Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Nghệ An: Nhiều dự án thuộc Chương trình MTQG 1719 khó triển khai vì vướng mắc đất rừng

Nguyễn Thanh - 14:46, 03/10/2024

Chưa thể thi công, có nguy cơ vỡ tiến độ… là thực tế đang diễn ra tại một số dự án thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) ở Nghệ An. Những dự án này, chủ yếu là còn vướng mắc diện tích đất rừng nhưng chưa chuyển đổi xong mục đích sử dụng, chưa hoàn thiện đánh giá tác động môi trường…

Khu quy hoạch xây dựng tái định cư khe Hộc - bản Huồi Pủng, xã Hữu Khuông, huyện Tương Dương vẫn còn vướng mắc thủ tục đánh giá tác động môi trường
Khu quy hoạch xây dựng tái định cư khe Hộc - bản Huồi Pủng, xã Hữu Khuông, huyện Tương Dương vẫn còn vướng mắc thủ tục đánh giá tác động môi trường

Những người sống khổ

Nếu các bản làng của xã “ốc đảo” Hữu Khuông khổ 1, thì bản Huồi Pủng khổ gấp 10 lần. Huồi Pủng – một vùng đất nằm gần như biệt lập giữa mênh mang núi rừng và nước của lòng hồ. Chẳng thế mà Chủ tịch UBND xã Hưu Khuông Lô Văn Giáp đã thuật lại đầy xót xa: Đây là bản duy nhất chưa có đường giao thông, chưa có điện lưới thắp sáng và chưa có sóng điện thoại.

Không tin vào tai mình, chúng tôi nằng nặc đòi được tận mắt chứng kiến cuộc sống khốn khổ ấy của người dân. Nhưng, lịch trình làm việc tại vùng lòng hồ thủy điện bản Vẽ của đoàn công tác Ủy ban Dân tộc đúng dịp này không cho phép, nên chúng tôi đành lỡ hẹn.

Thấy chúng tôi tiếc rẻ, Chủ tịch UBND xã Hưu Khuông Lô Văn Giáp lại nói: Bù lại, các anh sẽ đến khảo sát, kiểm tra vị trí sẽ được chọn làm điểm xây dựng dự án tái định cư cho người dân Khơ Mú, bản Huồi Pủng, xã Hữu Khuông, tại khe Hộc.

Theo như chia sẻ của lãnh đạo xã Hữu Khuông, vị trí tái định cư đặt tại khe Hộc sẽ gần trung tâm xã hơn, gần đường giao thông hơn, có sóng điện thoại và điện thắp sáng thì đã được kéo từ trước.

Ở vùng lõi Vườn quốc gia Pù Mát, là bản làng định cư của người dân Đan Lai thuộc xã Môn Sơn (Con Cuông). Tại 2 bản Búng và Co Phạt này, nhiều hộ nghèo, vẫn đang ngày ngày sống trong căn nhà tạm, dột nát của mình. 

Qua khảo sát của địa phương, có hàng chục hộ dân có nhu cầu xây dựng nhà ở. Họ là đối tượng thuộc diện hỗ trợ xây dựng nhà ở theo Dự án 1 của Chương trình MTQG 1719, nhưng vì chưa được giao đất ở, đất sản xuất, chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất… thành ra chính sách hỗ trợ vẫn “nằm trên giấy”. 

Chủ tịch UBND huyện Con Cuông Lô Văn Thao nói: "Chúng tôi rất biết dân đang sống khổ, mong chờ chính sách hỗ trợ xây dựng nhà, nhưng vì chưa đủ điều kiện pháp lý để thực hiện nên đành chịu".

Chưa được cấp đất ở, chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhiều hộ dân Đan Lai ở vùng lõi Vườn quốc gia Pù Mát, xã Môn Sơn, huyện Con Cuông chưa thể thụ hưởng chính sách hỗ trợ xây dựng nhà ở theo dự án 1 của chương trình MTQG 1719 - Trong ảnh: Một nếp nhà tạm bợ của người Đan Lai ở bản Co Phạt, vùng lõi VQG Pù Mát
Chưa được cấp đất ở, chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhiều hộ dân Đan Lai ở vùng lõi Vườn quốc gia Pù Mát, xã Môn Sơn, huyện Con Cuông chưa thể thụ hưởng chính sách hỗ trợ xây dựng nhà ở theo Dự án 1 của Chương trình MTQG 1719 (Trong ảnh: Một nếp nhà tạm bợ của người Đan Lai ở bản Co Phạt, vùng lõi VQG Pù Mát)

