Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Mường Lát thấp thỏm khi mùa lũ về

PV - 14:32, 27/07/2018

Cơn bão Sơn Tinh (bão số 3) vừa quét qua địa bàn Thanh Hóa khiến nhiều vùng miền núi bị sạt lở nghiêm trọng. May mắn, đợt mưa lũ này, huyện Mường Lát, do địa thế ở nơi cao nhất của Thanh Hóa nên không bị ảnh hưởng lớn. Tuy nhiên, người dân nơi đây vẫn luôn thấp thỏm, lo lắng về thiên tai.

Ám ảnh về thiên tai

Xã Tam Chung là địa phương thường xuyên chịu hậu quả nặng nề bởi thiên tai. Địa bàn rộng, nhiều núi dốc. Đặc biệt, các bản nằm dọc tuyến sông Mã và trên những triền núi cao, nên địa phương này đã không ít lần phải hứng đau thương và mất mát.

Câu chuyện cách đây 5 năm, người dân xã Tam Chung vẫn không quên cái chết thương tâm của 4 người trong gia đình anh Giàng A Sùng bị lũ quét cuốn trôi tại khu vực suối Lồng. Trưởng bản Suối Lóng, Sùng A Tụa, kể lại: “Còn nhớ ngày hôm đó, nhận được tin hai vợ chồng Giàng A Sùng và 2 đứa con nhỏ bị nước lũ cuốn trôi, người dân trong bản ai cũng hoang mang, lo sợ. Trận lũ quét năm đó, bản có 4 người chết, nhiều tài sản của bà con trong bản cũng bị lũ cuốn trôi, cuộc sống của người dân trong bản ngày càng thêm khó khăn”.

Mường Lát thấp thỏm khi mùa lũ về Trường tiểu học tại bản Ón đã phải di dời do nguy cơ sạt lở cao.

Gia đình anh Vi Văn Mùi (bản Lát) nằm trong vùng nguy cơ bị lũ quét nên mỗi năm mùa mưa lũ đến, gia đình anh lại sống trong tâm trạng nớp nóp lo sợ. Anh Mùi cho biết: Mỗi lần mưa to là nước lên đến sát nhà anh, vì vậy, hôm nào trời mưa là cả nhà không ai dám ngủ. Biết nơi mình ở là nguy hiểm nhưng hoàn cảnh gia đình khó khăn, chúng tôi không có đủ tiền để di dời đi và xây dựng nhà ở mới.

Ông Hà Văn Thiếu, Chủ tịch UBND xã Tam Chung, cho biết: Sau những trận mưa bão lớn đi qua, hình ảnh về những ngôi nhà bị hư hỏng, bị nước lũ cuốn trôi chỉ còn trơ lại chân móng hay vài khúc gỗ mục nát, hoa màu bị đất đá vùi lấp đã không còn xa lạ với người dân nơi đây.

Hiện nay, 7/8 bản trên địa bàn xã đều nằm trong vùng nguy cơ xảy ra sạt lở đất, lũ ống, lũ quét. Trong đó có vùng trọng điểm nguy cơ cao như bản Ón, bản Poọng, Suối Phái, Suối Lóng, Cân, Tân Hương với gần 20 hộ dân nằm trong diện cần được di dời.

Theo lời Chủ tịch xã, cũng may cơn bão số 3 (Sơn Tinh) vừa qua, Tam Chung không bị thiệt hại lớn, chỉ có một vài hộ bị sạt lở móng nhà. Tuy nhiên, về lâu dài, địa phương rất mong muốn có kinh phí để sớm di dời những hộ dân nằm trong vùng nguy hiểm đến nơi ở mới an toàn, tránh được nguy hiểm rình rập mỗi khi mưa gió về.

Cần lo trước

Hiện nay, trên địa bàn huyện Mường Lát, hầu hết ở các xã, thị trấn đều có những vùng trọng điểm, nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất, lũ ống, lũ quét. Đặc biệt, là khu vực nằm ven các tuyến đường dọc sông Mã.

Theo ông Cao Văn Cường, Chủ tịch UBND huyện Mường Lát cho biết: Để ứng phó với mùa mưa lũ, ngay đầu năm 2018, huyện Mường Lát đã tiến hành rà soát, thống kê các hộ nằm trong khu vực bị ảnh hưởng thiên tai cần được di dời. Đồng thời, tổ chức tuyên truyền, vận động và khẩn trương tổ chức di dân vùng ảnh hưởng thiên tai. Huyện đang có 461 hộ nằm rải rác ở các xã có nguy cơ bị ảnh hưởng do lũ ống, lũ quét, sạt lở đất, dân cư ở bãi sông, vùng trũng thấp cần được di dời khi có thiên tai xảy ra.

