Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đậm nét mẫu hệ trong lễ hỏi chồng của người Ê Đê

Lê Hường - 09:30, 22/06/2023

Phụ nữ Ê Đê có vai trò, quyền lực đặc biệt trong gia đình, trong đó quyền cưới chồng là một trong những quyền quan trọng. Khi người con gái “ưng bụng” chàng trai nào thì về báo cho cha mẹ, nhờ người mai mối hỏi cưới chồng. Nhà trai được đặc quyền thách cưới và nhà gái lo mọi chi phí cưới hỏi mới được làm lễ rước rể về nhà. Đây là nét văn hóa thể hiện rõ nét vai trò của người phụ nữ trong hôn nhân mà người Ê Đê ở các buôn làng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk vẫn giữ gìn.

Tái hiện nghi lễ cưới của đồng bào Ê Đê. (Trong ảnh: Đại diện hai bên gia đình thỏa thuận với nhau)
Tái hiện nghi lễ cưới của đồng bào Ê Đê, tại Liên hoan văn hóa cồng chiêng tỉnh Đắk Lắk năm 2022. (Trong ảnh: Đại diện hai bên gia đình thỏa thuận với nhau)

Già Y Drin Niê, xã Ea Tu, TP. Buôn Ma Thuột cho biết: Đồng bào Ê Đê theo chế độ mẫu hệ, vì thế vai trò của người phụ nữ rất quan trọng, thường làm chủ hộ trong gia đình. Bao đời nay, người Ê Đê quan niệm khi sinh con ra, công sinh thành nuôi dưỡng, mang nặng, đẻ đau là công của người mẹ. Con cái sinh ra phải mang họ của người mẹ, trong hôn nhân người con gái phải đi hỏi cưới chồng. Ngày nay, mặc dù thực hiện nếp sống văn minh, bà con tổ chức lễ cưới hiện đại hơn, nhưng các nghi thức cưới hỏi vẫn được giữ gìn.

Tùy theo điều kiện, hoàn cảnh mỗi gia đình, người Ê Đê thường chọn thời gian rảnh rỗi sau khi kết thúc mùa vụ, thóc lúa về đầy nhà, rượu cần đã ủ xong, lễ vật cũng chuẩn bị xong để tổ chức lễ cưới. Gia đình nhà gái chọn ngày lành tháng tốt báo với bà con buôn làng mang lễ vật đến nhà trai cùng thưa chuyện hỏi chồng.

Lễ vật trong nghi thức cưới nhà gái phải chuẩn bị gồm: Một con gà trống và mâm xôi; chiếc chăn; 8 vòng đồng; 1 bát đồng; 1 con bò hoặc trâu (tùy gia cảnh); 2 ché rượu, 2 con heo thiến; tiền gửi dâu, tiền cược thề giao ước…

Chúng tôi có dịp được tham dự phục dựng Lễ cưới chồng của người Ê Đê do các nghệ nhân ở Tp. Buôn Ma Thuột thực hiện. Cô dâu thuộc dòng họ Niê ở buôn Ko Tam, xã Ea Tu và chú rể dòng họ Êban ở buôn Cư M’lim, xã Ea Kao.

Theo phong tục, lễ cưới chồng của người Ê Đê gồm: Lễ ăn hỏi, Lễ thách cưới, Lễ cưới, Lễ tòng thê và ở dâu. Trong đó Lễ thách cưới là quan trọng nhất, quyết định việc đám cưới được diễn ra hay không.

Theo đó, nhà trai có quyền yêu cầu các lễ vật thách cưới nhà gái, còn nhà gái có thể xin bớt, giảm cho phù hợp với điều kiện gia đình. Nếu hai bên đồng ý, thì mới thực hiện các nghi lễ còn lại. Để cuộc thách cưới thuận lợi, nhà gái chọn ông mai có nhiều kinh nghiệm, ăn nói lưu loát, am hiểu luật tục đại diện đứng ra thỏa thuận với nhà trai.