Mang tâm trạng ngóng chờ ấy, nhiều hộ dân vùng lũ xã Tà Cạ (Kỳ Sơn), được quy hoạch bố trí tái định cư ở bản Cầu Tám, xã Tà Cạ, vẫn thấp thỏm không yên. Người dân rất muốn an cư, yên tâm ổn định cuộc sống… nhưng do khu vực quy hoạch xây dựng vướng đất rừng. Mà đất rừng thì chưa làm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng xong, nên đành chịu. Hỏi chuyện thì ông Nguyễn Viết Hùng, Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn thành thật: chúng tôi vẫn đang chờ cấp trên phê duyệt mới triển khai tiếp được.

Chờ đến bao giờ?

Mới chỉ điểm qua 3 dự án gồm: Tái định cư khe Hộc, bản Huồi Pủng, xã Hữu Khuông (Tương Dương); tái định cư Số 1 dành cho người dân vùng lũ Tà Cạ, xây dựng ở bản Cầu Tám, xã Tà Cạ (Kỳ Sơn); hỗ trợ xây dựng nhà ở cho người dân Đan Lai ở vùng lõi Vườn quốc gia Pù Mát (Con Cuông)… đã cho thấy một khó khăn rất lớn. Đó là là vướng mắc về diện tích đất rừng đưa vào quy hoạch dự án, nhưng chưa hoàn thiện xong thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng và đánh giá tác động môi trường.

Dẫn đầu trong danh sách những dự án vướng mắc thủ tục đất rừng và chưa thể triển khai thi công, nhưng đã phải trải qua rất nhiều tháng hoàn thiện hồ sơ, là khu tái định cư Khe Hộc, bản Huồi Pủng, xã Hữu Khuông. Ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Giám đốc phụ trách Ban Quản lý các dự án đầu tư huyện Tương Dương cho biết: Tháng 10/2023, chúng tôi hoàn thiện hồ sơ đánh giá tác động môi trường gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường. Sau nhiều lần bổ sung, điều chỉnh, thì hiện nay, chúng tôi vẫn đang tiếp tục chờ kết quả phê duyệt. Sau khi hoàn tất bước đánh giá tác động môi trường, thì mới đến giai đoạn trình Sở Xây dựng thẩm định bản vẽ thi công. Thủ tục đánh giá tác động môi trường kéo dài, nếu không thì công trình đã xây dựng xong từ năm trước rồi. Chúng tôi cũng không biết là mình sẽ phải chờ đến bao giờ.

Khu đất quy hoạch xây dựng tái định cư người dân vùng lũ quét ở bản Cầu Tám, xã Tà Cạ, huyện Kỳ Sơn vẫn còn vướng mắc thủ tục đất rừng
Khu đất quy hoạch xây dựng tái định cư người dân vùng lũ quét ở bản Cầu Tám, xã Tà Cạ, huyện Kỳ Sơn vẫn còn vướng mắc thủ tục đất rừng

Sự chờ đợi ấy, cũng chính là quãng thời gian đầy chán nản, bất lực của lãnh đạo huyện Kỳ Sơn khi thực hiện dự án bố trí tái định cư số 1 dành cho người dân vùng lũ Tà Cạ, xây dựng ở bản Cầu Tám, xã Tà Cạ và lãnh đạo huyện Con Cuông khi thực hiện nội dung hỗ trợ xây dựng nhà ở cho người Đan Lai ở vùng lõi Vườn quốc gia Pù Mát. 

Theo lãnh đạo huyện Kỳ Sơn chia sẻ, thủ tục đánh giá tác động môi trường thì Bộ Tài nguyên và Môi trường duyệt. Còn thủ tục chuyển đổi đất rừng, huyện nộp hồ sơ về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cách đây mấy tháng, nhưng được trả lời, thủ tục này giao cho UBND cấp tỉnh phê duyệt. Chúng tôi đang chờ HĐND tỉnh họp phê duyệt, thì mới tiến hành các bước tiếp theo.

Rõ ràng, trong khi chờ đợi hoàn thiện quy trình, thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng để thực hiện các dự án, thì người hưởng lợi vẫn đang là đối tượng chịu nhiều thiệt thòi nhất. Một thực tế đang diễn ra, người dân thì phản ánh, chính quyền thì kiến nghị… vòng luẩn quẩn ấy đã kéo dài nhiều năm khiến nhiều địa phương và ngay cả người dân mệt mỏi, chán nản.

