thường về nhà ngồi xem yến chao liệng. Xem yến chao liệng, anh có thể biết sự tăng trưởng của đàn yến.

Tiếng là nuôi yến, nhưng anh cũng như nhiều người thành công trong giới nuôi yến đều không phải tốn tiền mua thức ăn cho yến. Thức ăn của yến là các loài phù du trên bầu trời. Hằng ngày, yến bay trên bầu trời kiếm ăn xa hàng trăm km, chiều tối mới kéo nhau bay về. Người nuôi chỉ tốn tiền của ban đầu xây nhà cho yến. Khi đã dụ được yến về nhà, yến không bao giờ bỏ đi, trừ trường hợp nơi ở quá chật cần phải phân đàn hoặc môi trường nơi ở bất ổn, không an toàn cho bầy đàn. Đàn chim yến gắn bó với gia đình anh từ đó đến nay liên tục sinh sôi nảy nở.

Triển vọng nghề nuôi yến

Từ cái duyên kỳ ngộ, gia đình anh gắn bó với chim yến từ ấy. Nghiên cứu về chim yến, anh Chuyện cũng cho biết, chim yến làm tổ trong nhà cũng như trong môi trường tự nhiên hoàn toàn không có sự khác biệt, bởi ở đâu yến cũng ăn phù du, động vật nhỏ bay trên không.

Tổ yến có nhiều loại: bạch yến, hồng yến và huyết yến (yến huyết). Giá trị cao nhất là huyết yến, đến hồng yến và cuối là bạch yến. Tuy nhiên, yến huyết, hồng yến là của hiếm, chỉ chiếm khoảng 10% sản lượng khai thác trong tự nhiên; còn lại là bạch yến. “Tuy nhiên, dù là dùng bạch yến, hồng yến hay yến huyết thì giá trị dinh dưỡng như nhau, không khác mấy và đều rất tốt cho sức khỏe”, anh Chuyện khẳng định.

Theo anh Chuyện, điểm khác biệt là yến nuôi trong nhà có môi trường ổn định, sinh sản quanh năm. Còn yến trong môi trường tự nhiên sinh sản theo mùa. Cũng như các cơ sở nuôi yến khác, hằng năm anh Chuyện khai thác tổ yến từ ba đến bốn lần. Thời điểm khai thác, anh chọn vào thời điểm yến con trưởng thành, rời tổ.

Tuy mới đi vào khai thác tổ yến hai năm trở lại đây, nhưng hằng tháng sau khi trừ đi các tổ yến dùng để ăn, biếu, còn lại anh kiếm được khoảng 10 triệu đồng/tháng. Sản lượng yến thu được của gia đình anh không đủ cung ứng cho thị trường Kon Tum (mặc dù trên địa bàn tỉnh hiện nay vẫn có một số cơ sở kinh doanh Yến Việt có uy tín, giá yến từ 7,5-13,5 triệu đồng/hộp 12 tổ yến-tùy từng loại).

Cũng theo anh Chuyện, hiện nay, ngoài gia đình anh, trên địa bàn tỉnh có 2 hộ khác nuôi yến thành công (1 hộ nuôi yến nằm ở đường Trần Phú, TP. Kon Tum và 1 hộ nuôi yến ở xã Đăk Mar, huyện Đăk Hà). Các hộ này cũng đã có sản phẩm.

Khi tôi thử đặt vấn đề nuôi yến, anh Chuyện không giấu nghề, mà còn khuyến khích. Tuy nhiên, để có được “lộc trời” không phải dễ, nó còn đòi hỏi môi trường nơi ở yên lành và vốn liếng đầu tư xây dựng nhà yến. Dù vậy, việc anh Chuyện cùng một số hộ gia đình nuôi yến thành công đã mở thêm một nghề nuôi mới có giá trị kinh tế cao ở tỉnh Kom Tum.

VĂN NHIÊN

 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây chuối hột hiệu quả

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây chuối hột hiệu quả

Chuối hột còn có tên gọi là chuối chát có công dụng chữa bệnh thật tuyệt vời. Kỹ thuật trồng chuối hột tuy không khó nhưng đòi hỏi phải thực hiện theo đúng quy trình, trình tự. Dưới đây là kỹ thuật trồng và chăm sóc chuối hột hiệu quả mời bà con tham khảo.
Tin nổi bật trang chủ
Lễ hội Puh Hơ Drih của dân tộc Ba Na

Lễ hội Puh Hơ Drih của dân tộc Ba Na

Media - BDT - 8 giờ trước
Lễ hội Puh Hơ Drih còn gọi là Lễ Cầu An, được đồng bào dân tộc Ba Na tổ chức với mong muốn nguyện cầu những điều bình an và may mắn. Theo truyền thống, mùa lễ hội của đồng bào các DTTS ở Tây Nguyên thường diễn ra từ vụ thu năm này sang mùa tỉa năm sau, khoảng từ tháng 11 đến tháng 12 dương lịch. Tuy vậy, lễ cầu an có khi được tổ chức trước lúc thu hoạch mùa màng nhằm xua đuổi rủi ro, xui xẻo và cầu mong những điều tốt lành cho dân làng.
Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa trong trường học

Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa trong trường học

Media - Trọng Bảo - 9 giờ trước
Bên cạnh việc trang bị cho các em học sinh kiến thức theo chương trình giáo dục phổ thông, thời gian qua, các trường học vùng cao ở Lào Cai luôn quan tâm đến công tác bồi dưỡng, nâng cao nhận thức của học sinh về văn hóa truyền thống các dân tộc. Thông qua nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo, đã giúp các em học sinh hiểu và tự hào hơn đối với văn hóa cộng đồng các dân tộc. Từ đó, giúp các em trở thành những "sứ giả” trong bảo tồn và quảng bá, phát huy giá trị văn hóa các DTTS.
Thanh Hóa cần sớm hỗ trợ kinh phí cho người dân tái định cư

Thanh Hóa cần sớm hỗ trợ kinh phí cho người dân tái định cư

Media - Quỳnh Trâm - CTV - 9 giờ trước
Thực hiện quyết định 1776 của Thủ tướng về chương trình bố trí dân cư các vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng giai đoạn 2013 - 2020, tỉnh Thanh Hóa đã di chuyển được 1.138 hộ đến nơi an toàn. Tuy nhiên, đến nay vẫn còn 145 hộ dân sống tại khu vực miền núi chưa được nhận tiền hỗ trợ tái định cư.
Giữ “hồn” nhà rông Ba Na ở Kon Măh

Giữ “hồn” nhà rông Ba Na ở Kon Măh

Media - Ngọc Thu - 9 giờ trước
Nằm sừng sững bên dòng suối Tơ Pơng hiền hòa, nhà rông được ví như “hồn của làng”, vừa là không gian linh thiêng, vừa là nơi sinh hoạt văn hóa của cộng đồng người Ba Na ở vùng đất Hà Tây (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai). Qua bao thế hệ, đồng bào Ba Na nơi đây luôn ý thức, đoàn kết cùng gìn giữ, bảo tồn nhà rông để tiếp nối mạch nguồn văn hóa truyền thống.
Kiên Giang: Hội nghị giao ban các tự viện Phật giáo Nam tông Khmer đối với những huyện có đông đồng bào Khmer

Kiên Giang: Hội nghị giao ban các tự viện Phật giáo Nam tông Khmer đối với những huyện có đông đồng bào Khmer

Dân tộc- Tôn giáo - Như Tâm - 9 giờ trước
Ngày 19/4, tại Kiên Giang, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Kiên Giang tổ chức hội nghị giao ban các tự viện Phật giáo Nam tông Khmer đối với các huyện có đông đồng bào Khmer sinh sống gồm Châu Thành, Giồng Riềng, Gò Quao.
Tin trong ngày - 22/4/2024

Tin trong ngày - 22/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 22/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Nhiều hoạt động thiết thực trong Hành trình “Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông”. Đắk Nông: Đề xuất xây dựng 10 công trình thủy lợi ứng phó hạn hán. Người lưu giữ tiếng khèn Mông trên vùng biên giới Nậm Pồ.
Ngọc Hồi (Kon Tum): Khai mạc Ngày hội Văn hoá - Thể thao các dân tộc lần thứ V

Ngọc Hồi (Kon Tum): Khai mạc Ngày hội Văn hoá - Thể thao các dân tộc lần thứ V

Sắc màu 54 - Ngọc Chí - 9 giờ trước
Tối ngày 22/4, huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) tổ chức Khai mạc Ngày hội Văn hóa - Thể thao các dân tộc lần thứ V, năm 2024. Đây là sự kiện văn hóa được tổ chức định kỳ có ý nghĩa quan trọng đối với đồng bào các dân tộc trong huyện.
Quảng Nam: Đẩy nhanh tiến độ triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia

Quảng Nam: Đẩy nhanh tiến độ triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 9 giờ trước
UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành Công văn yêu cầu các sở, ban ngành liên quan xây dựng kế hoạch kiểm tra chi tiết việc triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia.
Về Nam Định gặp những người giữ nghề “thổi ra tiền”

Về Nam Định gặp những người giữ nghề “thổi ra tiền”

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - 9 giờ trước
Bằng những công cụ thô sơ, người dân ở thôn Xối Trì (xã Nam Thanh, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định) đã sản xuất ra những đồ dùng bằng thủy tinh từ đơn giản như bóng đèn, chai, lọ, nắp phích đến vật dụng cầu kỳ theo yêu cầu của khách hàng.
Bộ đội Biên phòng Kiên Giang: Tạo mọi điều kiện thuận lợi để chiến sĩ mới phát huy tài năng

Bộ đội Biên phòng Kiên Giang: Tạo mọi điều kiện thuận lợi để chiến sĩ mới phát huy tài năng

Xã hội - Như Tâm - 10 giờ trước
Ngày 20/04, tại Tiểu đoàn Huấn luyện cơ động thuộc Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Kiên Giang, Đoàn thanh niên BĐBP tỉnh đã tổ chức Chương trình "Tự hào chiến sĩ Biên phòng Kiên Giang" lần thứ 4, năm 2024 thu hút gần 300 chiến sĩ mới và đoàn viên thanh niên tham gia. Đây là hoạt động hướng đến chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Đại tá Huỳnh Văn Đông, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy BĐBP tỉnh đến dự và phát biểu động viên tinh thần các chiến sĩ mới
Những điểm đến được khách Việt chọn du lịch nhiều nhất dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Những điểm đến được khách Việt chọn du lịch nhiều nhất dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Du lịch - Minh Nhật (t/h) - 10 giờ trước
Những điểm đến được bình chọn nhiều nhất trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay là nơi có khí hậu mát mẻ, gần biển và không khí thoáng đãng. Với kỳ nghỉ kéo dài 5 ngày, du khách Việt có nhiều cơ hội lựa chọn những điểm du lịch trong nước.