Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Linh thiêng hai tiếng đồng bào

PV - 15:42, 07/04/2025

Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng mười tháng ba. Câu ca ấy bao đời nay đã ăn sâu vào tiềm thức mỗi người dân đất Việt. Dù ở bất cứ nơi đâu, cứ đến ngày Giỗ Tổ, con dân đất Việt trên mọi miền Tổ quốc, kiều bào ta ở nước ngoài đều hướng về Đền Hùng (Phú Thọ), một lòng thành kính tri ân công đức tổ tiên.

Thực hiện nghi thức Tế lễ truyền thống tại lễ giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân.
Thực hiện nghi thức Tế lễ truyền thống tại Lễ Giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân

Đền Hùng, nơi hội tụ hồn thiêng sông núi, nơi gắn kết hai tiếng đồng bào luôn dang rộng vòng tay chào đón mọi con dân đất Việt hành hương về Nghĩa Lĩnh. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận đã và đang phát huy giá trị và trở thành nét văn hóa đặc sắc của nhân loại.

Sức sống của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương

Từ xa xưa, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ăn sâu vào tiềm thức mỗi người dân đất Việt, tạo nên giá trị to lớn gắn kết nghĩa đồng bào và có sức sống lâu bền từ đời này qua đời khác, là điểm tựa tinh thần tạo nên sức mạnh trường tồn của dân tộc.

Tín ngưỡng ấy ngày càng có vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh, mang giá trị tinh thần sâu đậm về tình cảm, lòng tự tôn và tự hào dân tộc. Xuyên suốt chiều dài lịch sử, tín ngưỡng này đã trở thành điểm tựa tinh thần, đức tin vào sự linh thiêng huyền diệu của tổ tiên để người dân đất Việt thắt chặt khối đại đoàn kết toàn dân, chung sức chiến thắng thiên tai, giặc ngoại xâm, bảo vệ giang sơn bờ cõi.

Theo các nhà nghiên cứu, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương thuộc văn hóa tín ngưỡng thờ tổ tiên của dân tộc Việt Nam. Các Vua Hùng được Nhân dân lập đền thờ chính tại núi Nghĩa Lĩnh, xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Theo thống kê của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cả nước có 1.417 di tích thờ Hùng Vương và các nhân vật thời Hùng Vương. Riêng tại Phú Thọ có 345 di tích gắn với các làng thờ cúng Hùng Vương, trong đó Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng là trung tâm thực hành tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương lớn nhất cả nước.

Các di tích thờ Hùng Vương cùng với các nghi thức, lễ hội được trải dài khắp cả ba miền Bắc, Trung, Nam. Cùng với cả nước, để tri ân công đức tổ tiên các Vua Hùng, vào ngày 10 tháng 3 âm lịch hằng năm, kiều bào ta ở nước ngoài tổ chức Lễ Giỗ tổ Hùng Vương, lập ban thờ Quốc Tổ Hùng Vương tại văn phòng đại sứ quán và lãnh sự quán các quốc gia để đáp ứng nhu cầu hướng về tổ tiên, quốc gia dân tộc.

Theo ông Nguyễn Đắc Thủy, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ, sự lan tỏa mạnh mẽ và sức sống mãnh liệt của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và thờ cúng tổ tiên thể hiện rõ giá trị đạo đức truyền thống của người Việt Nam được gìn giữ, lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Với các giá trị đặc trưng đó, ngày 06/12/2012, UNESCO chính thức ghi danh tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Trong đó, Giỗ Tổ Hùng Vương và Lễ hội Đền Hùng là đỉnh cao của truyền thống đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây.

Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương là một hiện tượng lịch sử độc đáo hiếm có so với nhiều quốc gia dân tộc trên thế giới. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương không chỉ thể hiện trong đời sống văn hóa tâm linh và còn trở thành đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” biết ơn những bậc tiền nhân có công dựng nước.

Nguồn sức mạnh tâm linh của Giỗ Tổ Hùng Vương như lời hiệu triệu từ trái tim mỗi con Lạc cháu Hồng hướng về nguồn cội, về Tổ quốc với hai tiếng “đồng bào” thiêng liêng và gần gũi.