Vậy thì, ở góc độ là thẩm quyền của UBND tỉnh, hãy rốt ráo hơn trong việc lấy ý kiến các sở ngành, tổ chức họp bàn hướng giải quyết cụ thể. Các cấp chính quyền, ngành chức năng, đơn vị liên quan cũng cần quyết liệt hơn trong thực hiện trách nhiệm. Không có khó khăn nào không có hướng giải quyết và không có vướng mắc nào không có lối đi hợp lý. Chỉ có điều, sự quyết liệt thực hiện ấy đến mức nào mà thôi.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Kiến tạo những cộng đồng an toàn trước thiên tai

Kiến tạo những cộng đồng an toàn trước thiên tai

Dường như, chỉ đến khi mưa kéo dài gây sạt lở và lũ quét nghiêm trọng ở khu vực miền núi trong thời gian vừa qua, thì những khiếm khuyết trong quản lý rủi ro thiên tai mới rõ hơn bao giờ hết. Điều ấy bắt buộc chúng ta phải thay đổi, hành động và dành nguồn lực để kiến tạo những cộng đồng an toàn trước thiên tai. Nhưng từ lý thuyết đến thực tế là điều không hề dễ dàng.
Tin nổi bật trang chủ
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Việt Nam đang tạo ra một môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, nhiều chính sách ưu đãi hấp dẫn

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Việt Nam đang tạo ra một môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, nhiều chính sách ưu đãi hấp dẫn

Dự và phát biểu tại Diễn đàn Doanh nghiệp Pháp ngữ về đổi mới, sáng tạo - FrancoTech, sáng 4/10, nhân dịp tham dự Hội nghị Cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 và thăm chính thức Cộng hòa Pháp, sáng ngày 4/10 tại Paris, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm khẳng định, Việt Nam đang tạo ra một môi trường đầu tư kinh doanh ngày càng thuận lợi, với nhiều chính sách ưu đãi hấp dẫn và có vị thế và vị trí rất thuận lợi để giúp các doanh nghiệp tiếp tục vươn xa phát triển thành các tập đoàn, doanh nghiệp lớn mang tầm vóc quốc tế.
Phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Diễn đàn Doanh nghiệp đổi mới, sáng tạo Pháp ngữ Franco Tech

Phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Diễn đàn Doanh nghiệp đổi mới, sáng tạo Pháp ngữ Franco Tech

Thời sự - BDT - 1 giờ trước
Trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19, sáng 4/10, tại Thủ đô Paris, Cộng hòa Pháp, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm có bài phát biểu tại Diễn đàn Doanh nghiệp Pháp ngữ về đổi mới, sáng tạo Franco Tech. Báo Dân tộc và Phát triển trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm.
Thủ tướng tiếp các nhà khoa học và kỹ sư nữ khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Thủ tướng tiếp các nhà khoa học và kỹ sư nữ khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Thời sự - PV - 5 giờ trước
Sáng ngày 4/10, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt các đại biểu Hội nghị Mạng lưới các nhà khoa học và kỹ sư nữ khu vực châu Á - Thái Bình Dương và lãnh đạo Hội Nữ trí thức Việt Nam thuộc Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.
Thủ tướng: Xây dựng đội ngũ doanh nhân lớn mạnh trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Thủ tướng: Xây dựng đội ngũ doanh nhân lớn mạnh trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Thời sự - PV - 6 giờ trước
Sáng ngày 4/10, tại trụ sở Chính phủ, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thường trực Chính phủ có cuộc gặp mặt các đại diện doanh nghiệp nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam.
Long An: Tập huấn báo cáo kiểm kê và giải pháp giảm nhẹ khí nhà kính

