Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Mù Cang Chải (Yên Bái): Học chữ để thay đổi cuộc sống

PV - 08:00, 28/01/2023

Học chữ để thay đổi cuộc sống là nguyện vọng nhiều học viên tại các lớp xóa mù chữ trên địa bàn huyện Mù Cang Chải. Từ đó, năm 2022, toàn huyện đã mở 7 lớp xóa mù chữ, 7 lớp sau biết chữ và 1 lớp phổ cập THCS từng bước nâng cao trình độ cho người dân.

Giờ học của lớp xóa mù chữ ở bản Lùng Cúng, xã Nậm Có
Giờ học của lớp xóa mù chữ ở bản Lùng Cúng, xã Nậm Có

Thực hiện sự chỉ đạo của tỉnh về việc tổ chức mở lớp xóa mù chữ cho phụ nữ và trẻ em gái dân tộc Mông trong độ tuổi từ 15 - 35 tuổi trên địa bàn huyện Mù Cang Chải giai đoạn 2020 - 2022, năm 2022, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đã phối hợp tổ chức được 7 lớp học chữ tại các xã gồm: Nậm Có 2 lớp với 70 học viên tại bản Lùng Cúng; Lao Chải 3 lớp với 51 học viên tại các bản Dào Xa, Dào Cu Nha và Hồ Nhì Pá; Khao Mang 1 lớp với 16 học viên tại bản Nả Dề Thàng; Chế Cu Nha 1 lớp với 20 học viên tại bản Chế Cu Nha.

7 lớp sau biết chữ theo chương trình xây dựng nông thôn mới của huyện gồm: 2 lớp tại Trường Tiểu học Vừ A Dính, xã Nậm Có cho 60 học viên đến từ bản Có Thái và Có Mông; 2 lớp tại Trường Tiểu học và THCS Dế Xu Phình cho 60 học viên đến từ bản Phình Hồ và bản Háng Cuốn Rùa; 3 lớp tại Trường Tiểu học Nậm Khắt cho 90 học viên đến từ các bản: Làng Sang, Nậm Khắt, Hua Khắt và mở 1 lớp phổ cập THCS cho 34 học viên tại bản Có Thái xã Nậm Có.

Thầy giáo Lù Văn Thức - giáo viên Trường Tiểu học Tà Ghênh, cho biết: "Khi nhà trường mở 2 lớp xóa mù ở bản Lùng Cúng, tôi được phân công lên đứng lớp hơn 3 tháng liên tục. Lùng Cúng cách xa trung tâm xã, giao thông đi lại không thuận lợi, lớp chủ yếu học tối, lại không có điện thắp sáng nên thầy trò chủ yếu dùng đèn pin, không có sóng điện thoại, vận động học viên đến lớp phải đi từng nhà gọi rất khó khăn nhưng nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, bà con hiểu được tầm quan trọng của cái chữ đối với đời sống nên các học viên luôn đi học đều, nghiêm túc học tập”.

Ông Chang Sông Của - Trưởng bản Lùng Cúng cho biết: "Tuy Lùng Cúng hiện còn nhiều khó khăn nhưng xét thấy bản là địa phương có nhiều tiềm năng cho phát triển du lịch cộng đồng trong tương lai nên chúng tôi đã động viên bà con đi học là chìa khóa duy nhất để phát triển trong tương lai. Học là được cho chính bà con, nên phải chủ động khắc phục công việc gia đình để tham gia học đầy đủ thì mới nâng cao khả năng nghe, nói tiếng phổ thông, đọc, viết chữ cho bản thân".

Với sự quan tâm, động viên của các cấp, các ngành, nhất là sự nỗ lực của các học viên tham gia học, mỗi khóa học kết thúc, các học viên học xóa mù chữ cũng đều cơ bản có những kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, tính toán; có hiểu biết đơn giản, cần thiết về các vấn đề tự nhiên, xã hội, con người; qua đó, có thêm kiến thức để ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi, kinh doanh, phát triển kinh tế gia đình, nâng cao đời sống.

Chị Thào Thị La - bản Lùng Cúng tâm sự: "Tôi sinh ra trong gia đình khó khăn nên từ nhỏ không được đi học, không biết chữ, không biết tiếng phổ thông. Hiện nay, tôi nhận được thiếp mời đám cưới, không biết đọc, có người đến mua gà, lợn tôi không tính được, không giao tiếp được bằng tiếng phổ thông, nói họ không hiểu nên tôi quyết tâm đi học. Tới đây, nếu mở thêm lớp nâng cao thì tôi vẫn sẽ tiếp tục đi học để biết nhiều hơn”.