Giỗ Tổ Hùng Vương cũng là dịp để mọi người dân từ Bắc chí Nam, miền xuôi hay miền ngược, người Kinh hay dân tộc thiểu số, theo tôn giáo hoặc không theo tôn giáo, ở trong nước hay ở nước ngoài cùng hướng về Đất Tổ, nơi hội tụ khí thiêng sông núi thành kính thắp nén tâm hương tri ân công lao dựng nước của các Vua Hùng, chung vai góp sức gìn giữ, dựng xây giang sơn giàu đẹp thỏa ước nguyện tiền nhân.

Về nơi thờ tổ tiên của dân tộc không chỉ là về với cội nguồn mà còn là cuộc hành hương về với đức tin truyền thống, vào sự linh thiêng huyền diệu của tổ tiên, của hồn thiêng sông núi. Cũng chính nhờ có đức tin và sự tôn thờ bất diệt trong tâm thức của mỗi người con đất Việt đối với tổ tiên ông bà, cha mẹ đến các Vua Hùng, mà trong các thời kỳ lịch sử, sức mạnh của dân tộc đã được nhân lên gấp bội.

Bà Phạm Thị Hoàng Oanh, Phó Giám đốc Khu di tích lịch sử Đền Hùng cho biết, những năm qua, tỉnh Phú Thọ đã xây dựng chương trình hành động quốc gia về bảo vệ và phát huy giá trị của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ. Trong đó, Đền Hùng được xác định là trung tâm thực hành tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương lớn nhất và lâu đời nhất trong tiến trình phát triển lịch sử của dân tộc Việt Nam.

Vì vậy, việc tổ chức đa dạng các hoạt động nhằm giới thiệu đậm nét về tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đến đông đảo người dân đang được Phú Thọ đặc biệt quan tâm. Hằng năm, tỉnh tổ chức nhiều hoạt động giới thiệu và quảng bá đậm nét về di sản văn hóa tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương để Nhân dân hiểu thêm về giá trị to lớn của di sản văn hóa độc đáo này.

Dẫn nguồn -Linh thiêng hai tiếng đồng bào 1

Lan tỏa các giá trị văn hóa

Những ngày này, trên địa bàn thành phố Việt Trì và Khu di tích lịch sử Đền Hùng diễn ra nhiều nghi lễ và hoạt động văn hóa, nghệ thuật mang đậm dấu ấn thời đại Hùng Vương mà điểm nhấn là hai di sản văn hóa được UNESCO ghi danh là “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” và hát xoan Phú Thọ. Trong đó, phần lễ diễn ra trang trọng, thành kính mang tính cộng đồng, bảo đảm an toàn, văn minh, tiết kiệm.

Các hoạt động phần hội gắn kết chặt chẽ với các sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tạo thành chuỗi hoạt động Tuần Văn hóa-Du lịch Đất Tổ; thể hiện bản sắc văn hóa độc đáo vùng Đất Tổ, tạo sức hấp dẫn, tính cạnh tranh thu hút khách du lịch, quảng bá rộng rãi tiềm năng, thế mạnh tài nguyên du lịch văn hóa Phú Thọ.

Là nơi thực hành tín ngưỡng thờ cúng lớn và độc đáo nhất cả nước, những năm qua, Phú Thọ đã đầu tư xây dựng Khu di tích lịch sử Đền Hùng ngày càng khang trang, sạch đẹp; lễ hội Đền Hùng ngày càng văn minh, mẫu mực, bảo đảm các điều kiện tốt nhất cho người dân khi về dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng.

Tính từ ngày mồng 1/3 âm lịch đến nay, Đền Hùng đã đón hàng chục nghìn lượt khách từ khắp mọi miền Tổ quốc và kiều bào ta ở nước ngoài về dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng.

Ông Phạm Văn Thiết, 64 tuổi ở Sóc Sơn, Hà Nội cho biết, nhiều năm nay, năm nào ông và con cháu cũng về Đền Hùng dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng. Đền Hùng ngày càng khang trang, xứng đáng là nơi thờ cúng tổ tiên của cả dân tộc. Đặc biệt khi về đây trong những ngày này, gia đình còn được tham gia nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc mang đậm dấu ấn thời đại Hùng Vương.

Còn anh Đặng Thanh Tùng, 30 tuổi ở Huyện đoàn Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương cho biết thêm, đây là lần đầu tiên anh được đặt chân đến Đền Hùng. Đền Hùng thật khang trang, sạch đẹp. Ngoài các nghi lễ anh được tham dự như Lễ Giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân và Lễ dâng hương tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ, anh còn được hòa mình vào dòng chảy văn hóa vùng đất Tổ mang đậm dấu ấn thời Hùng Vương như trình diễn hát xoan; hội thi bơi trải trên hồ công viên Văn Lang... cùng nhiều hoạt động diễn xướng dân gian và các trò chơi truyền thống khác.

