Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Người Kazakh- Bộ tộc sống du mục hơn 2.000 năm trên thảo nguyên Mông Cổ

Nguyệt Anh (T/h) - 17:32, 11/05/2022

Nằm giữa Nga, Trung Quốc và vùng núi đá của Kazakhstan, tỉnh Bayan-Ölgii ở cực tây Mông Cổ là nơi lưu giữ bản sắc văn hóa lâu đời của người Kazakh. Người Kazakh là một trong những dân tộc sở hữu nền văn hóa du mục cuối cùng còn sót lại của thế giới.

Ảnh: The Guardian
Ảnh: The Guardian

Kazakh là một bộ lạc bán du mục, sinh sống với đàn gia súc gồm cừu, dê, ngựa, lạc đà và bò yak lông dài. Vào mỗi mùa, người Kazakh sẽ cùng đàn gia súc di cư đến đồng cỏ mới. Một số gia đình chỉ di cư hai lần trong năm vào mùa đông và mùa hạ, sau đó sẽ trở về cánh đồng cỏ nơi nhiều thế hệ sinh sống. 

Ảnh: The Guardian.
Ảnh: The Guardian.

Vào mùa đông, khí hậu ở Bayan Olgii vô cùng khắc nghiệt với nhiệt độ thấp tới âm 30 độ C và tuyết phủ trắng trên mặt đất. Thời tiết khắc nghiệt kéo dài hay còn gọi là zud, có thể gây ra những thảm họa khủng khiếp. Gần đây nhất là vào năm 2010, gần nửa triệu người du mục bị ảnh hưởng, một số mất tới 70% đàn gia súc.

Người Kazakh- Bộ tộc sống du mục hơn 2.000 năm trên thảo nguyên Mông Cổ 2

Người Kazakh buộc phải tìm nơi tránh rét cho đàn gia súc và những cánh đồng cỏ đủ cho chúng sống sót qua mùa đông. Để bảo vệ cho những con non trên hành trình lạnh giá, họ sẽ đặt chúng vào một chiếc túi sau lưng để giữ ấm. 

Ảnh: The Guardian
Ảnh: The Guardian

Thói quen sinh hoạt của người du mục Kazakh tập trung quanh đàn gia súc. Vào mỗi buổi sáng, gia đình sẽ có bữa sáng với Chai (trà sữa), Baursak (bánh mì chiên phồng) hay mì thịt luộc. Công việc chủ yếu của họ với đàn gia súc là chăn thả, cho ăn và vắt sữa. Sau bữa sáng, đàn ông sẽ ra ngoài để đi làm, những người phụ nữ ở lại, chăm sóc con cái và lo toan việc nhà. 

Ảnh: The Guardian
Ảnh: The Guardian

Đến cuối ngày, những người đàn ông sẽ trở về. Lúc này người thân trong gia đình cùng nhau đưa đàn gia súc trở lại chuồng, trước khi ánh sáng dần tắt và màn đêm lạnh giá buông xuống.

Người Kazakh- Bộ tộc sống du mục hơn 2.000 năm trên thảo nguyên Mông Cổ 4
Người Kazakh- Bộ tộc sống du mục hơn 2.000 năm trên thảo nguyên Mông Cổ 5

Buổi tối là thời gian nghỉ ngơi cùng gia đình và chuẩn bị bữa tối Beshbarmak, món ăn truyền thống với thịt luộc và mì. Beshbarmak sẽ được đặt trên một chiếc đĩa chung và ăn bằng tay, cũng vì vậy mà tên gọi của nó được dịch ra là “năm ngón tay”. 

Ảnh: The Guardian
Ảnh: The Guardian

Sinh hoạt với cộng đồng là một nét đặc trưng trong đời sống của người Kazakh. Họ sẽ thực hiện nó hàng ngày và thường xuyên nhất có thể, bằng cách đến thăm nhà lẫn nhau khi chăn thả gia súc và tiếp khách.

Đối với những gia đình sống cách nhau hơn 1 km, họ sẽ xây dựng mạng lưới những quán trà và điểm dừng chân để gặp gỡ. Thăm nhà dù không quen biết là một điều rất bình thường với người Kazakh. Tại đây, bạn sẽ được mời những món ăn nhẹ như Chai, Baursak và Aaruul (bánh sữa). 

Ảnh: Jimmy Nelson
Ảnh: Jimmy Nelson

Giống như những “thợ săn chim ưng” ở Trung Á, người Kazakh sử dụng đại bàng để đi săn. Công việc này chỉ diễn ra vào mùa đông, khi những con chim có sức khỏe tốt sau bài tập mùa hè và cũng là lúc con mồi của chúng, cáo, sóc, mèo manul và chó sói có bộ lông dày, thích hợp để may áo lông, mũ truyền thống của người Kazakh.

Những con chim dũng mãnh là niềm tự hào của người Kazakh và bắt đại bàng là một môn thể thao địa phương. Họ sẽ dùng thịt hoặc một con đại bàng để dụ đồng loại của chúng vào bẫy. Một cách khác đó là tìm đến những chiếc tổ và giấu đi những con non khi mẹ của chúng đi xa.

Người Kazakh- Bộ tộc sống du mục hơn 2.000 năm trên thảo nguyên Mông Cổ 9

Những con chim dũng mãnh là niềm tự hào của người Kazakh và bắt đại bàng là một môn thể thao địa phương. Họ sẽ dùng thịt hoặc một con đại bàng để dụ đồng loại của chúng vào bẫy. Một cách khác đó là tìm đến những chiếc tổ và giấu đi những con non khi mẹ của chúng đi xa.

Người Kazakh sẽ nuôi đại bàng trong một ngôi nhà gần với nơi ở, để luyện tập cho những chuyến đi săn thường xuyên. Đại bàng sẽ được giữ bình tĩnh bằng cách bịt mặt và buộc chân cố định bởi sợi dây nhỏ. Những con chim dần quen được chủ cho ăn và trở nên trung thành. 

Ảnh: Jimmy Nelson
Ảnh: Jimmy Nelson

Ngoài đại bàng, những con ngựa khỏe mạnh cũng quyết định thành bại trong mỗi chuyến đi săn của người Kazakh. Chúng sẽ đưa chủ nhân cùng băng qua vùng đất Altai rộng lớn và leo lên những đỉnh núi có tầm nhìn thuận lợi nhất. Lên tới đỉnh núi, người thợ săn sẽ tháo bịt mắng cho đại bàng và làm xáo trộn sự yên bình của những ngọn núi.

Thông thường thợ săn sẽ vút roi da hoặc ném đá để con mồi tháo chạy khỏi nơi ẩn nấp. Tiếng rít liên tục của đại bàng sẽ càng làm chúng căng thẳng và sợ hãi. Khi phát hiện con mồi, đại bàng lập tức trở nên im lặng và nhắm thẳng mục tiêu. Người du mục sau đó sẽ thả dây chân của chúng và hi vọng về chuyến đi săn thành công, trước khi lên lưng ngựa và đuổi theo tới chỗ con mồi.

Người Kazakh- Bộ tộc sống du mục hơn 2.000 năm trên thảo nguyên Mông Cổ 11

Lúc này, người thợ sẵn sẽ phải phi càng nhanh càng tốt vì con mồi lớn như cáo và sói có thể chiến đấu và gây thương tích cho đại bàng. Một cuộc đi săn thành công sẽ là khoảnh khắc đầy tự hào của người thợ và trở thành chủ đề trò chuyện trong nhiều tuần sau đó. Chuyện bắt thêm nhiều đại bàng sẽ được người Kazakh khoe tại lễ hội thợ săn vào tháng 10 hàng năm. 

Ảnh: Medium
Ảnh: Medium

Với những người du mục chưa bắt được đại bàng, họ vẫn có thể săn bắn bằng loại súng 1940s rifle của Nga và tìm kiếm con mồi trên dãy núi Altai rộng lớn.

Một cuộc đi săn sẽ kéo dài trong vài giờ vì vậy rất cần sự kiên nhẫn. Những chiếc súng Nga đời cũ cùng những viên đạn nhỏ đòi hỏi thợ săn phải tiếp cận thật gần với con mồi.