Từ nỗ lực mở các lớp xóa mù chữ, sau biết chữ và phổ cập THCS trên địa bàn những năm qua, hết năm 2022, huyện Mù Cang Chải đã nâng số địa phương đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 1 là 3/14 xã, thị trấn và đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2 là 11/14 xã, thị trấn; người từ 15 - 35 tuổi đạt chuẩn biết chữ mức độ 1 là 97,57%, đạt chuẩn biết chữ mức độ 2 là 91,36%. Đây là điều kiện tốt để giúp người dân chủ động trong tiếp cận thông tin, khoa học - kỹ thuật để phát triển kinh tế, văn hóa, xây dựng đời sống trong bối cảnh xã hội đang ngày càng số hóa trong mọi lĩnh vực.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Vientiane, bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Vientiane, bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN

Lúc 10 giờ 45 phút ngày 8/10 (giờ địa phương), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh và Đoàn đại biểu Việt Nam đã tới Thủ đô Vientiane, Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các hội nghị cấp cao liên quan.
Tuyên Quang phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS

Tuyên Quang phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Khánh Thi - 2 giờ trước
Không chỉ với hệ thống di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh phong phú, tiềm năng phát triển du lịch, tỉnh Tuyên Quang còn được bồi đắp thêm bản sắc văn hóa truyền thống độc đáo của đồng bào các DTTS. Với việc triển khai hiệu quả Dự án 6 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2021 – 2030 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), tỉnh Tuyên Quang đã và đang gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS, đưa tài nguyên trở thành những sản phẩm du lịch độc đáo.
Mùa thu dùng cháo gạo lứt 'phòng táo, nhuận phế'

Mùa thu dùng cháo gạo lứt 'phòng táo, nhuận phế'

Sức khỏe - Minh Nhật - 2 giờ trước
Theo Đông y, ăn cháo vào mùa thu rất có ích cho sức khỏe với phương thức “Thu đông dưỡng âm, phòng táo, nhuận phế” - nghĩa là nên bổ sung đầy đủ tân dịch và trọng dụng những thực phẩm có công dụng dưỡng âm, nhuận tràng, bổ phế.
Bệnh sởi diễn biến phức tạp-Đắk Lắk đối mặt với “dịch chồng dịch”

Bệnh sởi diễn biến phức tạp-Đắk Lắk đối mặt với “dịch chồng dịch”

Sức khỏe - Lê Hường - 2 giờ trước
Cùng với dịch sốt xuất huyết chưa hạ nhiệt, dịch bệnh sởi diễn biến phức tạp, với hàng trăm ca mắc bệnh, cảnh báo nguy cơ cao “dịch chồng dịch” trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Ban Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Bạc Liêu tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho Người uy tín năm 2024

Ban Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Bạc Liêu tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho Người uy tín năm 2024

Tin tức - N. Tâm - P. Nam - 2 giờ trước
Ngày 08/10/2024, tại Trung tâm văn hóa tỉnh, Ban Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Bạc Liêu tổ chức khai mạc Hội nghị tấp huấn, bồi dưỡng kiến thức đối với Người uy tín trong vùng đồng bào các DTTS năm 2024. Đến dự có ông Tô Thành Phương, Trưởng Ban Dân tộc và Tôn giáo; các Sở, Ngành có liên quan và gần 80 vị là Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố về dự.
Cả sư Đổng Bạ - hạt nhân đoàn kết vùng đồng bào Chăm

Cả sư Đổng Bạ - hạt nhân đoàn kết vùng đồng bào Chăm

Gương sáng - Thái Sơn Ngọc - 7 giờ trước
Cả sư Đổng Bạ là hạt nhân đoàn kết trong vùng đồng bào Chăm của tỉnh Ninh Thuận. Ông nêu gương sáng tiêu biểu trong công tác tuyên truyền bà con, tín đồ sống tốt đời đẹp đạo, chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Cả sư Đổng Bạ là chỗ dựa tin cậy của chính quyền địa phương thực hiện hiệu quả cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.
Ðộc đáo múa bóng rỗi