Ông Phạm Khắc Đạt, Giám đốc Khu di tích lịch sử Đền Hùng thông tin, để tạo điều kiện tốt nhất cho đồng bào và du khách về với Đền Hùng, họ đã chỉnh trang cảnh quan tổng thể Khu di tích lịch sử Đền Hùng, bảo đảm cảnh quan, môi trường khu vực tổ chức lễ hội luôn xanh, sạch, đẹp; tăng cường công tác quản lý các hoạt động bán hàng và kinh doanh dịch vụ; ngăn chặn, xử lý các đối tượng bán hàng rong gây phản cảm và bức xúc cho du khách; bảo trì, duy tu, sửa chữa các công trình hạ tầng trong khu; tăng cường công tác kiểm tra liên ngành các hoạt động, dịch vụ văn hóa, thể thao và du lịch, quảng cáo nhằm bảo đảm an ninh trật tự, an toàn...

Ông Nguyễn Huy Ngọc, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ, Trưởng Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa-Du lịch đất Tổ năm 2025 cho biết, hằng năm, vào ngày 10/3 âm lịch, tỉnh Phú Thọ vinh dự đón hàng triệu lượt du khách thập phương đến dâng hương, tưởng nhớ các Vua Hùng.

Với những nỗ lực không ngừng, tỉnh đã nâng tầm công tác tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa-Du lịch đất Tổ trở thành một lễ hội mẫu mực, trang trọng, mang đậm bản sắc dân tộc.

Trong đó, đặc biệt chú trọng không để xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông, không để các cơ sở kinh doanh tăng giá tùy tiện hay “chặt chém” du khách. Các đơn vị kinh doanh dịch vụ phải công khai niêm yết giá, bảo đảm minh bạch.

Ngoài ra, tỉnh cũng quyết liệt ngăn chặn tình trạng người lang thang gây ảnh hưởng đến hình ảnh trang nghiêm của lễ hội, đồng thời duy trì trật tự, hạn chế thấp nhất tình trạng chen lấn, xô đẩy, tạo điều kiện cho đồng bào cả nước tham gia lễ hội an toàn, trang nghiêm và thành kính.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Ông Quảng Văn Đại “từ điển sống” của đồng bào Chăm

Ông Quảng Văn Đại “từ điển sống” của đồng bào Chăm

Cả sư Đổng Bạ, Phó Chủ tịch Hội đồng Chức sắc Chăm Bàlamôn tỉnh Ninh Thuận, giới thiệu ông Quảng Văn Đại là cố vấn phong tục của Hội đồng. Ông là người tận tâm, tâm huyết với việc nghiên cứu phong tục, tập quán và sưu tầm di sản văn hóa Chăm trên địa bàn tỉnh. Với tri thức uyên thâm và sự cống hiến không ngừng nghỉ, ông được xem là tấm gương trí thức tiêu biểu, “từ điển sống” trong công tác bảo tồn và phát triển văn hóa Chăm.
Tin nổi bật trang chủ
THÔNG CÁO ĐẶC BIỆT VỀ LỄ QUỐC TANG NGUYÊN CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐỨC LƯƠNG

THÔNG CÁO ĐẶC BIỆT VỀ LỄ QUỐC TANG NGUYÊN CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐỨC LƯƠNG

Thời sự - PV - 20:35, 22/05/2025
Để tỏ lòng tiếc thương và tưởng nhớ đồng chí Trần Đức Lương, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết định tổ chức Lễ tang Đồng chí với nghi thức Lễ Quốc tang.
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thời sự - PV - 20:25, 22/05/2025
Tổng Bí thư đánh giá cao sự thẳng thắn của Ủy ban Kiểm tra Trung ương trong kiểm điểm, đánh giá rất kỹ những tồn tại, hạn chế trên từng mặt công tác.
Đồng vốn chính sách nuôi dưỡng khát vọng vươn lên của đồng bào vùng sâu Đắk Nông

