Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Miền di sản triệu năm

PV - 10:56, 15/05/2018

UNESCO công nhận Công viên địa chất toàn cầu Non nước Cao Bằng đã mở ra cơ hội lớn để Cao Bằng thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội.

Tuy nhiên, để đạt được danh hiệu đã khó, việc giữ danh hiệu còn khó hơn. Làm thế nào để vừa phát huy giá trị, vừa giữ được di sản là một vấn đề không mấy dễ dàng.

Bài 2: Cơ hội lớn, trách nhiệm cũng không nhỏ

Đưa tiềm năng về đúng giá trị

Những giá trị của CVĐC toàn cầu-Non nước Cao Bằng không phải đến lúc được tổ chức UNESCO công nhận là di sản mới được biết đến. Từ nhiều năm nay, nhiều dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch trên địa bàn đã được triển khai, đưa lại diện mạo mới cho Non nước Cao Bằng.

baodantoc_nn_cb3

Theo ông Sầm Việt An, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cao Bằng, bên cạnh quy hoạch chung đã được công bố thì trong khu vực đã có nhiều dự án du lịch đã được triển khai, đưa vào khai thác. Đó là dự án Sài Gòn-Bản Giốc Resort tại thác Bản Giốc, huyện Trùng Khánh do Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist) làm chủ đầu tư, vốn đầu tư trên 170 tỷ đồng; khởi công xây dựng tháng 12/2012, đã hoàn thành một số hạng mục dự án, ngày 15/12/2014 đưa vào khai thác phục vụ du lịch. Dự án chùa Phật tích Trúc Lâm Bản Giốc do Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam làm chủ đầu tư, khởi công xây dựng tháng 6/2013 cũng đã hoàn thành và đưa vào khai thác trong tháng 12/2014. Dự án cải tạo nâng cấp đường vào Khu di tích quốc gia đặc biệt rừng Trần Hưng Đạo và các hạng mục: Nhà đón tiếp trong Khu di tích; Nhà tưởng niệm..., được tôn tạo mới, bước đầu thu hút khách đến thăm quan, du lịch…

Ở từng địa phương trong phạm vi CVĐC toàn cầu cũng đã sôi nổi các hoạt động khai thác tiềm năng du lịch sẵn có. Như huyện Trùng Khánh, đã và đang nỗ lực đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Ông Hoàng Văn Duẩn, Phó phòng Văn hóa Thông tin huyện Trùng Khánh cho biết: “Chúng tôi đã xây dựng kế hoạch để đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân về giá trị của di sản CVĐC; phát triển du lịch để tạo nguồn thu nhập ổn định, từng bước nâng cao mức sống, chuyển dịch cơ cấu nghề cho cộng đồng dân cư tại các điểm du lịch. Chú trọng phát huy truyền thống bản sắc văn hoá dân tộc, tôn tạo và giữ gìn các di tích lịch sử văn hoá, cảnh quan môi trường góp phần thúc đẩy du lịch phát triển”.

“Đón đầu” nhưng không “đi tắt”

Việc khai thác tiềm năng của CVĐC toàn cầu-Non nước Cao Bằng là hoàn toàn phù hợp để thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, góp phần nâng cao đời sống của đồng bào các dân tộc trên địa bàn. Tuy nhiên, việc khai thác tiềm năng như thế nào để vừa phát huy giá trị kinh tế, vừa giữ gìn di sản là bài toán khó đối với chính quyền địa phương.

Cảnh đẹp bên sông Quây Sơn, huyện Trùng Khánh. Cảnh đẹp bên sông Quây Sơn,huyện Trùng Khánh.

Vấn đề này cũng đã được lãnh đạo tỉnh Cao Bằng hết sức lưu tâm. Chính ông Hoàng Xuân Ánh, Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng đã khẳng định, dù rất coi trọng việc xây dựng và phát triển CVĐC toàn cầu nhưng trên hết vẫn là bảo đảm gắn chặt với việc phát triển bền vững kinh tế-xã hội của tỉnh.

“Chúng tôi sẽ tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân trong giữ gìn, bảo tồn, phát huy di sản; tổ chức các hội thảo khoa học, trao đổi kinh nghiệm để phát huy giá trị của công viên này trong mạng lưới CVĐC toàn cầu và tăng cường quảng bá cho du lịch của tỉnh Cao Bằng”, ông Ánh cho hay.