Ðộc đáo múa bóng rỗi

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 4/10, có những thông tin đáng chú ý sau: Nghệ nhân làng cổ Đường Lâm biến rơm thành đồ chơi. Núi Bà Đen - Điểm nhất định phải đến. Những người lưu giữ báu vật của buôn làng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lên Đồng Văn đi chợ lùi Phố Cáo

Lên Đồng Văn đi chợ lùi Phố Cáo

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - 8 giờ trước
Mỗi tuần họp một lần, nhưng mỗi tuần lùi lại một ngày...là chợ phiên Phố Cáo hay còn gọi chợ lùi Phố Cáo- một trong số ít những phiên chợ độc đáo trên vùng cao nguyên đá của tỉnh Hà Giang.
Bàn giao nhà Đại đoàn kết cho đồng bào Raglay ở huyện vùng cao Bác Ái

Bàn giao nhà Đại đoàn kết cho đồng bào Raglay ở huyện vùng cao Bác Ái

Tin tức - Thái Sơn Ngọc - 8 giờ trước
Chiều 7/10, tại xã Phước Bình, Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ Việt Nam huyện Bác Ái tổ chức lễ bàn giao 21 nhà Đại đoàn kết cho đồng bào dân tộc Raglay thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo khó khăn về nhà ở. Đến dự có ông Lê Văn Bình, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Ninh Thuận và ông Ngô Quang Ngọc, Phó Giám đốc Công ty Xăng Dầu Phú Khánh, đơn vị hỗ trợ kinh phí xây dựng.
Lan toả, lắng đọng về một mùa Sen Dolta

Lan toả, lắng đọng về một mùa Sen Dolta

Công tác Dân tộc - Như Tâm - 8 giờ trước
Dù Lễ Sen Dolta (cúng ông bà) năm 2024 đã dần khép lại, nhưng những hình ảnh và tình cảm mà các đoàn công tác là lãnh đạo tỉnh Cà Mau đến trực tiếp thăm hỏi Ban quản trị các chùa Khmer-những địa chỉ căn cứ cách mạng, Mẹ Việt Nam Anh hùng và các gia đình chính sách trên địa bàn vẫn lan tỏa và lắng đọng ở nhiều ngôi chùa, nhiều gia đình đồng bào Khmer nơi các đoàn đến thăm. Những hoạt động này, thể hiện sâu sắc đạo lý truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, tình cảm tri ân đặc biệt, trách nhiệm sâu sắc của các cấp ủy, chính quyền, các tổ chức đối với những người có công với đất nước trong mỗi dịp lễ, tết truyền thống.
Đắk Lắk: Bao giờ chấm dứt được tình trạng nhiều cầu tiền tỷ xây xong, dân vẫn phải đi đò ?

Đắk Lắk: Bao giờ chấm dứt được tình trạng nhiều cầu tiền tỷ xây xong, dân vẫn phải đi đò ?

Xã hội - Lê Hường - Hoàng Tiến - 8 giờ trước
Cầu đã xây dựng hoàn thiện, nhưng đường dẫn lên cầu không có, mỗi ngày hàng trăm người dân trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk vẫn phải bỏ tiền thuê đò qua sông hoặc di chuyển trên cầu cũ xuống cấp, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn. Nguyên nhân là do không gỡ được “điểm nghẽn” về giải phóng mặt bằng mà những cây cầu được đầu tư kinh phí hàng chục tỷ đồng vẫn không sử dụng được.
Bắc Hà (Lào Cai): Nhu cầu di dời khẩn cấp người dân ra khỏi vùng nguy cơ thiên tai rất lớn

Bắc Hà (Lào Cai): Nhu cầu di dời khẩn cấp người dân ra khỏi vùng nguy cơ thiên tai rất lớn

Xã hội - Trọng Bảo - 8 giờ trước
Theo thống kê, sau đợt mưa lũ vừa qua, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai có gần 1.400 hộ dân nằm trong khu vực nguy cơ sạt lở, buộc phải di rời khẩn cấp, nhu cầu tái định cư của người dân địa phương là rất lớn. Tuy nhiên, hiện nay, việc sắp xếp nơi ở mới cho người dân vùng nguy cơ thiên tai trên địa bàn huyện Bắc Hà đang gặp nhiều khó khăn, do đặc điểm địa hình có nhiều đồi, núi, độ dốc lớn, khó tìm ra các vị trí để bố trí tái định cư an toàn cho người dân.