Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Một số bệnh viện ở Hà Nội có bị Công ty TMC qua mặt?

Nhóm PVĐT - 17:36, 10/01/2021

Trúng thầu nhiều gói dịch vụ giặt là tại các bệnh viện lớn trên địa bàn TP. Hà Nội, nhưng do công suất xưởng giặt quá tải nên Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ TMC Việt Nam (gọi tắt Công ty TMC) đã "qua mặt" các bệnh viện, đưa đồ vải ra xưởng giặt dân sinh không đủ tiêu chuẩn kiểm soát nhiễm khuẩn, chất lượng giặt là …

Thời gian vừa qua, Công ty TMC liên tục trúng thầu về “cung cấp dịch vụ giặt là” tại nhiều bệnh viện lớn trên địa bàn TP.Hà Nội. Theo như hợp đồng ký kết với các bệnh viện, Công ty TMC sẽ giặt đồ tại xưởng giặt có địa chỉ: Khu dân cư 981, đường dẫn cầu Vĩnh Tuy, phường Phúc Đồng, quận Long Biên, TP.Hà Nội. Đây là xưởng giặt được Công ty TMC thuê lại của Công ty cổ phần X20.

Nhân vật quản lý xưởng giặt GLS trao đổi với phóng viên
Nhân vật quản lý xưởng giặt GLS trao đổi với phóng viên

Theo ông M. quản lý xưởng giặt của Công ty TMC cho biết: “Hiện xưởng giặt có công suất khoảng 10 tấn/ngày và đang giặt cho rất nhiều bệnh viện tại Hà Nội như: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Hòe Nhai, Bệnh viện Lão Khoa TW... ”. Mọi hợp đồng đều được Công ty TMC ký kết với các bệnh viện và cam kết giặt tại xưởng giặt của công ty và thu gom bằng xe chuyên dụng, giao trả trong 24h kể từ khi nhận đồ vải bẩn.

Tuy nhiên, theo điều tra, xác minh của nhóm phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển (nhóm PV), khả năng cung cấp dịch vụ giặt là của Công ty TMC đối với các bệnh viện là “có vấn đề”. 

Cụ thể, nhóm PV đã theo xe thu đồ tại Bệnh viện Lão khoa TW và được biết, công nhân thu gom đồ vải tại Bệnh viện Lão Khoa là nhân viên của Công ty TMC. Nhưng đồ vải sau khi được thu gom xong, đưa lên xe lại được chở về Công ty TNHH giặt là GLS Hà Nội (Công ty GLS), có địa chỉ tại Thôn Việt Yên, xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội. Nơi đặt xưởng giặt của Công ty GLS nằm giữa Xóm 1 của thôn Việt Yên, được đăng ký kinh doanh ngày 08/03/2019 với ngành nghề chính là “giặt là, làm sạch các sản phẩm dệt và lông thú”, do ông Vũ Tú Quỳnh làm Giám đốc.

Tại thời điểm xưởng đang hoạt động, ông Chung, quản lý xưởng giặt của Công ty GLS tự tin nói về việc, đủ khả năng cung cấp dịch vụ giặt đồ vải cho nhiều bệnh viện với công suất khoảng 3 tấn/ngày, và hiện trong xưởng các máy giặt đang xử lý đồ vải của Bệnh viện Lão Khoa TW được mang về trong ngày.

Xe của Công ty GLS thu đồ vải y tế tại bệnh viện Lão Khoa TW mang về xưởng giặt đặt giữa khu dân cư
Xe của Công ty GLS thu đồ vải y tế tại bệnh viện Lão Khoa TW mang về xưởng giặt đặt giữa khu dân cư

Được biết, để có thể xử lý đồ vải y tế tại các bệnh viện hiện nay, các đơn vị cung cấp dịch vụ phải thông qua hình thức đấu thầu. Thế nhưng, bằng một cách “thần kỳ” nào đó, với năng lực, kinh nghiệm chưa nổi 02 năm, dù không có bất kỳ hợp đồng ký kết nào với bệnh viện và chưa có kinh nghiệm giặt đồ vải y tế... cùng nhiều cái “thiếu” khác. Nhưng Công ty TNHH giặt là GLS Hà Nội vẫn đang giặt đồ vải cho nhiều bệnh viện tại Hà Nội.

Đồ giặt của bệnh viện Lão Khoa TW trong xưởng giặt của Công ty GLS
Đồ giặt của bệnh viện Lão Khoa TW trong xưởng giặt của Công ty GLS

Để có được câu trả lời, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có buổi làm việc với Giám đốc Bệnh viện Lão Khoa TW và Bệnh viện Hòe Nhai. Lãnh đạo của 2 bệnh viện này đều khẳng định, việc ký kết hợp đồng cung cấp dịch vụ giặt đồ vải tại viện chỉ được thực hiện với Công ty TMC, hoàn toàn trong hợp đồng ký kết không sử dụng nhà thầu phụ. Phía bệnh viện không hề biết Công ty GLS là đơn vị nào vì không thông qua đấu thầu hay ký kết hợp đồng.