Không chỉ chính quyền các cấp mà với từng người dân, việc Non nước Cao Bằng được vinh danh là CVĐC toàn cầu đã đem lại nhiều niềm phấn khích, tự hào. Với tương lai phát triển của địa phương cũng như với từng cá nhân, mỗi người dân đều nhận thức được phải gìn giữ, bảo vệ và phát huy giá trị của di sản.

Anh Lục Văn Sỹ, xóm Khuổi Ky, xã Đàm Thủy (huyện Trùng Khánh) bày tỏ: “Chúng tôi rất vui và phấn khởi khi Cao Bằng được công nhận CVĐC toàn cầu. Chúng ta cần giữ gìn, bảo tồn và quảng bá CVĐC. Phải tuyên truyền trong nhân dân để bà con thấy được tầm quan trọng của việc bảo vệ di sản, chung tay giữ gìn, khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên”.

Được biết, làng Khuổi Kỵ là làng Tày cổ nhất với nhiều ngôi nhà đá cổ của huyện Trùng Khánh nói riêng, tỉnh Cao Bằng nói chung. Việc đưa du lịch trở thành ngành nghề chính tạo thu nhập được người dân lẫn chính quyền địa phương nhận thức sâu sắc.

Thiếu nữ Tày bên suối Lê Nin. Thiếu nữ Tày bên suối Lê Nin.

Bà Bế Thị Lâm, người dân làng Khuổi Kỵ cho hay: “Chúng tôi rất vui mừng khi CVĐC non nước Cao Bằng được cả thế giới công nhận. Đây là niềm vinh dự, tự hào nhưng cũng đồi hỏi ý thức rất cao của người dân trong việc bảo tồn, giữ gìn và khai thác các di sản trong phạm vi CVĐC Non nước. Chính quyền và người dân phải chung tay xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp; coi đó là yếu tố quan trọng trong phát triển du lịch, phát triển kinh tế, từng bước nâng cao đời sống cho người dân”.

Tin tưởng rằng, với việc Non nước Cao Bằng trở thành CVĐC toàn cầu, lĩnh vực du lịch của tỉnh sẽ có thêm một “tiên phong” đầy dũng mãnh. Điều quan tâm là, chính quyền các cấp cùng đồng bào các dân tộc tỉnh Cao Bằng sẽ hành động như thế nào để di sản phát huy đúng giá trị vốn có của nó.

MINH THU

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 5 năm 2023

Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 5 năm 2023

Chiều 3/6, tại Hà Nội, Văn phòng Chính phủ tổ chức họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 5/2023 để thông tin về tình hình kinh tế - xã hội (KTXH) tháng 5 và 5 tháng đầu năm cùng một số vấn đề dư luận xã hội quan tâm. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Người phát ngôn của Chính phủ chủ trì họp báo.
Para Games 2023: Thử thách về nghị lực

Para Games 2023: Thử thách về nghị lực

Thể thao - Giải trí - PV - 18:54, 03/06/2023
ASEAN Para Games 12 chính thức khai mạc vào ngày 3/6. Đây là cơ hội lớn để các tuyển thủ thể thao người khuyết tật Việt Nam thử thách ý chí và nghị lực bản thân và khẳng định khát vọng chiến thắng ở đấu trường khu vực.
Thu nhập cao từ vải lai chín sớm

Thu nhập cao từ vải lai chín sớm

Kinh tế - Thanh Nga - 18:49, 03/06/2023
Năm nay thời tiết thuận lợi, những vườn vải lai ở xã Xuân Quang (huyện Bảo Thắng, Lào Cai) phát triển tươi tốt, cho năng suất cao. Trong một tuần trở lại đây, người dân tại xã Xuân Quang đang hối hả bước vào thu hoạch vải lai chín sớm.
Quảng Nam: Quan tâm chăm sóc sức khỏe cho đồng bào DTTS khu vực biên giới

Quảng Nam: Quan tâm chăm sóc sức khỏe cho đồng bào DTTS khu vực biên giới

Sức khỏe - T.Nhân - 18:36, 03/06/2023
Trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, tại khu vực biên giới, nhiều ngôi làng của đồng bào DTTS nằm cách xa trung tâm xã, thường bị chia cắt khi mưa lũ về dẫn tới nhu cầu thăm khám, chữa bệnh khi ốm đau của bà con chưa được đáp ứng kịp thời. Do đó, tỉnh luôn dành sự quan tâm hỗ trợ tốt nhất và phát triển hệ thống y tế cơ sở để phục vụ người dân.
Thủ tướng Australia bắt đầu thăm chính thức Việt Nam