Tuy nhiên, hiện nay công tác di dời dân ra khỏi vùng ảnh hưởng thiên tai trên địa bàn huyện Mường Lát gặp nhiều khó khăn do không có nguồn kinh phí thực hiện. Bên cạnh đó là sự eo hẹp về quỹ đất và nhận thức của người dân về công tác phòng tránh thiên tai chưa cao. Hầu hết những hộ dân nằm trong vùng ảnh hưởng thiên tai đều thuộc diện hộ nghèo nên chưa đủ điều kiện kinh tế để di dời, xây dựng nhà ở cũng như khai hoang, canh tác sản xuất ở vùng đất mới.

Giải pháp trước mắt, vẫn là đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các hộ dân không ở lại khu vực chòi rẫy, đồi núi cao khi có mưa lớn. Đồng thời, chủ động di dời đến nơi ở an toàn. Hiện nay, huyện cũng đang cố gắng bố trí nhà ở xen ghép cho các hộ dân vùng ảnh hưởng thiên tai đến các bản an toàn. Song trên thực tế, sơ tán, di dời dân trong mùa mưa bão chỉ là giải pháp tình thế.

Cũng theo ông Cường, để chủ động ứng phó với thiên tai có thể xảy ra, huyện đã khoanh vùng khu vực trọng điểm có thể bị ảnh hưởng bởi mưa lũ, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện.

Đồng thời, đẩy mạnh công tác bảo vệ, khoanh nuôi phát triển diện tích rừng phòng hộ; đầu tư xây dựng hệ thống bờ kè hai bên sông suối và các công trình phòng, chống bão, lũ để người dân không còn nỗi lo thường trực mỗi khi mưa lũ tràn về.

QUỲNH TRÂM

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Vân Đồn (Quảng Ninh): Nhiều hộ dân “ở không được, đi cũng không xong”

Vân Đồn (Quảng Ninh): Nhiều hộ dân “ở không được, đi cũng không xong”

Theo phản ánh của người dân, hàng chục hộ ở 2 thôn 10/10, xã Vạn Yên và Đồng Dọng cũ, xã Bình Dân, huyện Vân Đồn (Quảng Ninh) chật vật gần 20 năm nay do dự án hồ chứa nước Đồng Dọng "án binh bất động". Tại đây, không ít hộ dù chưa được đền bù giải phóng mặt bằng nhưng cũng bị giải tỏa, mất kế sinh nhai.
Tin nổi bật trang chủ
Rối nước -“Hiện thân” sống động của những giá trị nhân sinh trong đời sống tinh thần nơi làng quê

Rối nước -“Hiện thân” sống động của những giá trị nhân sinh trong đời sống tinh thần nơi làng quê

Tiếng trống, tiếng mõ rộn rã thúc giục từng hồi, những đợt pháo thăng thiên, pháo mở cờ ngoạn mục vang lên, từng con rối bắt đầu được thổi hồn, thoát ẩn thoát hiện tài tình trên mặt nước. Dưới mái thủy đình ngói đỏ cong cong, múa rối nước chính là kho tàng lưu giữ nét văn hóa dân gian Bắc Bộ, là “hiện thân” sống động của những giá trị nhân sinh trong đời sống tinh thần, của những làng quê vùng đồng bằng sông Hồng.
Bình Thuận: Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia

Bình Thuận: Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia

Công tác Dân tộc - T.Nhân - 2 giờ trước
UBND tỉnh Bình Thuận vừa chỉ đạo các cơ quan, đơn vụ, địa phương trong toàn tỉnh tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG).
Chuyện người đàn ông Gia Rai làm cầu bắc qua sông Ba

Chuyện người đàn ông Gia Rai làm cầu bắc qua sông Ba

Gương sáng - Ngọc Thu - 2 giờ trước
Từng làm nghề chèo đò chở khách qua sông Ba, ông Ksor Yan (dân tộc Gia Rai, 60 tuổi, xã Ia Kdăm, huyện Ia Pa, Gia Lai) chứng kiến những nguy hiểm rình rập với bà con mỗi khi muốn qua sông, ông đã quyết tâm đứng ra làm cầu gỗ bắc qua sông Ba, giúp cho hàng trăm hộ dân hai bên bờ đi lại thuận lợi, tiết kiệm thời gian.
U23 châu Á: Loại Hàn Quốc, Indonesia tạo ra địa trấn lớn nhất giải