Tái hiện nghi lễ cưới của đồng bào Ê Đê. (Trong ảnh: Cô dâu, chú rể trao vòng đồng cho nhau)
Tái hiện nghi lễ cưới của đồng bào Ê Đê,tại Liên hoan văn hóa cồng chiêng tỉnh Đắk Lắk năm 2022. (Trong ảnh: Cô dâu, chú rể trao vòng đồng cho nhau)

Xong phần thỏa thuận thách cưới, đại diện nhà trai, nhà gái tiếp tục làm nhiệm vụ giảng giải cho đôi trẻ nghe những khó khăn phát sinh trong cuộc sống vợ chồng. Đồng thời khuyên, cô dâu giữ trọn đức hạnh, siêng năng, đảm đang chu toàn việc gia đình, chú rể chăm chỉ làm ăn, san sẻ công việc với vợ, không nhậu nhẹt triền miên, có khó khăn nhờ người giúp đỡ không được bỏ nhau. Đặc biệt, không được ngoại tình, quan hệ bất chính, nếu vi phạm sẽ bị phạt nặng, thịt trâu, bò để thiết đãi dân làng, đền tiền bạc và bị dân làng coi khinh.

Hai bên thực hiện nghi thức cưới, cô gái chàng trai trao vòng đồng cho nhau trước mặt hai bên dòng họ, chính thức nên duyên vợ chồng. Xong xuôi mọi thủ tục, nhà trai mở tiệc thiết đãi nhà gái, dòng họ bằng một bữa tiệc ấm cúng.

Sau khi các nghi thức lễ cưới thực hiện xong, dàn chiêng nổi lên, cô dâu, chú rể cầm cần rượu trao còng (vòng đồng) cho nhau, rồi lần lượt đến mẹ và thứ tự đến bà con trong dòng họ hai bên đến chúc mừng, chung vui uống rượu cần, múa xoang.

Đôi trai tài gái sắc về chung một nhà, thương yêu nhau, có vui cùng hưởng, có họa cùng lo, cùng nhau làm ăn xây dựng gia đình và buôn làng ấm no, tươi đẹp...

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Công bố 10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu năm 2024

Công bố 10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu năm 2024

Thực hiện Quyết định số 2748/QĐ-BVHTTDL ngày 20/9/2024 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) về việc tổ chức bình chọn 10 sự kiện VHTT&DL tiêu biểu năm 2024, Báo Văn Hóa - Cơ quan ngôn luận của Bộ VHTT&DL đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức bình chọn 10 sự kiện VHTT&DL tiêu biểu năm 2024 với sự tham dự của đại diện lãnh đạo các Cục, Vụ… thuộc Bộ VHTT&DL và gần 70 nhà báo theo dõi lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình đến từ hơn 50 cơ quan báo chí Trung ương và địa phương.
Tin nổi bật trang chủ
Quảng Nam: Tạm giữ 12 người liên quan đến ma túy tại 1 quán Bar

Quảng Nam: Tạm giữ 12 người liên quan đến ma túy tại 1 quán Bar

Pháp luật - T.Nhân - H.Trường - 4 giờ trước
Ngày 16/12, Phòng Cảnh sát Điều tra (CSĐT) tội phạm về ma túy Công an tỉnh Quảng Nam cho biết, đang tạm giữ hình sự 12 đối tượng để tiếp tục điều tra, làm rõ về hành vi mua bán, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy tại quán Diamond Club (Tp. Tam Kỳ).
Quảng Nam: Khen thưởng người đàn ông cứu sống 3 học sinh bị lũ cuốn trôi

Quảng Nam: Khen thưởng người đàn ông cứu sống 3 học sinh bị lũ cuốn trôi

Gương sáng - T.Nhân - H.Trường - 4 giờ trước
Ngày 16/12, UBND huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam đã tổ chức khen thưởng đột xuất cá nhân có hành động dũng cảm, kịp thời cứu 3 học sinh bị nước lũ cuốn trôi.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Thống đốc tỉnh Yamaguchi (Nhật Bản)

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Thống đốc tỉnh Yamaguchi (Nhật Bản)

Thời sự - PV - 21:35, 16/12/2024
Chiều tối 16/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Muraoka Tsugumasa, Thống đốc tỉnh Yamaguchi (Nhật Bản) đang thăm, làm việc tại Việt Nam.
Công tác giảm nghèo huyện Văn Lãng (Lạng Sơn): Đẩy mạnh các hoạt động cải thiện dinh dưỡng trong vùng đồng bào DTTS (Bài 3)

