Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Người có uy tín luôn gương mẫu đi đầu vận động Nhân dân bảo tồn văn hóa

Đỗ Long -Nguyễn Văn Sơn - 09:27, 18/11/2023

Ở thôn Đắc Tà Vâng, xã Đắc Tôi, huyện huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam, ông Chờ Rum Nhiếr - Người có uy tín luôn gương mẫu đi đầu vận động bà con làm kinh tế, xóa bỏ hủ tục lạc hậu, thực hiện nếp sống văn minh, sinh hoạt ăn ở sạch sẽ. Ông còn là người đóng góp một phần không nhỏ công sức của mình trong việc bảo tồn phát huy giá trị văn hóa của người Tà Riềng (nhóm địa phương dân tộc Gié Triêng).

Già làng Nhiếr (cầm con gà trống) cùng người dân trong thông Đắc Tà Vâng tái hiện nghi thức lễ mừng lúa mới.
Già làng Nhiếr (cầm con gà trống) cùng người dân trong thông Đắc Tà Vâng tái hiện nghi thức lễ mừng lúa mới.

Đón chúng tôi trước sân nhà của mình trong cái gió vùng cao hơi se lạnh, ông Nhiếr cười với khuôn mặt hiền hậu và bắt tay thật chặt với lời mời chúng tôi vào nhà vô cùng nồng ấm. Trong ngôi nhà sàn truyền thống rộng chừng khoảng 50m2 và đẹp nhất xã Đắc Tôi, huyện huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam còn sót lại trên vùng biên giáp nước bạn Lào. Tài sản trong nhà ông Chờ Rum Nhiếr, chẳng có gì đáng giá ngoài những chùm bắp giống, vài xiên thịt chuột treo trên giàn bếp cùng những gùi lúa mới đầy ắp đã thu hoạch xong, đến những vật dụng sinh hoạt hằng ngày và chiếc đàn Jưl – loại nhạc cụ truyền thống đã cũ kỹ theo thời gian cùng nhiều Bằng khen, Giấy khen của các cấp, ngành Văn hóa-Thông tin huyện Nam Giang tặng ông Nhiếr treo trên vách nhà sàn.

Sau khi mời khách với ly rượu tà vạt nồng ấm để xua tan đi bớt cái lạnh vùng cao, ông Nhiếr cầm Jưl, vừa đàn vừa hát tặng khách bài dân ca của dân tộc Tà Riềng tặng khách vùng xuôi, trong đó có đoạn: “Em hát dưới cây Nêu/ Giọng em bay cao hơn tiếng chim/ Dưới cây Nêu em hát/ Anh nghe như uống rượu tà vạt say/ Ngày mai làm sao đi tìm em. Hơ hơ...”. Xong ông Nhiếr chậm rãi cho biết: Ông sinh ra và lớn lên tại xã Đắc Tôi, huyện Giằng (cũ), nay là huyện Nam Giang, là người Tà Riềng (nhóm Giẻ Triêng). Trước đây, tôi từng tham gia công tác Mặt trận ở xã La Dê (cũ). Nghỉ mất sức vào ngày 30/4/2011. Khi xã Đắc Tôi tách ra thành đơn vị hành chính từ xã La Dê (cũ). Từ tháng 12 năm 2011, già được người dân trong thôn Đắc Tà Vâng tin tưởng bầu làm Người có uy tín từ đó đến nay.

Ông Chờ Rum Nhiếr, Người có uy tín thôn Đắc Tà Vâng chia sẻ với tác giả về cuộc sống và sự đổi thay của quê hương mình.
Ông Chờ Rum Nhiếr, Người có uy tín thôn Đắc Tà Vâng chia sẻ với tác giả về cuộc sống và sự đổi thay của quê hương mình.

Khi nói về vai trò của Người có uy tín, già Nhiếr bộc bạch: Để vận động bà con dân tộc mình nghe theo thì trước tiên mình phải làm gương. Sau đó, đi đến từng nhà để lắng nghe, tâm tư nguyện vọng, chia sẻ và kiên trì giải thích, phân tích lợi hại để bà con mình hiểu, để bà con nhận thức được vấn đề, từ đó điều chỉnh hành vi của mình, góp phần giúp gia đình, cộng đồng làng yên bình mà từ đó bà con học theo. Bản thân già cảm thấy rất vui mừng vì được bà con trong thôn Đắc Tà Vâng tin tưởng, bầu chọn là Người có uy tín. Qua đó, già luôn ý thức được trách nhiệm của mình để thay họ thể hiện tiếng nói với các cấp lãnh đạo để bà con thực hiện noi theo.

Bà Chờ Rum Ơn (78 tuổi), ở thôn Đắc Tà Vâng khi nói về Người có uy tín Chờ Rum Nhiếr, bà thổ lộ với sự trân trọng: Ông Nhiếr là người sống tình cảm và luôn cởi mở, gần gũi và khéo léo trong cách nói chuyện, nên dễ thuyết phục bà con từng bước làm theo những điều tốt, lẽ phải. Qua quá trình vận động của ông Nhiếr, thực hiện nếp sống văn minh, bà con trong thôn không tin, không nghe theo những luận điệu xuyên tạc của kẻ xấu, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Nhiều gia đình trong thôn được ông Nhiếr vận động, bà con cùng thực hiện trồng lúa nước kết hợp chăn nuôi gia súc, gia cầm, trâu bò, làm hàng rào cổng ngõ, sinh hoạt ăn ở sạch sẽ, thôn xóm không có tệ nạn cờ bạc, uống rượu say xỉn.

Ông Chờ Rum Nhiếr là nghệ nhân đan lát giỏi trong thôn Đắc Tà Vâng.
Ông Chờ Rum Nhiếr là nghệ nhân đan lát giỏi trong thôn Đắc Tà Vâng.

Còn ông Tơ Ngôl Nhứn (72 tuổi), ở cùng thôn mỗi khi nhắc đến Người có uy tín Chờ Rum Nhiếr cho biết: Không riêng ông mà người dân thôn Đắc Tà Vâng nơi đây ai cũng yêu mến và kính trọng xem ông Nhiếr là một “thủ lĩnh” gương mẫu, động viên dẫn dắt bà con Tà Riềng nơi đây vượt qua nhiều khó khăn. Vì lẽ đó, nên mọi người trong thôn rất tin tưởng ông Nhiếr và luôn hăng say lao động sản xuất để từng bước xóa đói, giảm nghèo, cùng đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư, đưa thôn Đắc Tà Vâng ngày càng đổi mới.

Qua tìm hiểu của chúng tôi được biết, ông Chờ Rum Nhiếr là nghệ nhân đan lát giỏi trong thôn Đắc Tà Vâng. Ông là nghệ nhân đan lát giỏi trong thôn Đắc Tà Vâng. còn là nghệ nhân đa tài, đánh đàn Jưl – loại nhạc cụ truyền thống của người Tà Riềng vào loại hay nhất vùng. Ngoài tham gia Đội sáo đinh tút và cồng chiêng của thôn Đắc Tà Vâng. Mỗi dịp trong thôn/làng có lễ hội hay xã Đắc Tôi và huyện Nam Giang tổ chức các hoạt động văn hoá, lễ hội cồng chiêng,...tuy tuổi đã cao nhưng ông Nhiếr luôn tham gia nhiệt tình và vận động dân làng, thế hệ trẻ tích cực tham gia, đóng góp để duy trì những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Ngoài ra, ông Nhiếr còn là người đan mây tre với nhiều sản phẩm thủ công truyền thống của người Tà Riềng rất đẹp. Hơn 10 năm nay, thôn Đắc Tà Vâng luôn giữ được danh hiệu “Thôn văn hóa tiêu biểu” của xã Đắc Tôi, góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc và giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Giẻ Triêng.

Ông Chờ Rum Nhiếr truyền dạy nhạc cụ Jưl cho những người dân trong thôn.
Ông Chờ Rum Nhiếr truyền dạy nhạc cụ Jưl cho những người dân trong thôn.

Năm nay ông Chờ Rum Nhiếr tuy tuổi cao, sức khỏe không bảo đảm, nhưng ông Nhiếr đảm nhận vai trò Người có uy tín không ngừng phát huy vị trí, vai trò của mình để thực sự trở thành lực lượng nòng cốt trong công tác tuyên truyền, vận động bà con trong thôn Đắc Tà Vâng thực hiện tốt những quy định của địa phương. Đồng thời, ông Nhiếr kêu gọi bà con trong thôn giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội, cũng cố và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở trong thôn ngày một tốt hơn.

Là Người có uy tín trong thôn, với vốn hiểu biết phong phú, nhất là về phong tục, tập quán và bản sắc văn hóa dân tộc Tà Riềng, ông Chờ Rum Nhiếr đã tích cực đi đầu trong việc động viên con cháu phấn đấu vươn lên trong học tập, vận động đồng bào xây dựng gia đình, dòng họ khuyến học. Ông đến từng nhà tuyên truyền, vận động người dân giữ gìn tiếng nói, trang phục truyền thống, nghệ thuật trình diễn dân gian, lễ hội, các món ăn truyền thống của dân tộc mình. Ông Chờ Rum Nhiếr còn vận động bà con đóng góp tiền xây dựng công trình cầu bản bằng bê tông cốt thép dẫn vào thôn Đắc Tà Vâng, giúp bà con Tà Riềng đi lại thuận lợi hơn. Ông Chờ Rum Nhiếr cũng đã trực tiếp tham gia gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc, vận động người dân trong thôn tích cực tham gia thực hiện Đề án bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Giẻ Triêng trên địa bàn huyện Nam Giang giai đoạn 2021- 2025.