U23 châu Á: Loại Hàn Quốc, Indonesia tạo ra địa trấn lớn nhất giải

Thể thao - Hoàng Minh - 22:34, 26/04/2024
Trong trận Tứ kết giải U23 châu Á, U23 Indonesia đã khiến người hâm mộ bất ngờ, khi tạo ra địa trấn trước U23 Hàn Quốc. Trận đấu phải bước vào loạt sút luân lưu để định đoạt kết quả và chiến thắng gọi tên Indonesia.
U23 châu Á: Nhật Bản dập tắt hy vọng vô địch của chủ nhà Qatar

U23 châu Á: Nhật Bản dập tắt hy vọng vô địch của chủ nhà Qatar

Thể thao - Hoàng Minh - 22:33, 26/04/2024
Trong vòng Tứ kết giải U23 châu Á, U23 Qatar đã thất thủ trước U23 Nhật Bản với tỷ số 2-4. Với kết quả này, U23 Qatar đã không thể thực hiện được tham vọng vô địch trên sân nhà.
Ngoại hạng Anh: Man City có đại thắng 4 sao trước Brighton

Ngoại hạng Anh: Man City có đại thắng 4 sao trước Brighton

Thể thao - Hoàng Minh - 22:32, 26/04/2024
Trong trận đá bù Vòng 29 Ngoại hang Anh, dù phải hành quân đến sân của Brighton, nhưng Man City vẫn đè bẹp đội chủ nhà với tỷ số 4-0.
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
CEO Vinamilk: Ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

CEO Vinamilk: Ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

Kinh tế - PV-Vương Minh - 22:30, 26/04/2024
Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (“Vinamilk”) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (“ĐHĐCĐ”) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, Công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.
Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang tổ chức Hội nghị cung cấp thông tin cho Người có uy tín

Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang tổ chức Hội nghị cung cấp thông tin cho Người có uy tín

Công tác Dân tộc - Như Tâm - 22:27, 26/04/2024
Trong 4 ngày (từ 22 - 25/4/2024), Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang phối hợp với Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh, Sở Tư pháp tổ chức hội nghị tập huấn cung cấp thông tin cho 285 đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS của 13 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
SHB tăng tốc chuyển đổi, lợi nhuận quý I cao nhất lịch sử, mục tiêu 2024 tăng 22% và chia cổ tức 18%

SHB tăng tốc chuyển đổi, lợi nhuận quý I cao nhất lịch sử, mục tiêu 2024 tăng 22% và chia cổ tức 18%

Kinh tế - Vũ Mừng - 22:26, 26/04/2024
Năm 2024, SHB đặt kế hoạch lợi nhuận đạt 11.286 tỷ đồng, cao hơn 22% so với năm trước. Với chiến lược chuyển đổi 2024 - 2028, SHB xác lập mục tiêu TOP 1 về hiệu quả, khẳng định vị thế định chế tài chính hàng đầu, vươn tầm khu vực.
Thanh Hóa: Khai giảng lớp xóa mù chữ tại bản Bóng

Thanh Hóa: Khai giảng lớp xóa mù chữ tại bản Bóng

Giáo dục - Quỳnh Trâm - 22:24, 26/04/2024
Đồn Biên phòng Quang Chiểu phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Mường Lát tổ chức khai giảng Lớp xóa mù chữ, chống tái mù chữ cho hội viên phụ nữ và người dân bản Bóng, xã Mường Chanh.
Hội thi quốc tế về những món ăn từ sâm dây Tu Mơ Rông

Hội thi quốc tế về những món ăn từ sâm dây Tu Mơ Rông

Thời sự - Ngọc Chí - 22:22, 26/04/2024
Sau 2 ngày diễn ra sôi nổi, 21 đội đã mang đến Hội thi ẩm thực quốc tế và Xác lập kỷ lục Việt Nam về các món ăn độc đáo, mang hương vị riêng được chế biến từ sâm dây của núi rừng Ngọc Linh. Các hoạt động, sự kiện diễn ra tại Hội thi mang ý nghĩa thiết thực, góp phần nâng tầm giá trị cây sâm dây, hướng đến sinh kế bền vững cho đồng bào Xơ Đăng từ việc phát triển diện tích cây sâm dây, loại dược liệu đặc trưng ở huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum).