Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Lên Mù Cang Chải trải nghiệm vẻ đẹp lung linh của hoa tớ dày

PV - 17:05, 15/12/2022

Ngày 24.12, huyện Mù Cang Chải, Yên Bái sẽ tổ chức Lễ hội hoa tớ dày (đào rừng) với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ đậm bản sắc nhằm giới thiệu, tôn vinh, quảng bá tiềm năng, thế mạnh phát triển du lịch, nâng cao ý thức bảo tồn, phát huy giá trị danh thắng Quốc gia, xây dựng huyện Mù Cang Chải là điểm đến “ Xanh- bản sắc- an toàn- thân thiện”.

Lễ hội hoa tớ dày sẽ khai mạc vào ngày 24.12
Lễ hội hoa tớ dày sẽ khai mạc vào ngày 24.12

Lễ hội hoa tớ dày được tổ chức, nhằm tuyên truyền tiềm năng, thế mạnh, cảnh sắc các lễ hội đầu xuân của đồng bào dân tộc Mông tại Mù Cang Chải. Qua đó, giới thiệu, tôn vinh, quảng bá tiềm năng, thế mạnh phát triển du lịch, nâng cao ý thức bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc. Tạo mối liên kết phát triển du lịch bền vững giữa các địa phương trong và khu vực Tây Bắc, chuỗi cung ứng sản phẩm du lịch chất lượng riêng của huyện Mù Cang Chải với tiêu chí mới, độc đáo, hấp dẫn và thân thiện theo từng mùa.

Hoa đào rừng “tớ dày” hay còn gọi là mai anh đào, luôn gắn liền với đời sống của bao thế hệ người Mông Mù Cang Chải, đây là loài hoa có một không hai với sức sống mãnh liệt và chỉ nở vào mùa đông nơi rẻo cao Mù Cang Chải. Vẻ đẹp lung linh của sắc hoa đào rừng luôn gắn liền với đời sống của bao thế hệ trên khắp các cánh rừng, cả bên hiên nhà hay vườn của bà con vùng cao khiến cho du khách không khỏi choáng ngợp bởi vẻ đẹp của loài hoa này.

Lễ hội hoa tớ dày sẽ khai mạc vào ngày 24.12
Lễ hội hoa tớ dày sẽ khai mạc vào ngày 24.12

Hoa tớ dày trong tiếng Mông gọi là "Pàng tớ dày" là loài hoa mọc tự nhiên ở nhiều xã trên địa bàn huyện Mù Cang Chải như Nậm Khắt, Púng Luông, Dế Xu Phình, Lao Chải, Khao Mang nhưng mật độ cao hơn cả là ở xã La Pán Tẩn. Trên các triền cao vô cùng khắc nghiệt, thậm chí băng tuyết phủ trắng mỗi khi đông về, cây hoa tớ dày vẫn có sức sống lạ thường, sẵn sàng đón nắng để rực rỡ khoe sắc, lung linh “đốt cháy” một vùng không gian rộng lớn bằng sắc đỏ hồng, báo hiệu Tết đến, xuân về xua tan lạnh giá. 

Thời điểm hoa nở rộ, nhuộm hồng các đỉnh núi từ giữa tháng 12 đến hết tháng 1 ương lịch là thời điểm đẹp nhất khi đến với Mù Cang Chải. Loài hoa này tồn tại như một biểu tượng báo hiệu mùa xuân và vụ mới. Những chùm hoa sắc đỏ hồng ở lưng chừng đồi tạo nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp đã trở thành lợi thế về du lịch thu hút hấp dẫn du khách tham quan, trải nghiệm.

Vẻ đẹp thuần khiết, sắc hồng lung linh của hoa tớ dày
Vẻ đẹp thuần khiết, sắc hồng lung linh của hoa tớ dày

Lên Mù Cang Chải mùa này, du khách có cơ hội chiêm ngưỡng những cây hoa tớ dày với vẻ đẹp thuần khiết, sắc hồng lung linh trong nắng Xuân. Những chùm hoa sắc màu đỏ hồng ở lưng chừng đồi tạo nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp. Đến với Lễ hội hoa tớ dày, người dân và du khách sẽ được trải nghiệm các hoạt động như chương trình nghệ thuật với Chủ đề “Sắc thắm tớ dầy Mù Cang Chải”, triển lãm ảnh nghệ thuật “Sắc Thắm hoa tớ dày”; tổ chức giải đánh quay người Mông huyện Mù Cang Chải lần thứ nhất, năm 2022. Các hoạt động Chào xuân năm 2023 như chợ Xuân 2023, các tour du lịch trải nghiệm ngắm hoa tớ dày gắn với văn hóa các dân tộc anh em trên địa bàn, chương trình nghệ thuật chủ đề “Sắc xuân Mù Cang Chải”; tham gia lễ hội giã bánh giầy năm 2023 và các trò chơi dân gian đặc sắc.

Dự kiến, Lễ hội hoa tớ dày khai mạc vào ngày 24.12.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Ngày hội kết nối, vun đắp tình đoàn kết giữa các dân tộc

Ngày hội kết nối, vun đắp tình đoàn kết giữa các dân tộc

Ngày 25/11, tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam (Hà Nội), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Lễ bế mạc Ngày hội trình diễn cây Nêu và giao lưu văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc Việt Nam lần thứ II năm 2023. Ngoài ý nghĩa tôn vinh, phát huy và giữ gìn giá trị văn hóa, sự kiện là sợi dây kết nối, vun đắp tình đoàn kết giữa các dân tộc.
Tin nổi bật trang chủ
Những vấn đề cấp bách của các dân tộc có khó khăn đặc thù: Gỡ rào cản phát triển dân số dân tộc Si La (Bài 8)

Những vấn đề cấp bách của các dân tộc có khó khăn đặc thù: Gỡ rào cản phát triển dân số dân tộc Si La (Bài 8)

Không những tỷ lệ nghèo cao mà tình hình phát triển dân số có dấu hiệu chững lại bởi nhiều rào cản cho sự gia tăng dân số tự nhiên. Đây là những vấn đề cấp bách cần được giải quyết để bảo vệ, phát triển dân tộc Si La – một trong 5 dân tộc có dân số dưới 1.000 người hiện nay và là một trong 14 dân tộc thiểu số có khó khăn đặc thù của cả nước.
Thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái): Bồi dưỡng kiến thức các chương trình MTQG cho Người có uy tín

Thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái): Bồi dưỡng kiến thức các chương trình MTQG cho Người có uy tín

Người có uy tín với cộng đồng - Nguyệt Anh - 1 phút trước
Sáng 27/11, UBND thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho 89 Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS trên địa bàn năm 2023.
Người có uy tín Chau Che - “Kiến trúc sư” của nhiều công trình thiện nguyện

Người có uy tín Chau Che - “Kiến trúc sư” của nhiều công trình thiện nguyện

Người có uy tín với cộng đồng - Chiến Khu - 3 phút trước
Ông Chau Che ở khóm Xuân Hòa, phường Tịnh Biên, thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang là Người có uy tín được đồng bào Khmer suy tôn là “Kiến trúc sư” của nhiều công trình thiện nguyện. Ông còn là thành viên tích cực tham gia cùng Bộ đội Biên phòng bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.
Ninh Thuận: Nâng cao vị thế, bình đẳng giới cho phụ nữ dân tộc thiểu số

Ninh Thuận: Nâng cao vị thế, bình đẳng giới cho phụ nữ dân tộc thiểu số

Chính sách về bình đẳng giới, bảo vệ quyền và nâng cao vị thế cho phụ nữ DTTS đóng vai trò quan trọng trong chủ trương của Đảng và Nhà nước. Trong đó Chương trình MTQG 1719 đã có riêng một dự án thành phần về công tác này. Việc quan tâm và hỗ trợ tích cực cho bình đẳng giới sẽ nâng cao vị thế của phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ DTTS.
Người có uy tín nỗ lực xây dựng quê hương

Người có uy tín nỗ lực xây dựng quê hương

Người có uy tín với cộng đồng - Minh Thu - 10 phút trước
Không chỉ là hạt nhân đoàn kết, những năm qua Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Sơn La còn có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển vùng đồng bào DTTS của tỉnh, được các cấp chính quyền và Nhân dân ghi nhận, trân trọng.
Người dân huyện nghèo “đổi đời” nhờ cây trúc sào

Người dân huyện nghèo “đổi đời” nhờ cây trúc sào

Nhờ cây trúc sào, rất nhiều hộ gia đình đồng bào DTTS huyện nghèo Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng đã được “đổi đời”, vươn lên thoát nghèo trên chính mảnh đất quê hương
Bản tin Dân tộc - Tôn giáo - 28/11/2023

Bản tin Dân tộc - Tôn giáo - 28/11/2023

Bản tin Dân tộc - Tôn giáo của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 28/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Ban Tôn giáo Chính phủ làm việc tại tỉnh Bến Tre. Mừng Lễ Khai đạo và Hạ ngươn Hội thánh Cao đài Toà thánh Tây Ninh. Vị Giáo cả sống tốt đời, đẹp đạo. Cùng các tin tức thời sự khác.
Quảng Nam: Nhận thức pháp luật của người dân vùng DTTS, miền núi không ngừng được nâng cao

Quảng Nam: Nhận thức pháp luật của người dân vùng DTTS, miền núi không ngừng được nâng cao

Công tác Dân tộc - T. Nhân - H.Trường - 15 phút trước
Thời gian qua, Quảng Nam tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) cho người dân vùng đặc biệt khó khăn, vùng biên giới, góp phần làm thay đổi nhận thức của đồng bào vùng DTTS trên địa bàn. Đáng chú ý, việc thực hiện hiệu quả nội dung số 2 thuộc Tiểu dự án 1, Dự án 10 của Chương trình MTQG 1719) giai đoạn 2021 - 2025 đã góp phần rất lớn trong việc đưa các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đạt và giữ chuẩn tiếp cận pháp luật trong xây dựng nông thôn mới.
Yên Bái: Tận dụng nguồn lực nâng cao công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em vùng đồng bào DTTS

Yên Bái: Tận dụng nguồn lực nâng cao công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em vùng đồng bào DTTS

Nguồn lực từ Dự án 7 về "Chăm sóc sức khỏe Nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người DTTS; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, có ý nghĩa rất thiết thực, hỗ trợ rất lớn cho công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
HTX nông nghiệp Thạnh Thắng với thương hiệu khóm Cầu Đúc

HTX nông nghiệp Thạnh Thắng với thương hiệu khóm Cầu Đúc

Kinh tế - Phương Nghi - 21 phút trước
Trải qua nhiều thăng trầm nhưng khóm (dứa) Cầu Đúc vẫn chứng tỏ được giá trị khi mang về thu nhập ổn định cho nông dân các xã Hỏa Tiến, Tân Tiến, Hỏa Lựu, Vị Tân và các hộ thành viên HTX Nông nghiệp Thạnh Thắng (TP. Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang).
Tính ưu việt trong chính sách dân tộc của Việt Nam: Nhất quán chủ trương (Bài 1)

Tính ưu việt trong chính sách dân tộc của Việt Nam: Nhất quán chủ trương (Bài 1)

LTS: Qua hơn 35 năm tiến hành công cuộc Đổi Mới, hơn 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (CNXH), lý luận về CNXH và con đường đi lên CNXH ở nước ta ngày càng được hoàn thiện và từng bước được hiện thực hóa. Tính ưu việt của CNXH đã được thể hiện rõ trong những thành tựu to lớn của đất nước trên tất cả các lĩnh vực; trong đó có lĩnh vực công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc.
Kiên Giang: Phụ nữ chung tay bảo vệ đường biên cột mốc

Kiên Giang: Phụ nữ chung tay bảo vệ đường biên cột mốc

Để biên giới bình yên, bên cạnh công tác tuần tra không mệt mỏi của cán bộ, chiến sĩ biên phòng Kiên Giang còn có sự góp sức của người dân, trong đó có lực lượng phụ nữ. Nhiều tổ phụ nữ đã được thành lập và tích cực tuyên truyền, vận động bảo vệ đường biên, cột mốc, hỗ trợ đắc lực cho bộ đội biên phòng trong việc quản lý địa bàn, giữ vững chủ quyền biên giới.