Anh Zơ Râm Nguyên, Bí thư Chi bộ thôn Đắc Tà Vâng khi nói về Người có uy tín Chờ Rum Nhiếr cho biết: Chú Nhiếr là Người có uy tín trong đồng bào DTTS đã hơn 10 năm qua. Chú Nhiếr còn là "cầu nối" quan trọng góp phần tích cực cùng địa phương xây dựng nông thôn mới. Từ nhiều năm qua, sự đóng góp của chú Nhiếr đã được các cấp ghi nhận và tuyên dương khen thưởng, chú Chờ Rum Nhiếr đã nhận Bằng khen, Giấy khen của các cấp, ngành xã Đắc Tôi, huyện Nam Giang vì có nhiều thành tích tiêu biểu, xuất sắc trong công tác dân tộc và thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, đạt danh hiệu Người có uy tín tiêu biểu, xuất sắc trong đồng bào DTTS trên địa bàn xã Đắc Tôi năm 2021 và 2022.

Giờ đây đã ngoài 80 tuổi, ông Chờ Rum Nhiếr vẫn nhanh nhẹn, mạnh khỏe, tâm huyết, trách nhiệm với vai trò là Người có uy tín trong cộng đồng và là một trong những tấm gương tiêu biểu, đi đầu trong các phong trào thi đua yêu nước, nhất là trong các Chương trình xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững. Ông còn là người đóng góp một phần không nhỏ công sức của mình trong việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của người Tà Riềng nơi đây, góp phần xây dựng quê hương trên vùng biên Nam Giang ngày càng phát triển.


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Ngày 27/12, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh năm 2023. Dự hội nghị có: Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy ban Dân tộc) Lưu Xuân Thủy; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Tuấn Sinh; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa Phạm Thị Thanh Thủy; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đầu Thanh Tùng; lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh, một số sở, ngành, đơn vị của tỉnh, UBND 11 huyện miền núi và 6 huyện, thị xã giáp ranh có xã, thôn, bản miền núi cùng 150 đại biểu điển hình tiên tiến đại diện cho trên 701.000 người DTTS toàn tỉnh.
Tin nổi bật trang chủ
Nhận diện nguyên nhân tai biến thiên nhiên trên sông Kôn và sông Hà Thanh

Nhận diện nguyên nhân tai biến thiên nhiên trên sông Kôn và sông Hà Thanh

Sông Kôn và sông Hà Thanh là 02 con sông lớn của tỉnh Bình Định; lưu vực của 02 con sông là vùng tập trung các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội và chính trị của tỉnh. Ngoài các yếu tố tự nhiên, khách quan (địa hình, thảm phủ, mưa lũ lớn, diện tích rừng phòng hộ bị suy giảm...), thì các hoạt động trên lưu vực với mục đích phát triển kinh tế cũng đã tạo ra sức cản lớn cho việc thoát lũ. Vì thế, tình trạng sạt lở, lũ ở vùng núi, ngập lụt ở đồng bằng, ven biển thường xuyên xảy ra, đe dọa cuộc sống của người dân, trong đó có người dân vùng dân tộc thiểu số (DTTS), miền núi và sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Hiệp Đức (Quảng Nam): Bàn giao 7 ngôi nhà cho các hộ đồng bào DTTS

Hiệp Đức (Quảng Nam): Bàn giao 7 ngôi nhà cho các hộ đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 32 phút trước
UBND huyện Hiệp Đức (Quảng Nam) vừa bàn giao 7 ngôi nhà được xây dựng từ sự hỗ trợ của Nhà nước đã giúp đồng bào DTTS ở xã Phước Trà an cư lạc nghiệp.
4 kiểm lâm được đề nghị tặng, truy tặng Huân chương Dũng cảm

4 kiểm lâm được đề nghị tặng, truy tặng Huân chương Dũng cảm

Xã hội - Vũ Mừng - 36 phút trước
4 kiểm lâm ở Hà Giang được đề nghị tặng, truy tặng Huân chương Dũng cảm vì có thành tích xuất sắc, trong đó 2 người dũng cảm hy sinh khi chữa cháy rừng.
Trăn trở về một miền di sản: Đích đến cuối cùng của di sản (Bài 3 )

Trăn trở về một miền di sản: Đích đến cuối cùng của di sản (Bài 3 )