Đồng vốn chính sách nuôi dưỡng khát vọng vươn lên của đồng bào vùng sâu Đắk Nông

Công tác Dân tộc - Tiến Mạnh - 16:46, 22/05/2025
Trong hành trình giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới và nâng cao đời sống cho đồng bào DTTS, nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội do Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Đắk Nông triển khai đã trở thành công cụ quan trọng, mang lại hiệu quả thiết thực. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, đồng vốn ưu đãi đã tiếp cận đúng đối tượng, kịp thời hỗ trợ người dân vượt qua khó khăn, từng bước vươn lên ổn định cuộc sống.
Rào cản thoát nghèo do chồng lấn địa giới hành chính: Đồng bào cần sớm được an cư lạc nghiệp (Bài cuối)

Rào cản thoát nghèo do chồng lấn địa giới hành chính: Đồng bào cần sớm được an cư lạc nghiệp (Bài cuối)

Xã hội - Huy Trường - Thanh Huyền - 16:46, 22/05/2025
Sống giữa vùng chồng lấn về địa giới hành chính, hàng trăm hộ dân Xơ Đăng ở thôn 3, xã Trà Vinh (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) vẫn gồng mình bám đất, bám thôn để phát triển kinh tế, nuôi hy vọng về một ngày được ổn định nơi ăn, chốn ở. Tuy nhiên, để những nỗ lực ấy không mãi dở dang, vấn đề chồng lấn địa giới hành chính giữa hai tỉnh Quảng Nam – Kon Tum cần sớm được giải quyết dứt điểm, minh bạch.
Cà Mau: Huy động, bố trí nguồn lực hoàn thành kế hoạch Chương trình MTQG 1719 năm 2025

Cà Mau: Huy động, bố trí nguồn lực hoàn thành kế hoạch Chương trình MTQG 1719 năm 2025

Tin tức - Như Tâm - 15:58, 22/05/2025
Ngày 22/5, ông Lê Văn Sử, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cho biết, UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch thực hiện các dự án, tiểu dự án sử dụng vốn sự nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), trên địa bàn tỉnh Cà Mau năm 2025.
Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng

Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 22/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng. Chùa Thiên Tượng - Hoan Châu đệ nhị danh thắng. Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống dân tộc Mông xã Pà Cò. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thủ tướng: Quyết tâm cơ bản hoàn thành tháo gỡ

Thủ tướng: Quyết tâm cơ bản hoàn thành tháo gỡ "điểm nghẽn" thể chế ngay trong năm 2025

Thời sự - PV - 15:55, 22/05/2025
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu cần tập trung nguồn lực, quyết tâm cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những "điểm nghẽn" do quy định pháp luật ngay trong năm 2025, đồng thời đổi mới căn bản tư duy xây dựng pháp luật, chuyển từ tư duy "quản lý" sang "phục vụ", từ bị động sang chủ động, linh hoạt kiến tạo sự phát triển.
Người đàn ông ở Lai Châu bị ngộ độc do ăn nấm lạ

Người đàn ông ở Lai Châu bị ngộ độc do ăn nấm lạ

Tin tức - Anh Trúc - 15:06, 22/05/2025
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu vừa cứu sống một người đàn ông bị ngộ độc do ăn nấm lạ.
Ưu tiên phát triển giáo dục mầm non ở miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Ưu tiên phát triển giáo dục mầm non ở miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thời sự - Hoàng Quý - 15:04, 22/05/2025
Sáng 22/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi.
Sầu riêng Việt Nam đón tin vui

Sầu riêng Việt Nam đón tin vui

Tin tức - Anh Trúc - 12:17, 22/05/2025
Tổng cục Hải quan Trung Quốc vừa chính thức công nhận thêm 829 mã số vùng trồng và 131 mã số cơ sở đóng gói sầu riêng của Việt Nam.
Rào cản thoát nghèo do tình trạng chồng lấn địa giới hành chính: Làng “nhiều không” và những hệ lụy khôn lường (Bài 2)

Rào cản thoát nghèo do tình trạng chồng lấn địa giới hành chính: Làng “nhiều không” và những hệ lụy khôn lường (Bài 2)

Xã hội - Huy Trường - Thanh Huyền - 11:16, 22/05/2025
Tình trạng chồng lấn địa giới hành chính giữa tỉnh Quảng Nam và Kon Tum khiến thôn 3, xã Trà Vinh (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) rơi vào cảnh bị bỏ quên trong suốt nhiều năm. Hơn 1.000 người dân Xơ Đăng sinh sống tại đây đang phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, đặc biệt là khó khăn về hạ tầng cơ sở như điện, đường, trường học, trạm y tế và sóng điện thoại.