Phải chăng với khối lượng lớn hợp đồng ký kết với nhiều bệnh viện, quá tải công suất đã dẫn đến việc Công ty TMC “qua mặt” các bệnh viện để bán thầu cho các đơn vị khác để kiếm lời? Đối với xưởng giặt của công ty GLS được đặt sâu trong khu dân cư, không đủ kinh nghiệm giặt đồ vải y tế và không đủ tiêu chuẩn về xả thải ra môi trường, không đảm bảo chất lượng giặt là... tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho bệnh nhân và người dân. Nhất là trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 đang diễn ra, đồ vải bệnh viện cần phải được kiểm soát chặt chẽ để tránh nhiễm khuẩn, đảm bảo không có bệnh lây nhiễm trong cộng đồng.

“Bệnh viện sẽ mời công ty TMC lên làm rõ những nội dung báo chí phản ánh, nếu trong trường hợp nhà thầu vi phạm, qua mặt bệnh viện, chúng tôi sẽ cương quyết xử lý, thanh lý hợp đồng và tìm kiếm đối tác khác tin tưởng hơn”, ông Nguyễn Trung Anh, Giám đốc Bệnh viện Lão khoa TW cho biết.

Báo Dân tộc và Phát triển sẽ tiếp tục theo doi và thông tin đến bạn đọc về vấn đề này.

Theo thông tư số 18/2009?TT-BYT ngày 14 tháng 10 năm 2009 quy định:

Đồ vải của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải được giặt, khử khuẩn tập trung. Các đồ vải nhiễm khuẩn, đồ vải có máu và dịch tiết sinh học phải thu gom, vận chuyển và xử lý riêng đảm bảo an toàn.

Có nhà giặt thiết kế một chiều, đủ trang bị và phương tiện như máy giặt, máy sấy, phương tiện là (ủi) đồ vải, xe vận chuyển đồ vải bẩn, sạch; bể (thùng) chứa hoá chất khử khuẩn để ngâm đồ vải nhiễm khuẩn, tủ lưu giữ đồ vải; xà phòng giặt, hóa chất khử khuẩn.

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thể hợp đồng với Công ty có chức năng giặt khử khuẩn đồ vải y tế để bảo đảm việc giặt và cung cấp đồ vải đáp ứng yêu cầu phục vụ người bệnh và chuyên môn.


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Góc khuất từ những căn “nhà tình thương” ở Đăk Tô: Nhiều vấn đề cần làm rõ từ báo cáo của UBND huyện Đăk Tô (Bài 6)

Góc khuất từ những căn “nhà tình thương” ở Đăk Tô: Nhiều vấn đề cần làm rõ từ báo cáo của UBND huyện Đăk Tô (Bài 6)

Sau khi báo Dân tộc và Phát triển có loạt bài phản ánh: Góc khuất từ những căn “nhà tình thương” ở Đăk Tô, UBND huyện Đăk Tô đã có báo cáo số 153, ngày 13/5/2025 gửi UBND tỉnh Kon Tum báo cáo “kết quả kiểm tra, xác minh vụ việc báo chí phản ánh”. Tuy nhiên, nhiều nội dung của báo cáo đã khác so với báo cáo trước đây của chính UBND huyện Đăk Tô về vụ việc. Rất nhiều câu hỏi đặt ra cần các cơ quan chức năng tỉnh Kon Tum vào cuộc làm sáng tỏ vấn đề.
Tin nổi bật trang chủ
Đồng vốn chính sách nuôi dưỡng khát vọng vươn lên của đồng bào vùng sâu Đắk Nông

Đồng vốn chính sách nuôi dưỡng khát vọng vươn lên của đồng bào vùng sâu Đắk Nông

Công tác Dân tộc - Tiến Mạnh - 1 giờ trước
Trong hành trình giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới và nâng cao đời sống cho đồng bào DTTS, nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội do Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Đắk Nông triển khai đã trở thành công cụ quan trọng, mang lại hiệu quả thiết thực. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, đồng vốn ưu đãi đã tiếp cận đúng đối tượng, kịp thời hỗ trợ người dân vượt qua khó khăn, từng bước vươn lên ổn định cuộc sống.
Rào cản thoát nghèo do chồng lấn địa giới hành chính: Đồng bào cần sớm được an cư lạc nghiệp (Bài cuối)

Rào cản thoát nghèo do chồng lấn địa giới hành chính: Đồng bào cần sớm được an cư lạc nghiệp (Bài cuối)