Phóng sự - Thanh Hải - 1 giờ trước
Phải thừa nhận rằng, việc bảo vệ di sản là điều vô cùng khó khăn, bởi không chỉ thiếu kinh phí mà con người và công nghệ cũng đang là hai vấn đề rất đau đầu. Nhưng, câu chuyện di sản sống lại, trở thành nguồn tư liệu, tài nguyên… phục vụ cuộc sống của con người, chính là đích đến cuối cùng của quá trình phục dựng, bảo vệ di sản.
Bác sĩ người Chứt và hành trình xóa bỏ hủ tục ở xã vùng biên Dân Hóa

Bác sĩ người Chứt và hành trình xóa bỏ hủ tục ở xã vùng biên Dân Hóa

Gương sáng - Minh Nhật (t/h) - 1 giờ trước
Chứng kiến cảnh nhiều người dân chữa bệnh bằng cách nhờ thầy cúng trừ tà ma...mà không khỏi, tình trạng bệnh ngày càng nặng thêm, thậm chí đã có những cái chết thương tâm... càng hun đúc thêm ý chí phải học trong chàng thanh niên Cao Xuân Tiêm. Ước mong mang kiến thức y khoa về cứu chữa cho bà con dân bản đã được vun đắp, trở thành hiện thực đối với bác sĩ người dân tộc Chứt nơi vùng biên Quảng Bình.
Xuất khẩu nông sản trên đà tăng mạnh

Xuất khẩu nông sản trên đà tăng mạnh

Kinh tế - Minh Thu - 2 giờ trước
Trong hai tháng 4 và 5, bên cạnh những mặt hàng được ưa chuộng như sầu riêng, cà phê, gạo, thời gian gần đây, nông sản xuất khẩu Việt Nam đang có thêm nhiều sản phẩm mới, mang lại nhiều tín hiệu tích cực.
Tin trong ngày - 20/5/2024

Tin trong ngày - 20/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 20/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Khai mạc Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV. Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Trường Sơn - Chân trần chí thép”. Bí thư Chi bộ người Mông năng động, làm kinh tế giỏi. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Có đường nhưng... vẫn chưa hết khổ

Có đường nhưng... vẫn chưa hết khổ

Tiếng nói từ cơ sở - Mỹ Dung - 2 giờ trước
Theo phản ánh của người dân, trong những trận mưa lớn vào đầu năm 2024, nước từ đường Đại Dực đi xã Đại Thành cũ theo cống thoát nước, chảy xuống đường dân sinh ra đến đường trục chính của xã Đại Dực, huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) làm trôi bùn đất xuống ruộng và Trung tâm Văn hóa xã, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống sinh hoạt của người dân địa phương.
Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn - Gia Lai: Chung tay bảo vệ đôi mắt sáng cho học sinh vùng cao

Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn - Gia Lai: Chung tay bảo vệ đôi mắt sáng cho học sinh vùng cao

Sức khỏe - Ngọc Thu - 2 giờ trước
Thực hiện Chương trình “Chung tay bảo vệ đôi mắt sáng cho học sinh Gia Lai”, Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn - Gia Lai đã tổ chức khám tầm soát và kiểm soát cận thị học đường miễn phí cho gần 1.000 học sinh tại các trường học trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
Bình chọn 50 tác phẩm văn học, nghệ thuật biểu diễn với chủ đề “Những bản hùng ca đất nước”

Bình chọn 50 tác phẩm văn học, nghệ thuật biểu diễn với chủ đề “Những bản hùng ca đất nước”

Tin tức - Thanh Nguyên - 2 giờ trước
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát động bình chọn 50 tác phẩm văn học, nghệ thuật biểu diễn Việt Nam tiêu biểu, xuất sắc sau ngày đất nước thống nhất với chủ đề “Những bản hùng ca đất nước”.
Thanh Hóa: Xử phạt doanh nghiệp phá 2,61 ha rừng tự nhiên

Thanh Hóa: Xử phạt doanh nghiệp phá 2,61 ha rừng tự nhiên

Pháp luật - Quỳnh Trâm - 2 giờ trước
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Cổ phần Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin (Công ty AIT), về hành vi phá 2,61 ha rừng trái pháp luật với số tiền 325 triệu đồng.
Đắk Lắk: 2 ngày 4 trẻ tử vong do đuối nước

Đắk Lắk: 2 ngày 4 trẻ tử vong do đuối nước

Xã hội - Hoàng Thùy - 2 giờ trước
Thời gian vừa qua, các địa phương trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk liên tục tổ chức tuyên truyền phòng chống đuối nước đến các thôn, buôn và người dân trên địa bàn, song tai nạn đuối nước vẫn liên tiếp xảy ra.