Thủ tướng Australia bắt đầu thăm chính thức Việt Nam

Tin tức - PV - 14:15, 03/06/2023
Trưa 3/6, chuyên cơ chở Thủ tướng Australia Anthony Albanese và Đoàn đại biểu Australia đã hạ cánh xuống sân bay Nội Bài (Hà Nội), bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 3 - 4/6 theo lời mời của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ với các địa phương

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ với các địa phương

Thời sự - PV - 08:05, 03/06/2023
Sáng 3/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/2023. Phiên họp được kết nối trực tuyến tới trụ sở UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Trải nghiệm Vườn Quốc gia Cúc Phương

Trải nghiệm Vườn Quốc gia Cúc Phương

Vườn Quốc gia Cúc Phương (hay rừng Cúc Phương) là một khu bảo tồn thiên nhiên, khu rừng đặc dụng nằm trên địa phận ranh giới 3 tỉnh: Ninh Bình, Hòa Bình và Thanh Hóa. Vườn Quốc gia này có hệ động thực vật phong phú đa dạng mang đặc trưng rừng mưa nhiệt đới. Nhiều loài động thực vật có nguy cơ tuyệt chủng cao được phát hiện và bảo tồn tại đây. Đây cũng là vườn quốc gia đầu tiên tại Việt Nam.
Trải nghiệm Vườn Quốc gia Cúc Phương

Trải nghiệm Vườn Quốc gia Cúc Phương

Media - Hoàng Quý - 00:54, 03/06/2023
Vườn Quốc gia Cúc Phương (hay rừng Cúc Phương) là một khu bảo tồn thiên nhiên, khu rừng đặc dụng nằm trên địa phận ranh giới 3 tỉnh: Ninh Bình, Hòa Bình và Thanh Hóa. Vườn Quốc gia này có hệ động thực vật phong phú đa dạng mang đặc trưng rừng mưa nhiệt đới. Nhiều loài động thực vật có nguy cơ tuyệt chủng cao được phát hiện và bảo tồn tại đây. Đây cũng là vườn quốc gia đầu tiên tại Việt Nam.
Dân tộc Pà Thẻn

Dân tộc Pà Thẻn

Media - Hồng Phúc - Việt Hùng - 00:47, 03/06/2023
Pà Thẻn thuộc nhóm DTTS rất ít người, cư trú chủ yếu tại các huyện Bắc Quang, Quang Bình, tỉnh Hà Giang và các huyện Chiêm Hóa, Yên Sơn, Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang. Theo số liệu Điều tra thực trạng kinh tế - xã hội 53 DTTS năm 2019, dân số người Pà Thẻn là 8.248 người.
Rau càng cua với sức khỏe con người

Rau càng cua với sức khỏe con người

Media - Hoàng Quý - 00:28, 03/06/2023
Rau càng cua là loại rau chứa nhiều dinh dưỡng với 92% nước cùng 8% là các vitamin, khoáng chất như Beta Caroten, sắt, Kali, Magiê, Vitamin C,… Không chỉ là một loại rau có nhiều giá trị về dinh dưỡng, rau càng cua còn đóng vai trò như một vị thuốc dùng để điều trị nhiều bệnh và bảo vệ sức khỏe con người như chống viêm, giảm lượng Cholesterol, chống Oxy hóa... Sau đây là một số công dụng của rau càng cua với sức khỏe con người mời các bạn tham khảo.
Thông cáo báo chí số 11, Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV

Thông cáo báo chí số 11, Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV

Tin tức - PV - 00:27, 03/06/2023
Thứ sáu, ngày 2/6/2023, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 11 của Kỳ họp thứ 5 tại Nhà Quốc hội với các phiên họp toàn thể tại hội trường dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.
Tin trong ngày - 2/6/2023

Tin trong ngày - 2/6/2023

Media - BDT - 20:00, 02/06/2023
Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm, chúc mừng các chức sắc, tăng ni, Phật tử Giáo hội Phật giáo Việt Nam; Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh; Thêm 12 di sản được ghi danh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.