Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nguồn lực từ các Chương trình MTQG gỡ "rào cản" cho giao thông miền núi Mường Lát

Quỳnh Trâm - 03:56, 21/11/2023

Nhiều năm qua, tranh thủ nguồn lực từ các Chương trình mục tiêu quốc gia, huyện Mường Lát (Thanh Hóa) đã ưu tiên dành kinh phí đầu tư xây dựng và cải thiện hạ tầng giao thông nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân trên địa bàn.

Đầu tư giao thông cho các thôn, bản

Mường Lát (Thanh Hóa) là huyện vùng cao biên giới, có đông đồng bào DTTS sinh sống. Mặc dù địa phương được Nhà nước quan tâm đầu tư nhiều chương trình dự án, chính sách dân tộc, song với xuất phát điểm thấp, mặt bằng dân trí tkhông đồng đều, trong vùng đồng bào còn tồn tại hủ tục, tập quán canh tác truyền thống, manh mún. Đặc biệt, cơ sở hạ tầng, nhất là hệ thống giao thông yếu kém...đã cản trở bước phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, khiến cho người dân dù lam lũ tăng gia sản xuất nhưng vẫn quanh quẩn với đói nghèo và thiếu thốn...

Việc hoàn thiện hạ tầng giao thông đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương (Trong ảnh: Cầu Chiềng Nưa ở Mường Lát)
Đầu tư hoàn thiện hạ tầng giao thông đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương (Trong ảnh: Cầu Chiềng Nưa ở Mường Lát)

Tuy nhiên, khoảng 10 năm trở lại đây, với sự linh hoạt, lồng ghép các nguồn vốn từ các Chương trình MTQG, sự hỗ trợ của tỉnh và nỗ lực của địa phương, huyện Mường Lát đã được đầu tư một số dự án giao thông quan trọng. Qua đó, mở ra cơ hội thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đặc biệt là các thôn, bản đặc biệt khó khăn.

Đến thời điểm hiện tại, huyện Mường Lát có tổng cộng 382 km đường giao thông, trong đó có đường huyện chiếm 51,7 km, đường xã dài 218,9 km và đường thôn, bản dài 111,2 km. Những con đường này đã làm thay đổi cảnh quan của vùng miền và mang lại lợi ích to lớn cho cộng đồng.

Ông Trịnh Văn Xôm (bản Lách, xã Mường Chanh) gọi tuyến giao thông từ bản Lách đi Suối Hào là con đường giúp bà con thoát nghèo, mở mang tri thức. Theo ông Xôm, có đường mới, không chỉ giúp giao thông, giao thương của bà con đồng bào Khơ Mú đi lại thuận tiện, mà còn là tiền đề để 52 hộ dân với 264 nhân khẩu ở bản Lách chuyển từ sản xuất, kinh doanh mang tính tự cung, tự cấp sang sản xuất hàng hóa, thương phẩm, buôn bán ra bên ngoài.

Được biết, từ nguồn vốn thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, nhiều công trình giao thông tại huyện Mường Lát đã được khởi công, xây dựng, phát huy hiệu quả tích cực trong việc kết nối các bản, xã với nhau. Đặc biệt là các bản có đồng bào người Mông còn nhiều khó khăn sinh sống, như: Dự án đường giao thông từ bản Pá Quăn đi bản Tà Cóm, xã Trung Lý.

Đây là tuyến đường đi qua các bản người Mông, gồm: Cá Giáng, Cánh Cộng, Pá Búa, Tà Cóm (xã Trung Lý); Dự án nâng cấp, cải tạo đường giao thông đi bản Ún - Sài Khao (xã Mường Lý); Nâng cấp, cải tạo đường giao thông từ trung tâm bản Suối Lóng, xã Tam Chung đi bản Sài Khao, xã Mường Lý; Nâng cấp, cải tạo đường Xa Lao - bản Tung, xã Trung Lý...

Tuyến đường khang trang sạch đẹp từ bản Pùng đi bản Hạm ở xã Quang Chiểu
Tuyến đường khang trang sạch đẹp từ bản Pùng đi bản Hạm ở xã Quang Chiểu

Cùng với đó, từ nguồn vốn do tỉnh quản lý thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, huyện Mường Lát nâng cấp tuyến đường giao thông từ bản Nà Ón đi bản Cò Cài, xã Trung Lý; nâng cấp tuyến đường thị trấn Mường Lát - Đồn Biên phòng Tam Chung - mốc G3, huyện Mường Lát (giai đoạn II) do Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh làm chủ đầu tư...

Mở hướng phát triển cho người dân vùng đặc biệt khó khăn

Đầu tư hoàn thiện hạ tầng giao thông đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao thương buôn bán, vận chuyển hàng hóa. Bà con nông dân đã thu lợi được từ việc bán nông sản giá cao do giảm thiểu các chi phí vận chuyển. Giao thông thuận lợi còn thúc đẩy sản xuất tạo ra nhiều công việc mới cho người dân, từ đó cải thiện mức sống và giảm đáng kể tỷ lệ đói nghèo.

Như việc kiên cố hóa mặt đường nối từ bản Pùng vào các bản Hạm, Suối Tút, Con Dao (Quang Chiểu); đường giao thông từ trung tâm bản Suối Lóng (Tam Chung) đi bản Sài Khao (Mường Lý), đoạn nối tiếp với đường bản Ún đi bản Sài Khao đang tạo thuận lợi cho việc đi lại và phát triển kinh tế của người dân trên địa bàn.

Hay như tuyến đường giao thông từ bản Na Tao, xã Pù Nhi đi bản Chai, xã Mường Chanh đang được triển khai thi công. Con đường này hoàn thành sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người dân ở 9 bản trong huyện đi lại và giao thương hàng hóa nông sản.

Ông Phan Văn San, Trưởng bản Pù Quăn, xã Pù Nhi, phấn khởi thông tin, trước đây, giao thông cắt trở, bà con bản Pù Quăn gặp nhiều khó khăn, nhiều hộ đói nghèo cũng vì không có đường đi. Có hộ cũng làm được bao ngô, bao thóc, nuôi được con gà, hái được củ măng...cũng muốn mang đi trao đổi thực phẩm, hay ra chợ bán kiếm thêm chút tiền trang trải cũng không được.

Nhưng từ khi có tuyến đường bê tông đi từ bản Pùng (Quang Chiểu) đến bản Pù Quăn (Pù Nhi), đời sống của bà con đã có những bước tiến vượt bậc. Nhiều gia đình còn mạnh dạn vay thêm tiền ngân hàng để phát triển đàn lợn và nuôi bò thịt. Giao thông thuận tiện, nên tư thương vào tận bản để thu mua nông sản và gia súc, gia cầm của bà con.

Những tuyến đường vào các xã, các bản được xây dựng và cải tạo đã giúp bà con đi lại và vận chuyển nông sản thuận tiện hơn
Những tuyến đường vào các xã, các bản được xây dựng và cải tạo đã giúp bà con đi lại và vận chuyển nông sản thuận tiện hơn

Chia sẻ thêm về chủ trương của huyện trong đầu tư cơ sở hạ tầng, ông Triệu Minh Xiết, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Mường Lát cho biết: Là huyện vùng cao biên giới khó khăn nhất của tỉnh, địa hình đồi núi cao, độ dốc lớn, trơn trượt, vào mùa mưa bão, nhiều tuyến đường trên địa bàn bị hư hại nặng nề, giao thông chia cắt.

Với sự vào cuộc quyết liệt của hệ thống chính trị, sự đồng lòng, vững tin của Nhân dân, tận dụng từ những nguồn vốn đầu tư, huyện đã tập trung xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn, mở rộng liên kết các vùng miền. "Huyện đang hướng tới hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông để tạo thuận lợi cho việc thông thương, kết nối và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Chúng tôi xác định, thực hiện được điều này, đồng bào mới có thể thoát nghèo cách bền vững", ông Triệu Minh Xiết nhấn mạnh thông tin.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Bộ đội giúp người dân vùng biên qua cơn khát...

Đắk Lắk: Bộ đội giúp người dân vùng biên qua cơn khát...

Hạn hán, nắng nóng kéo dài khiến cho hàng nghìn người dân ở các xã biên giới tỉnh Đắk Lắk thiếu nước sinh hoạt. Để giúp người dân vùng biên qua cơn khát, các đơn vị bộ đội đóng quân ở khu vực biên giới đã huy động nguồn lực khoan giếng làm công trình nước sinh hoạt tập trung, chở từng bồn nước khu dân cư hỗ trợ người dân.
Tin nổi bật trang chủ
Khai mạc Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình MTQG 1719 khu vực phía Bắc

Khai mạc Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình MTQG 1719 khu vực phía Bắc

Sáng ngày 18/12/2024, tại tỉnh Thái Nguyên, Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 (Chương trình MTQG 1719) và đề xuất Chương trình giai đoạn 2026-2030 khu vực phía Bắc.
Triển khai Chương trình MTQG 1719 ở KVBG biển tỉnh Sóc Trăng: Hệ thống chính trị vào cuộc - Người dân đồng thuận

Triển khai Chương trình MTQG 1719 ở KVBG biển tỉnh Sóc Trăng: Hệ thống chính trị vào cuộc - Người dân đồng thuận

Sóc Trăng xác định công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia là nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm, để đảm bảo sự nhất quán và sớm phát huy hiệu quả các chương trình, dự án, từ đó đóng góp vào sự phát triển toàn diện và bền vững của tỉnh. Để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, chỉ tiêu đề ra trong thời gian qua, là nhờ tinh thần đoàn kết, sự đồng thuận cao từ đồng bào các DTTS nằm trong vùng dự án.
Yên Bái: Quan tâm thực hiện tốt các chính sách cho Người có uy tín

Yên Bái: Quan tâm thực hiện tốt các chính sách cho Người có uy tín

Tin tức - Văn Hoa - 2 giờ trước
Xác định tầm quan trọng của Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS, những năm qua, tỉnh Yên Bái đã luôn quan tâm, thực hiện tốt các chính sách dành cho Người có uy tín, nhờ đó đã giúp Người có uy tín có thêm động lực để thực hiện tốt vai trò của mình trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Hà Nội tăng cường các hoạt động phòng chống tác hại của thuốc lá điện tử

Hà Nội tăng cường các hoạt động phòng chống tác hại của thuốc lá điện tử

Sức khỏe - PV - 2 giờ trước
Kết quả điều tra 2.400 người dân từ 15 tuổi trở lên trên địa bàn thành phố Hà Nội vào năm 2019 cho thấy có 34,8% đã từng nghe về thuốc lá điện tử; 54 người hiện có sử dụng thuốc lá điện tử hoặc đã thử dù chỉ 1 lần (chiếm 2,3%).
Đồng Nai: Phụ nữ mang thai tại vùng đồng bào DTTS được miễn phí thực hiện tầm soát trước sinh

Đồng Nai: Phụ nữ mang thai tại vùng đồng bào DTTS được miễn phí thực hiện tầm soát trước sinh

Sức khỏe - Khánh Thư - 2 giờ trước
Từ ngày 01/01/2025, phụ nữ mang thai sống tại vùng đồng bào DTTS của tỉnh Đồng Nai được miễn phí thực hiện tầm soát trước sinh (sàng lọc trước sinh). Đây là một trong những chính sách trong Nghị quyết quy định về chính sách khuyến khích, hỗ trợ đối với tập thể, cá nhân thực hiện tốt công tác dân số trên địa bàn vừa được HĐND tỉnh Đồng Nai thông qua.
Độc đáo nghi lễ lên nhà mới của người Lự

Độc đáo nghi lễ lên nhà mới của người Lự

Media - BDT - 23:06, 17/12/2024
Sinh sống ở vùng xa xôi, điều kiện sống còn không ít khó khăn, nhưng đồng bào dân tộc Lự, tỉnh Lai Châu vẫn gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình, trong đó có nghi lễ vào nhà mới
Người Xơ Đăng thay đổi để vươn lên

Người Xơ Đăng thay đổi để vươn lên

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam - Sắc màu hội tụ. Đặc sản mới ở Thái Nguyên. Người Xơ Đăng thay đổi để vươn lên. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bình Gia: Phát triển rừng hồi để xóa đói giảm nghèo

Bình Gia: Phát triển rừng hồi để xóa đói giảm nghèo

Media - Thúy Hồng - 22:58, 17/12/2024
Đến với mảnh đất Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn vào đúng mùa thu hoạch hồi vào khoảng tháng 9, tháng 10, sẽ được đắm mình trong không gian xanh ngát, bao la rộng lớn, đâu đâu cũng có mùi hương hồi lan tỏa nồng nàn. Hoa hồi không chỉ là biểu trưng, là niềm tự hào của Nhân dân các dân tộc tỉnh Lạng Sơn nói chung và của người dân Bình Gia nói riêng, mà còn là món quà quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho mảnh đất và con người nơi đây, là "vàng xanh" giúp đồng bào DTTS xóa đói, giảm nghèo bền vững.
Hiệu quả từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững ở Bình Gia

Hiệu quả từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững ở Bình Gia

Media - Thúy Hồng - 22:55, 17/12/2024
Bình Gia là huyện miền núi còn nhiều khó khăn của tỉnh Lạng Sơn. Nơi đây là địa bàn sinh sống của phần đông đồng bào các DTTS như Tày, Nùng, Dao… Do địa hình đồi núi hiểm trở, cơ sở hạ tầng, kinh tế - xã hội còn hạn chế, nên đời sống của đồng bào các dân tộc còn nhiều khó khăn, vất vả.
Hàng triệu xe máy sắp phải kiểm định khí thải phương tiện

Hàng triệu xe máy sắp phải kiểm định khí thải phương tiện

Xã hội - Minh Nhật - 22:31, 17/12/2024
Thông tư 47/2024 về “Quy định trình tự, thủ tục kiểm định, miễn kiểm định lần đầu cho xe cơ giới, xe máy chuyên dùng; trình tự, thủ tục chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới cải tạo, xe máy chuyên dùng cải tạo; trình tự, thủ tục kiểm định khí thải xe môtô, xe gắn máy” do Bộ Giao thông vận tải ban hành sẽ chính thức có hiệu lực từ 01/01/2025.
Đức Cơ (Gia Lai): Nâng cao năng lực cho cộng đồng, cán bộ triển khai Chương trình MTQG 1719

Đức Cơ (Gia Lai): Nâng cao năng lực cho cộng đồng, cán bộ triển khai Chương trình MTQG 1719

Tin tức - Ngọc Thu - 22:26, 17/12/2024
Trong 3 ngày (từ 17 - 19/12), tại xã Ia Dom, Phòng Dân tộc huyện Đức Cơ (Gia Lai) tổ chức Lớp tập huấn nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719).
Sẵn sàng cho Lễ khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024

Sẵn sàng cho Lễ khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024

Tin tức - Minh Nhật - 22:24, 17/12/2024
Sáng 17/12, Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến - Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng Ban Chỉ đạo Triển lãm đã chủ trì Tổng duyệt Lễ khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 và kiểm tra công tác chuẩn bị.