Long An: Tập huấn báo cáo kiểm kê và giải pháp giảm nhẹ khí nhà kính

Tin tức - Duy Chí – Y Phong - 8 giờ trước
Thực hiện cam kết của Chính phủ tại Hội nghị lần thứ 27 Công ước khung của Liên hợp quốc về Giảm phát thải khí nhà kính – Thích ứng với biến đổi khí hậu (UNFCCC) và các văn bản pháp quy, hướng dẫn kiểm kê, chuyển đổi, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính đã có hiệu lực thi hành; Ngày 4/10/2024, Sở Công thương tỉnh Long An – Trung tâm Khoa học và Hợp tác Netzero Viet Nam – Asia (VANZA) – Trung tâm Chứng nhận Chất lượng và phát triển doanh nghiệp phối hợp tổ chức Hội thảo Tập huấn lập báo cáo kiểm kê và giải pháp giảm nhẹ khí nhà kính.
Đội ngũ Người có uy tín - Điểm tựa của đồng bào DTTS ở Bình Phước

Đội ngũ Người có uy tín - Điểm tựa của đồng bào DTTS ở Bình Phước

Công tác Dân tộc - Minh Thu - 8 giờ trước
Những năm qua, đời sống kinh tế - xã hội trong vùng đồng bào DTTS tỉnh Bình Phước có bước phát triển mạnh mẽ; an ninh - quốc phòng được giữ vững. Trong những thành quả đó, có sự đóng góp không nhỏ của những Người có uy tín tại các thôn, ấp.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh đối thoại với Đoàn thanh niên UBDT

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh đối thoại với Đoàn thanh niên UBDT

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 3/10, có những thông tin đáng chú ý sau: Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh đối thoại với Đoàn thanh niên Ủy ban Dân tộc. Kỳ vĩ, nguyên sơ hang động Khó Chua La ở Điện Biên. Người phụ nữ Pa Kô nhân hậu, đảm đang. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tân sinh viên K’Thư với tình yêu văn hóa Mạ

Tân sinh viên K’Thư với tình yêu văn hóa Mạ

Giáo dục - Minh Đạo - 8 giờ trước
Ngày 18/9, K’Thư - người con của đồng bào dân tộc Mạ ở xã vùng sâu Lộc Bắc, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng chính thức trở thành tân sinh viên khoa Văn khóa 48, Trường Đại học Đà Lạt sau hành trình nỗ lực vượt qua vô cùng gian khó.
Cầu Hà Lẹc “mở lối” thoát nghèo cho bản vùng biên

Cầu Hà Lẹc “mở lối” thoát nghèo cho bản vùng biên

Công tác Dân tộc - Phạm Tiến - 8 giờ trước
Sau 7 tháng thi công, công trình cầu Hà Lẹc ở xã Kim Thuỷ, huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) đã hoàn thành trên 80% khối lượng công việc. Mục tiêu kết nối giao thông - “mở lối” thoát nghèo cho đồng bào các DTTS vùng biên huyện Lệ Thủy đang dần trở thành hiện thực.
Ngăn ngừa dịch bệnh trên đàn vật nuôi sau lũ

Ngăn ngừa dịch bệnh trên đàn vật nuôi sau lũ

Thời sự - Trọng Bảo - 8 giờ trước
Sau mưa lũ, bà con nông dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã và đang khẩn trương vệ sinh chuồng trại; bảo đảm an toàn trước khi tái đàn khôi phục sản xuất.
Hội thi văn nghệ dân gian và trình diễn trang phục Chăm

Hội thi văn nghệ dân gian và trình diễn trang phục Chăm

Tin tức - Thái Sơn Ngọc - 8 giờ trước
Tối 3/10, tại thị trấn Phước Dân, Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Truyền thanh huyện Ninh Phước tổ chức Hội thi văn nghệ dân gian và trình diễn trang phục Chăm. Tham gia Hội thi có trên 100 diễn viên, nhạc công đến từ các xã Phước Hữu, Phước Thái, Phước Hậu, Phước Thuận và thị trấn Phước Dân. Hội thi thu hút đông đảo cán bộ, Nhân dân trên địa bàn huyện đến xem cổ vũ phong trào văn nghệ dân gian gắn với Lễ hội Katê 2024.
Nông sản xuất khẩu sẽ “cán mốc” 55 tỷ USD trong năm nay

Nông sản xuất khẩu sẽ “cán mốc” 55 tỷ USD trong năm nay

Kinh tế - Minh Thu - 8 giờ trước
Theo nhận định của đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), với nỗ lực lớn của các doanh nghiệp (DN), nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu của nước ra sẽ sớm cán mốc 55 tỷ USD trong năm 2024. Bởi trong những tháng cuối năm 2024, nhiều quốc gia đã tăng tốc nhập khẩu các mặt hàng nông sản của Việt Nam, trong đó chủ yếu là trái cây, cà phê và gạo.