Công tác giảm nghèo huyện Văn Lãng (Lạng Sơn): Đẩy mạnh các hoạt động cải thiện dinh dưỡng trong vùng đồng bào DTTS (Bài 3)

Công tác Dân tộc - Hải Phong - Khổng Thanh Tuấn - 19:49, 16/12/2024
Triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững, ngoài việc thực hiện các dự án, chương trình hỗ trợ sinh kế, tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn còn thực hiện các nội dung hỗ trợ nhằm cải thiện dinh dưỡng, nâng cao sức khỏe cho Nhân dân, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng đồng bào DTTS.
SHB miễn phí đổi thẻ từ sang thẻ chip đạt chuẩn VCCS

SHB miễn phí đổi thẻ từ sang thẻ chip đạt chuẩn VCCS

Kinh tế - PV - 19:16, 16/12/2024
Nhằm nâng cao tính bảo mật và an toàn trong giao dịch thẻ, SHB sẽ hỗ trợ khách hàng chuyển đổi thẻ ATM công nghệ từ sang thẻ công nghệ chip đạt chuẩn VCCS với chi phí “0 đồng”. Đây được coi là giải pháp hữu hiệu trong việc đảm bảo an toàn giao dịch thẻ cho khách hàng theo tiêu chuẩn quốc tế.
Đưa Đông y vào sản phẩm du lịch

Đưa Đông y vào sản phẩm du lịch

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 14/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Thêm 2 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia ở Bình Định. Đưa Đông y vào sản phẩm du lịch. Nghệ nhân cống hiến sức trẻ gìn giữ di sản Then. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đức Cơ (Gia Lai): Ra mắt Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi”

Đức Cơ (Gia Lai): Ra mắt Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi”

Tin tức - Ngọc Thu - 18:42, 16/12/2024
Sáng 16/12, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai phối hợp với UBND xã Ia Lang, Trường Trung học cơ sở Siu Blễh (xã Ia Lang, huyện Đức Cơ) tổ chức ra mắt Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi”.
“Địa chỉ tin cậy cộng đồng” - Điểm tựa của phụ nữ và trẻ em vùng biên giới Đức Cơ

“Địa chỉ tin cậy cộng đồng” - Điểm tựa của phụ nữ và trẻ em vùng biên giới Đức Cơ

Công tác Dân tộc - Ngọc Thu - 17:40, 16/12/2024
Mô hình “Địa chỉ tin cậy cộng đồng” của Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai đã kịp thời giúp đỡ chị em phụ nữ bị bạo lực gia đình ở vùng đồng bào DTTS và miền núi, vùng biên giới; hòa giải các mâu thuẫn trong hôn nhân, tuyên truyền pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em.
Quảng Nam: Hai mẹ con đuối nước thương tâm

Quảng Nam: Hai mẹ con đuối nước thương tâm

Trang địa phương - T.Nhân - H.Trường - 16:25, 16/12/2024
Sáng 16/12, chính quyền xã Tam Thăng (Tp. Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam) và người dân đã tìm kiếm, trục vớt được thi thể hai mẹ con tử vong trên sông Đầm, khi đi thả lưới, nghi do lật ghe.
Quảng Nam: Trục xuất 1 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép

Quảng Nam: Trục xuất 1 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép

Pháp luật - T.Nhân - H.Trường - 16:23, 16/12/2024
Sáng 16/12, Phòng Quản lý xuất nhập cảnh - Công an tỉnh Quảng Nam phối hợp với Đồn Biên phòng Cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn) tiến hành trục xuất và bàn giao 1 công dân Trung Quốc nhập cảnh trái phép.
Quảng Nam: Bắt hai chị em cho vay nặng lãi

Quảng Nam: Bắt hai chị em cho vay nặng lãi

Pháp luật - T.Nhân - H.Trường - 16:20, 16/12/2024
Ngày 16/12, đại diện lãnh đạo Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về trật tự xã hội - Công an tỉnh Quảng Nam, cho biết, ngay trong ngày đầu ra quân tấn công trấn áp tội phạm, đơn vị đã điều tra, bắt giữ 2 đối tượng là chị em ruột, để điều tra về hành vi cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự.