Phóng sự -
Hồng Phúc - Văn Sơn -
07:20, 10/02/2025 Đến xã Đắc Tôi, huyện vùng biên Nam Giang (Quảng Nam) mà không một lần thưởng thức “nước trời” thì quả thật uổng phí. Khắp dãy Trường Sơn, những vạt rừng đoák xanh tươi đựng thứ nước màu trắng đục, thơm dịu, nồng nàn đã gắn bó với đồng bào Tà Riềng (nhóm địa phương thuộc dân tộc Gié Triêng) và trở thành đặc sản quê hương Nam Giang. Nơi đây gọi là rượu tà vạt.
Ở thôn Đắc Tà Vâng, xã Đắc Tôi, huyện huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam, ông Chờ Rum Nhiếr - Người có uy tín luôn gương mẫu đi đầu vận động bà con làm kinh tế, xóa bỏ hủ tục lạc hậu, thực hiện nếp sống văn minh, sinh hoạt ăn ở sạch sẽ. Ông còn là người đóng góp một phần không nhỏ công sức của mình trong việc bảo tồn phát huy giá trị văn hóa của người Tà Riềng (nhóm địa phương dân tộc Gié Triêng).
Sắc màu 54 -
Hồng Phúc - Văn Sơn -
07:37, 22/11/2022 Cha Ba Riang (Mừng cơm mới) là Lễ hội gửi gắm ước mơ của người Tà Riềng, mong thần lúa ban cho mọi gia đình có cái ăn, cái để. Đây là lễ hội tồn tại lâu đời nhất trong đời sống lao động sản xuất của người Tà Riềng, huyện Nam Giang (Quảng Nam) và được những người con sinh sống trên vùng Trường Sơn gìn giữ từ bao thế hệ ông cha tới tận ngày nay.
Tại huyện vùng cao Nam Giang, tỉnh Quảng Nam, người Tà Riềng (thuộc nhóm dân tộc Gié Triêng) quần cư xung quanh ngôi nhà làng truyền thống. Đồng bào Tà Riềng xem nhà làng là biểu tượng cho đời sống tâm linh, tín ngưỡng dân gian và tâm thức của cộng đồng dân tộc mình. Vì vậy, việc trang trí tàcoi kapiêu (sừng trâu) trên nóc nhà làng, không chỉ làm đẹp mà còn chứa đựng nhiều ý nghĩa nhân sinh sâu sắc.