Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Người Khanty - Mansi nơi rừng Taiga hùng vĩ

Thành Nam - 16:10, 27/09/2022

Nước Nga hiện nay có hơn 200 dân tộc khác nhau cùng sinh sống trên một lãnh thổ rộng lớn. Mỗi dân tộc mang một sắc màu văn hóa riêng với những phong tục, tập quán và tiếng nói khác nhau. Tuy nhiên, một số dân tộc ít người đang đứng trước nguy cơ mai một, trong đó phải kể đến hai tộc người Khanty và Mansi, sinh sống ở các khu vực thuộc tây Siberia.

Người Khanty và Mansi có mối quan hệ họ hàng gần gũi (ảnh ST)
Người Khanty và Mansi có mối quan hệ họ hàng gần gũi (ảnh ST)

Khu tự trị Khanty-Mansi là một chủ thể liên bang của Nga (một khu tự trị), có trung tâm hành chính là thành phố Khanty-Mansiysk, một phần của vùng Tyumen, nằm trong vùng liên bang Urals. Khu vực này là một khu vực tự trị tự cung tự cấp về kinh tế. Đây là vùng dầu khí chính của Nga và là một trong những khu vực sản xuất dầu lớn nhất thế giới. Mặc dù trung tâm hành chính là thành phố Khanty-Mansiysk, nhưng thành phố lớn nhất lại là thành phố Surgut.

Khi nhắc tới các thành phố Kogalym, Khanty-Mansi hay Surgut thuộc Khu tự trị Khanty-Mansi, người Nga thường chỉ liên tưởng đến hai chữ “dầu mỏ”. Đây là khu vực tập trung trữ lượng “vàng đen” lên tới gần 12 tỷ tấn và được mệnh danh là “thủ đô dầu mỏ” của Nga. Nhưng không chỉ có vậy, khi đến với vùng đất này, khách du lịch còn bị chinh phục bởi cảnh quan thiên nhiên phương bắc hùng vĩ, với vô số sông, suối, ao, hồ cũng như sự đầy đủ, tiện nghi của những thành phố nơi đây. Thú vị hơn cả, du khách được tiếp xúc với những nền văn hóa đặc sắc của các dân tộc Khanty và Mansi bản địa, hai trong số năm dân tộc thiểu số có nguy cơ biến mất trên bản đồ dân số của Nga.

Dân tộc Khanty chia thành ba nhóm nhỏ, gồm các nhóm phía nam, phía bắc và phía đông. Trong đó, người Khanty phía nam từ lâu đã hòa chung dòng máu của mình với người Nga và Tatar. Xa xưa, tổ tiên của họ di cư đến hạ nguồn sông Obi từ phía nam, sinh sống ở các vùng đất mà ngày nay thuộc hai Khu tự trị Yamalo-Nenets và Khanty-Mansi. Cuối thiên niên kỷ thứ nhất, các nhóm dân tộc Khanty bắt đầu được hình thành trên cơ sở hòa trộn giữa thổ dân địa phương với các bộ lạc vùng Khanty-Mansi.

Trang phục của phụ nữ Khanty (ảnh ST)
Trang phục của phụ nữ Khanty (ảnh ST)

Người Khanty sống trong rừng Taiga giữa những ngọn đồi thấp và đầm lầy dọc theo bờ và các nhánh của sông Ob'Irtysh, hệ thống sông lớn thứ ba trên thế giới. Theo truyền thống, họ không sống trong các ngôi làng mà định cư rải rác. Ngày nay, người Khanty ở tây bắc Siberia còn khoảng 31.000 người, nhưng ngày càng có xu hướng giảm đi. Trong số đó, có tới 90% đang cư trú ở các khu tự trị Yamalo-Nenets và Khanty-Mansi, số còn lại sống rải rác ở các tỉnh Tomsk, Novosibirsk và Tyumen. Nhiều người bản địa biết tiếng Nga nhưng họ lại thích nói tiếng dân tộc mình hơn trong giao tiếp hàng ngày.

Người Khanty thường sống theo hình thức bán du mục. Họ di chuyển quanh vùng cùng đàn tuần lộc của mình, thỉnh thoảng dừng chân ở “chum” (lều bằng da tuần lộc). Đôi khi họ ở lại những ngôi nhà gỗ, nơi họ luôn có lửa để sưởi ấm và rêu được nhồi giữa những súc gỗ để cách nhiệt. Trong các loài động vật thì việc chăn nuôi tuần lộc mang lại nhiều lợi ích, từ kéo xe đến lấy thịt, lấy lông.

Thực phẩm chính của người Khanty là thịt động vật, họ cũng đi săn, bắt cá, nhặt quả mọng. Trong chế độ ăn uống hàng ngày của họ, cá chiếm đến 70%, còn lại là các loại thịt động vật và quả mọng.

Tín ngưỡng truyền thống của người Khanty là Shaman giáo, một hình thức tôn giáo cổ xưa thông qua những người trung gian để giao tiếp với thần linh, sau này được bổ sung một vài nét mới sau khi Thiên chúa giáo du nhập tới đây và có một số ảnh hưởng nhất định.

Người Mansi có quan hệ họ hàng gần gũi với người Khanty. Các nhà khoa học cho rằng người Mansi có nguồn gốc từ việc kết hợp giữa những bộ lạc vùng Ugor đến từ các khu vực thảo nguyên bắc Kazakhstan và tây Siberia, với những bộ lạc bản địa mang văn hóa Ural.

Tuần lộc là vật nuôi quan trọng của người Khanty - Mansi (ảnh ST)
Tuần lộc là vật nuôi quan trọng của người Khanty - Mansi (ảnh ST)

Ngày nay, người Mansi chỉ còn khoảng 12.000 nhân khẩu, chủ yếu sinh sống ở khu tự trị Khanty-Mansi. Ngoài ra, còn có khoảng 200 người sống ở phía bắc tỉnh Sverdlovsk và một vài người ở đông bắc tỉnh Perm. Cho đến nay, văn hóa của dân tộc này vẫn bảo tồn được sự kết hợp giữa những nét văn hóa đặc trưng của những tộc người chăn nuôi du mục trên thảo nguyên và những người thợ săn, ngư dân rừng Taiga, đánh bắt cá và săn bắn. Những hình thức lao động chủ yếu của họ bao gồm chăn nuôi tuần lộc và gia súc, đánh bắt cá, săn bắn và trồng trọt. Nghề đánh bắt cá chủ yếu được duy trì ở lưu vực sông Obi và bắc Sosva. Họ không ăn các loại nấm vì cho rằng đó là thứ “không sạch sẽ”. Người Mansi vẫn tôn sùng đạo Shaman giáo, thờ cúng tổ tiên, sùng bái thần linh bảo hộ và thờ thần gấu. Nền văn hóa Mansi có thần thoại và văn học dân gian phát triển.

Sự suy giảm dân số nói chung, sự mai một các dân tộc thiểu số nói riêng ở các khu vực thuộc Siberia đang là một bài toán khó cần giải quyết đối với đất nước Nga trong phát triển kinh tế - xã hội ở vùng đất khắc nghiệt nhưng giàu tài nguyên thiên nhiên này. Giải quyết được bài toán này sẽ góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số trong nền văn hóa quốc gia đa sắc tộc của Liên bang Nga.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung tiếp xã giao Giám đốc Văn phòng Tổ chức Lao động Quốc tế tại Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung tiếp xã giao Giám đốc Văn phòng Tổ chức Lao động Quốc tế tại Việt Nam

Ngày 21/5, tại trụ sở Bộ Dân tộc và Tôn giáo, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung đã tiếp xã giao bà Ingrid Christensen, Giám đốc Văn phòng Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Việt Nam. Tham dự buổi tiếp có lãnh đạo một số vụ, đơn vị thuộc Bộ Dân tộc và Tôn giáo, Văn phòng ILO tại Việt Nam.
Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương từ trần

Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương từ trần

Thời sự - PV - 20:00, 21/05/2025
Đồng chí Trần Đức Lương, sinh ngày 5/5/1937, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã từ trần hồi 22 giờ 51 phút ngày 20/5/2025, tại Nhà riêng, hưởng thọ 88 tuổi.
Bóng đá Việt Nam thuộc nhóm hạt giống số 1 tại SEA Games 33 - Thái Lan 2025

Bóng đá Việt Nam thuộc nhóm hạt giống số 1 tại SEA Games 33 - Thái Lan 2025

Thể thao - Hoàng Minh - 18:56, 21/05/2025
Ban Thi đấu Liên đoàn Bóng đá Đông Nam Á (AFF) vừa có cuộc họp tại Bangkok (Thái Lan), nhằm thảo luận, thông qua kế hoạch tổ chức các giải bóng đá ở giai đoạn còn lại của năm 2025 và các giải đấu quan trọng của năm 2026, trong đó trọng tâm là môn bóng đá nam và nữ tại SEA Games 33.
Ông Quảng Văn Đại “từ điển sống” của đồng bào Chăm

Ông Quảng Văn Đại “từ điển sống” của đồng bào Chăm

Sắc màu 54 - Thái Sơn Ngọc - 18:55, 21/05/2025
Cả sư Đổng Bạ, Phó Chủ tịch Hội đồng Chức sắc Chăm Bàlamôn tỉnh Ninh Thuận, giới thiệu ông Quảng Văn Đại là cố vấn phong tục của Hội đồng. Ông là người tận tâm, tâm huyết với việc nghiên cứu phong tục, tập quán và sưu tầm di sản văn hóa Chăm trên địa bàn tỉnh. Với tri thức uyên thâm và sự cống hiến không ngừng nghỉ, ông được xem là tấm gương trí thức tiêu biểu, “từ điển sống” trong công tác bảo tồn và phát triển văn hóa Chăm.
Kon Tum: Khánh thành nhiều công trình ý nghĩa dành cho đồng bào Xơ Đăng ở xã Ngọc Linh

Kon Tum: Khánh thành nhiều công trình ý nghĩa dành cho đồng bào Xơ Đăng ở xã Ngọc Linh

Trang địa phương - Ngọc Chí - 18:52, 21/05/2025
Trong không khí vui mừng, phấn khởi, đồng bào Xơ Đăng ở xã Ngọc Linh, huyện Đăk Glei đã cùng với lãnh đạo tỉnh Kon Tum khánh thành công trình đường giao thông, nhà rông, trường học. Những công trình ý nghĩa, thắm đượm nghĩa tình này được đầu tư từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) và nguồn xã hội hóa do chính các đồng chí lãnh đạo tỉnh Kon Tum kêu gọi. Giờ đây, đồng bào Xơ Đăng ở vùng khó khăn này có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và con em có trường lớp khang trang để học tập.
Bổ sung 5 địa điểm tôn trí Xá lợi Đức Phật tại Việt Nam từ ngày 22/5 đến ngày 02/6

Bổ sung 5 địa điểm tôn trí Xá lợi Đức Phật tại Việt Nam từ ngày 22/5 đến ngày 02/6

Thời sự - Thanh Huyền - 18:50, 21/05/2025
Vừa qua, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có văn bản gửi Bộ Dân tộc và Tôn giáo về việc xin bổ sung địa điểm tôn trí Xá lợi Đức Phật –bảo vật Quốc gia Ấn Độ từ ngày 22/5 đến ngày 02/6/2025. Theo đó, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đề nghị bổ sung địa điểm tôn trí Xá lợi Đức Phật tại 5 tỉnh, thành tại Việt Nam, phục vụ nhân dân chiêm bái, gồm: chùa Bái Đính, Ninh Bình (21 đến 22/5); chùa Phúc Sơn, Bắc Giang (22 đến 24/5); Cung Trúc Lâm Yên Tử, Quảng Ninh (25 đến 28/5); chùa Chuông, Hưng Yên (28 đến 29/5); chùa Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng (30/5 đến 2/6).
Hà Nội là điểm đến văn hóa, nghệ thuật hàng đầu châu Á

Hà Nội là điểm đến văn hóa, nghệ thuật hàng đầu châu Á

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 20/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Hà Nội là điểm đến văn hóa, nghệ thuật hàng đầu châu Á. Công nhận 108 “hóa thạch sống” ở Lâm Đồng là Cây di sản Việt Nam. Bảo tồn di sản ở Bản Cuôn. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Khẩn trương hoàn thiện xây dựng nghị định về phân cấp, phân quyền lĩnh vực dân tộc, tôn giáo

Khẩn trương hoàn thiện xây dựng nghị định về phân cấp, phân quyền lĩnh vực dân tộc, tôn giáo

Thời sự - PV - 18:07, 21/05/2025
Sáng 21/5, Phó Thủ tướng Mai Văn Chính đã chủ trì cuộc họp với Bộ Dân tộc và Tôn giáo về phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền trong lĩnh vực công tác dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo khi tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Bảo vệ và phát huy giá trị Di sản thế giới dựa vào cộng đồng vì sự phát triển bền vững

Bảo vệ và phát huy giá trị Di sản thế giới dựa vào cộng đồng vì sự phát triển bền vững

Tin tức - Minh Nhật - 15:48, 21/05/2025
Việc để cộng đồng, người dân địa phương tham gia vào quá trình ra quyết định, tổ chức các hoạt động văn hóa và hưởng lợi về mặt kinh tế và xã hội từ các sáng kiến ​​liên quan đến di sản bảo đảm tính bền vững lâu dài của di sản.
Quốc hội thông qua Nghị quyết rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khoá XV - Bầu cử Quốc hội khoá XVI vào ngày 15/3/2026

Quốc hội thông qua Nghị quyết rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khoá XV - Bầu cử Quốc hội khoá XVI vào ngày 15/3/2026

Thời sự - Hoàng Quý - 15:45, 21/05/2025
Ngày 21/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã biểu quyết tán thành thông qua Nghị quyết của Quốc hội về việc rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khoá XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 và Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031.
Lào Cai đẩy mạnh phát triển khoa học, công nghệ và chuyển đổi số đến các vùng lõm, vùng đồng bào DTTS

Lào Cai đẩy mạnh phát triển khoa học, công nghệ và chuyển đổi số đến các vùng lõm, vùng đồng bào DTTS

Tin tức - Trọng Bảo - 15:38, 21/05/2025
Sáng ngày 21/5, Tỉnh ủy Lào Cai đã tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia; Triển khai Phong trào “Bình dân học vụ số”.
Các tổ chức chính trị - xã hội được tổ chức và hoạt động thống nhất trong Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Các tổ chức chính trị - xã hội được tổ chức và hoạt động thống nhất trong Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Thời sự - Hoàng Quý - 15:32, 21/05/2025
Ngày 21/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã nghe Tờ trình và Báo cáo Thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Luật Công đoàn, Luật Thanh niên và Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.