Những cuộc đi săn thất bại là điều thường thấy, tuy nhiên những người đàn ông vẫn giữ cao tinh thần sau một ngày làm việc với bạn bè. Người Kazakh sẽ nỗ lực hơn trong những chuyến đi săn tới. 

Ảnh: Jimmy Nelson
Ảnh: Jimmy Nelson

Đặc trưng địa lý của Bayan Olgii đã lưu giữ văn hóa truyền thống của người Kazakh trong hơn hai nghìn năm. Tuy nhiên, sẽ không thể đoán định được những thay đổi của khu vực trong tương lai. Ngày nay, tỉnh Bayan Olgii liên tục phát triển, những con đường xuyên quốc gia cũng dần được xây dựng để nối khu vực với thủ đô. 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Bất chấp quy định pháp luật, nhiều người dân vùng cao vẫn trồng cây thuốc phiện

Bất chấp quy định pháp luật, nhiều người dân vùng cao vẫn trồng cây thuốc phiện

Thời gian qua, lực lượng chức năng các tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang, Cao Bằng, Điện Biên, Sơn La....liên tục phát hiện nhiều trường hợp người dân trồng trái phép hàng chục nghìn cây thuốc phiện trên địa bàn. Có đối tượng còn bất chấp pháp luật ngang nhiên trồng cây thuốc phiện trong vườn nhà ở ngay khu phố thị.
Tin nổi bật trang chủ
Bất chấp quy định pháp luật, nhiều người dân vùng cao vẫn trồng cây thuốc phiện

Bất chấp quy định pháp luật, nhiều người dân vùng cao vẫn trồng cây thuốc phiện

Pháp luật - Minh Nhật - 08:42, 28/03/2024
Thời gian qua, lực lượng chức năng các tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang, Cao Bằng, Điện Biên, Sơn La....liên tục phát hiện nhiều trường hợp người dân trồng trái phép hàng chục nghìn cây thuốc phiện trên địa bàn. Có đối tượng còn bất chấp pháp luật ngang nhiên trồng cây thuốc phiện trong vườn nhà ở ngay khu phố thị.
Quảng Ngãi: Tập trung triển khai hiệu quả Chương trình MTQG 1719 làm động lực để phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi

Quảng Ngãi: Tập trung triển khai hiệu quả Chương trình MTQG 1719 làm động lực để phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường (Thực hiện) - 08:37, 28/03/2024
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) là một Chương trình ý nghĩa, là động lực để vùng đồng bào DTTS và miền núi phát triển đi lên. Trong thời gian qua, tỉnh Quảng Ngãi đã tích cực triển khai nhiều dự án, tiểu dự án từ Chương trình. Nhờ đó, diện mạo vùng miền núi có nhiều khởi sắc, đời sống của đồng bào có những thay đổi tích cực. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trò chuyện với ông Hồ Ngọc Thịnh, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Ngãi về việc triển khai Chương trình tại địa phương.
Ca sĩ dân tộc Nùng Sèn Hoàng Mỹ Lam và tình cảm đặc biệt với Điện Biên

Ca sĩ dân tộc Nùng Sèn Hoàng Mỹ Lam và tình cảm đặc biệt với Điện Biên

Giải trí - Minh Nhật - 08:33, 28/03/2024
Sèn Hoàng Mỹ Lam là cô gái dân tộc Nùng ở Lào Cai. Mỹ Lam từng đăng quang ngôi vị Quán quân dòng nhạc dân gian trong cuộc thi Sao Mai - Điểm hẹn 2017 và đoạt giải Quán quân của cuộc thi Người hát tình ca năm 2018.
Hà Nội: Yêu cầu 40 doanh nghiệp trông giữ xe phải áp dụng công nghệ, không sử dụng tiền mặt

Hà Nội: Yêu cầu 40 doanh nghiệp trông giữ xe phải áp dụng công nghệ, không sử dụng tiền mặt

Xã hội - Minh Nhật - 08:25, 28/03/2024
Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội vừa có văn bản yêu cầu 40 doanh nghiệp trông xe trên địa bàn thành phố báo cáo về kế hoạch thực hiện công nghệ trong việc thu phí đỗ xe trước ngày 30/3.
Tăng cường công tác phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người

Tăng cường công tác phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người

Sức khỏe - Thúy Hồng - 08:24, 28/03/2024
Ngày 27/3, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức “Hội nghị trực tuyến liên ngành tăng cường công tác phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người năm 2024”, với sự tham gia của đại diện Lãnh đạo các cơ quan Trung ương, Lãnh đạo UBND các tỉnh, thành phố và Lãnh đạo các đơn vị của ngành Y tế và ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Trung ương và địa phương.
Liên kết sản xuất giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp

Liên kết sản xuất giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp

Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum đã hỗ trợ và triển khai xây dựng nhiều mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp. Qua đó, giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy, biết áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất cây trồng và có nguồn thu nhập ổn định.
Giao xe cho con chưa đủ tuổi gây tai nạn, người mẹ lãnh án 24 tháng tù treo

Giao xe cho con chưa đủ tuổi gây tai nạn, người mẹ lãnh án 24 tháng tù treo

Pháp luật - Ngọc Thu - 08:20, 28/03/2024
Ngày 27/3, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai mở phiên tòa xét xử lưu động, đồng thời tuyên phạt bị cáo Rơ Mah Pil (38 tuổi, xã Ia Lâu) 24 tháng tù treo về tội “Giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ”.
Nắng hạn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp ở Lâm Đồng

Nắng hạn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp ở Lâm Đồng

Kinh tế - Minh Thu - 08:17, 28/03/2024
Theo thống kê từ ngành nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng, trong 3 tháng đầu năm 2024, lượng mưa trung bình trên địa bàn toàn tỉnh đạt thấp, chỉ bằng khoảng 20% so với cùng kỳ năm trước. Cùng với đó, số ngày nắng nóng tiếp tục tăng, biên độ nhiệt thay đổi giữa ngày và đêm lớn. Mực nước trên các sông suối đang giảm dần, nhất là các suối nhỏ đang giảm mạnh. Gây khó khăn cho tưới tiêu và sản xuất nông nghiệp.
Hai Nghệ nhân Nhân dân tiêu biểu của đồng bào Khmer tỉnh Sóc Trăng

Hai Nghệ nhân Nhân dân tiêu biểu của đồng bào Khmer tỉnh Sóc Trăng

Sắc màu 54 - Nguyệt Anh - 08:05, 28/03/2024
Sóc Trăng là tỉnh tập trung khá đông đồng bào Khmer sinh sống (tỷ lệ trên 30%). Đồng bào Khmer trên địa bàn tỉnh có đời sống văn hóa tinh thần phong phú, giàu bản sắc, được truyền nối qua nhiều thế hệ. Trong cộng đồng có những hạt nhân ưu tú đã và đang miệt mài, cần mẫn đóng góp tâm sức để làm giàu cho kho tàng di sản văn hóa dân tộc, tiêu biểu như hai Nghệ nhân Nhân dân Châu Ôn và Lý Lết.
Liên kết sản xuất giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp

Liên kết sản xuất giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp

Media - Ngọc Chí - 07:53, 28/03/2024
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum đã hỗ trợ và triển khai xây dựng nhiều mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp. Qua đó, giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy, biết áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất cây trồng và có nguồn thu nhập ổn định.
Trà Bồng (Quảng Ngãi): Trao sinh kế, chỉ cách thoát nghèo cho người dân

Trà Bồng (Quảng Ngãi): Trao sinh kế, chỉ cách thoát nghèo cho người dân

Công tác Dân tộc - T.Nhân - 07:34, 28/03/2024
Không chỉ hỗ trợ cây, con giống để người dân nghèo có tư liệu sản xuất, huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi) còn phân công cơ quan, đơn vị giúp đỡ hộ nghèo, hộ cận nghèo tại các xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 30%. Đây là giải pháp nhằm huy động mọi nguồn lực giúp người dân vươn lên thoát nghèo bền vững của huyện Trà Bồng giai đoạn 2022 – 2025.