Xã hội - Huy Trường - Thanh Huyền - 1 giờ trước
Sống giữa vùng chồng lấn về địa giới hành chính, hàng trăm hộ dân Xơ Đăng ở thôn 3, xã Trà Vinh (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) vẫn gồng mình bám đất, bám thôn để phát triển kinh tế, nuôi hy vọng về một ngày được ổn định nơi ăn, chốn ở. Tuy nhiên, để những nỗ lực ấy không mãi dở dang, vấn đề chồng lấn địa giới hành chính giữa hai tỉnh Quảng Nam – Kon Tum cần sớm được giải quyết dứt điểm, minh bạch.
Đề xuất năm học 2025-2026, trẻ em mầm non, học sinh phổ thông cả nước được miễn, hỗ trợ học phí

Đề xuất năm học 2025-2026, trẻ em mầm non, học sinh phổ thông cả nước được miễn, hỗ trợ học phí

Thời sự - Hoàng Quý - 2 giờ trước
Sáng 22/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, người học chương trình giáo dục phổ thông tại các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh: Chìa khóa nâng cao năng lực cạnh tranh ngành chăn nuôi Việt Nam

Xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh: Chìa khóa nâng cao năng lực cạnh tranh ngành chăn nuôi Việt Nam

Trong bối cảnh ngành chăn nuôi Việt Nam đang đứng trước áp lực tái cơ cấu mạnh mẽ để đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế, việc xây dựng các vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh không còn là một lựa chọn, mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc. Đây không chỉ là chìa khóa để mở rộng thị trường xuất khẩu, mà còn là nền tảng để nâng cao chất lượng, hiệu quả và tính bền vững của cả ngành.
Người đàn ông ở Lai Châu bị ngộ độc do ăn nấm lạ

Người đàn ông ở Lai Châu bị ngộ độc do ăn nấm lạ

Tin tức - Anh Trúc - 2 giờ trước
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu vừa cứu sống một người đàn ông bị ngộ độc do ăn nấm lạ.
Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng

Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 22/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng. Chùa Thiên Tượng - Hoan Châu đệ nhị danh thắng. Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống dân tộc Mông xã Pà Cò. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Sầu riêng Việt Nam đón tin vui

Sầu riêng Việt Nam đón tin vui

Tin tức - Anh Trúc - 5 giờ trước
Tổng cục Hải quan Trung Quốc vừa chính thức công nhận thêm 829 mã số vùng trồng và 131 mã số cơ sở đóng gói sầu riêng của Việt Nam.
Bộ Y tế triển khai tháng cao điểm kiểm tra về dược, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, thiết bị y tế

Bộ Y tế triển khai tháng cao điểm kiểm tra về dược, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, thiết bị y tế

Sức khỏe - Minh Nhật - 5 giờ trước
Trong tháng cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ từ 15/5 kéo dài đến 15/6/2025, Bộ Y tế đã thành lập 15 tổ kiểm tra liên quan đến lĩnh vực dược, mỹ phẩm, y dược cổ truyền, sữa, thực phẩm chức năng, thiết bị y tế...
Rào cản thoát nghèo do tình trạng chồng lấn địa giới hành chính: Làng “nhiều không” và những hệ lụy khôn lường (Bài 2)

Rào cản thoát nghèo do tình trạng chồng lấn địa giới hành chính: Làng “nhiều không” và những hệ lụy khôn lường (Bài 2)

Xã hội - Huy Trường - Thanh Huyền - 6 giờ trước
Tình trạng chồng lấn địa giới hành chính giữa tỉnh Quảng Nam và Kon Tum khiến thôn 3, xã Trà Vinh (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) rơi vào cảnh bị bỏ quên trong suốt nhiều năm. Hơn 1.000 người dân Xơ Đăng sinh sống tại đây đang phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, đặc biệt là khó khăn về hạ tầng cơ sở như điện, đường, trường học, trạm y tế và sóng điện thoại.
Hà Giang: Phát triển du lịch bền vững trong kỷ nguyên số

Hà Giang: Phát triển du lịch bền vững trong kỷ nguyên số

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - 6 giờ trước
Hà Giang đang trở thành trung tâm du lịch tầm quốc gia và quốc tế bởi vẻ đẹp nguyên sơ của thiên nhiên, cuộc sống mộc mạc của cộng đồng 19 dân tộc và các giá trị văn hóa truyền thống còn lưu giữ nguyên vẹn. Để những giá trị ấy không chỉ được bảo tồn mà còn trở thành động lực phát triển, Hà Giang đang từng bước xây dựng mô hình du lịch dựa trên ba yếu tố: Bảo tồn bản sắc, chuyển đổi số và phát triển xanh bền vững.
Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng

Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng

Media - BDT - 6 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 22/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng. Chùa Thiên Tượng - Hoan Châu đệ nhị danh thắng. Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống dân tộc Mông xã Pà Cò. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.