Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Lễ Căm Mương của đồng bào Lự

Lam Anh (t/h) - 19:49, 18/03/2022

Những giai điệu dân ca mộc mạc, giản dị nhưng giàu ý nghĩa nhân văn của đồng bào dân tộc Lự vang lên trong lễ hội Căm Mương (lễ cúng bản). Đây là dịp để bà con dân bản dâng lễ vật cầu khấn thần sông, thần núi, thần khe, thần suối, thần rồng, phù hộ cho bà con dân bản được ăn nên làm ra, điều lành ở lại, điều dữ mang đi.

Nam giới Lự chuẩn bị lễ vật để tỏ lòng thành kính
Những người đàn ông dân tộc Lự chuẩn bị lễ vật để tỏ lòng thành kính

Đối với đồng bào Lự, từ xưa đến nay lễ Căm Mương bao giờ cũng được tổ chức rất trang trọng và thông thường được tổ chức vào ngày mùng 3 tháng 3 Âm lịch hàng năm. Mỗi gia đình sẽ cử ra một đại diện là nam giới đi tham gia lễ cúng, khi về sẽ có lộc dành cho những người ở nhà.

Ông Tao Văn Coong, dân tộc Lự ở xã Nậm Tăm, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu cho biết: “Lễ vật gồm một con gà, rượu và một con lợn do con dân làng cùng đóng góp.”

Phần lễ tế của lễ hội Căm Mường tổ chức dưới gốc cây cổ thụ của làng.
Phần lễ tế của lễ hội Căm Mường tổ chức dưới gốc cây cổ thụ của làng.

Ngoài những lễ vật là đồ ăn, thức uống, người Lự còn đặt trên bàn lễ 18 chiếc thuyền giấy màu xanh và màu vàng. Những màu sắc này đều có ý nghĩa riêng của nó. Màu xanh là màu của những cánh rừng bạt ngàn, của sức sống mãnh liệt, màu vàng là màu của thóc lúa, sự sung túc và no đủ.

Từ xưa đến nay, lễ Căm Mường bao giờ cũng được làm rất trang trọng. Mỗi gia đình sẽ cử ra một người đại diện là nam đi tham gia phần cúng lễ. Thủ tục cúng lễ chia làm bốn phần khác nhau là: Lễ thỉnh Thần, lễ khẩn cầu, lễ Căm Mường và các nghi lễ kết thúc.

Thầy cúng phải là người có uy tín trong bản
Thầy cúng phải là người có uy tín trong bản

Người chủ lễ phải là người già, có uy tín. Người  Lự không sử dụng khèn, sáo, trống hay bất kỳ một loại nhạc cụ nào trong phần lễ vì những âm thanh ấy sẽ làm ảnh hưởng đến sự linh thiêng. Và nghi lễ cúng không diễn ra trong nhà mà tổ chức dưới một gốc cây to.

Ba mâm cúng bằng tre, nứa đã được dựng lên. Mâm lễ chính đặt được đặt lên bàn thờ, dựng sát gốc cây, hai bên là mâm lễ phụ. Trên mâm chính sắp 12 chén rượu, 12 chén nước, bộ quần áo, một thủ lợn, rượu, xôi màu, gương soi, thuyền mã, một cái ô, vòng bạc, một bát gạo, một bát thóc. Trên 2 mâm phụ sắp các chén rượu, thịt lợn luộc, thuyền mã, xôi màu.

Nghi thức cúng lễ của đồng bào
Nghi thức cúng lễ Căm Mương

Sau khi các mâm lễ đã được sắp, thầy cả (chủ lễ) đọc lời tuyên bố lý do tổ chức lễ hội, trong đó, nêu rõ về lịch sử của người Lự, lịch sử bản mường và những người sẽ thụ lễ lần này.

Nghi thức lễ bắt đầu sau khi chủ lễ và ba thầy phụ lễ lạy ba lạy, rồi đọc lời cúng. Các thầy sẽ đọc lời khẩn cầu lên các vị thần mong các thần phù hộ cho mọi điều tốt lành sẽ đến với bà con dân bản trong năm tới.

Phần lễ được thực hiện đơn giản, không cầu kỳ nhưng mang đậm tính nhân văn sâu sắc, ý nghĩa tâm linh thiêng liêng và là một lễ hội được cộng đồng người Lự ở Lai Châu lưu giữ gần như nguyên vẹn.

Độc đáo nghệ thuật thổi sáo mẹ sáo con
Độc đáo nghệ thuật thổi sáo mẹ sáo con

Kết thúc phần lễ, thầy cúng sẽ đốt mã và chia lộc cho bà con trong bản, hai chàng trai cùng thổi sáo mẹ, sáo con để cho các cô gái hát những bài dân ca của dân tộc mình. Cùng với các bài hát thì trò chơi ném còn cũng là một phần không thể thiếu trong lễ hội này, nó thể hiện sự tinh tế, khéo léo không chỉ trong việc dựng cột, làm quả còn mà ngay cả trong việc tung còn cũng có những bí quyết riêng đã được các thế hệ của người Lự truyền lại cho nhau.

Ai là người ném trúng vòng tròn đầu tiên thì đó sẽ là người may mắn nhất. Ngoài ra, các trò chơi như đẩy gậy, đánh gối cũng là những nét đặc trưng trong lễ hội của đồng bào Lự. Những người bị thua trong các trò chơi này đều được té nước để giải đen cũng như cầu may mắn. Trong những ngày lễ hội và sát lễ hội, đồng bào dân tộc Lự còn phải tuân thủ một số điều để tránh việc không lành.

Trò chơi tó gối luôn hấp dẫn đông đảo đồng bào tham gia
Trò chơi tó gối luôn hấp dẫn đông đảo đồng bào tham gia

Ông Tao Văn Ón, một thầy cúng chính ở xã Nậm Tăm, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu cho biết: “Trong 3 ngày đó người dân không được đi chặt cây, chặt củi, không được đi hái rau mà tập trung ở nhà vui chơi, ăn uống thoải mái, kiêng không cho người vào nhà, anh em về thăm thì bày cơm ở ngoài ăn thôi.”

Đồng bào Lự tin rằng, sau khi tổ chức lễ Căm Mương, bà con dân bản sẽ càng sống đoàn kết, thương yêu nhau hơn. Cùng với những lời khẩn cầu trong lễ Căm Mương, tất cả các gia đình phải cố gắng nuôi cho con cái học hành để có cuộc sống tốt hơn các thế hệ đi trước. Đây chính là một nét đẹp trong vốn văn hoá  của đồng bào Lự nói riêng và cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam nói chung cần được bảo tồn gìn giữ và phát triển.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Rộn ràng Lễ hội Katê 2024 tại đền thờ Po Nit

Rộn ràng Lễ hội Katê 2024 tại đền thờ Po Nit

Lễ hội Katê năm 2024 tại đền thờ Po Nit - Di tích lịch sử cấp Quốc gia (thuộc thôn Bình Hiếu, xã Phan Hiệp, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận) diễn ra với quy mô hoành tráng, thu hút hàng chục nghìn người dân địa phương và du khách đến tham gia hành hương vui hội.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về dự án đường sắt tốc độ cao trục Bắc-Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về dự án đường sắt tốc độ cao trục Bắc-Nam

Sáng 5/10, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành, cơ quan liên quan để thảo luận, cho ý kiến về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam và triển khai các dự án đường sắt kết nối với Trung Quốc.
Rộn ràng Lễ hội Katê 2024 tại đền thờ Po Nit

Rộn ràng Lễ hội Katê 2024 tại đền thờ Po Nit

Tin tức - Lâm Tấn Bình - 1 phút trước
Lễ hội Katê năm 2024 tại đền thờ Po Nit - Di tích lịch sử cấp Quốc gia (thuộc thôn Bình Hiếu, xã Phan Hiệp, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận) diễn ra với quy mô hoành tráng, thu hút hàng chục nghìn người dân địa phương và du khách đến tham gia hành hương vui hội.
Bình Phước sẽ Tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc trong tháng 10

Bình Phước sẽ Tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc trong tháng 10

Công tác Dân tộc - Minh Thu - 3 phút trước
Thông tin từ Ban Dân tộc tỉnh Bình Phước cho biết, Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc năm 2024 - 2025 sẽ được tổ chức vào trung tuần tháng 10/2024 tại TP. Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước.
Hà Nội - Nhiều chính sách ưu việt để phát triển vùng DTTS

Hà Nội - Nhiều chính sách ưu việt để phát triển vùng DTTS

Chính sách dân tộc - Thanh Phong - 4 phút trước
Những năm vừa qua, TP. Hà Nội đã dành một nguồn lực không nhỏ để thực hiện mục tiêu phát triển nhanh, bền vững, toàn diện vùng đồng bào DTTS. Nhờ vậy, đời sống đồng bào trên địa bàn Thành phố không ngừng được nâng cao, khối đại đoàn kết dân tộc ngày càng bền chặt…
Lễ hội nước mắm - Trải nghiệm ẩm thực và tôn vinh di sản của Việt Nam

Lễ hội nước mắm - Trải nghiệm ẩm thực và tôn vinh di sản của Việt Nam

Ẩm thực - Minh Nhật - 5 phút trước
Không chỉ là một sự kiện quảng bá sản phẩm, lễ hội còn nhằm bảo tồn giá trị truyền thống của các làng nghề, đồng thời kết nối nước mắm Việt Nam với thị trường quốc tế. Qua đó, nước mắm truyền thống không chỉ được khẳng định vị trí trong ẩm thực trong nước mà còn hướng tới xây dựng thương hiệu quốc gia trên trường quốc tế.
Giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ở Kim Bôi (Hòa Bình): Huy động sức mạnh tổng hợp (Bài 2)

Giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ở Kim Bôi (Hòa Bình): Huy động sức mạnh tổng hợp (Bài 2)

Công tác Dân tộc - Văn Hoa - Việt Hà - 6 phút trước
Nhằm từng bước xóa bỏ tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH-HNCHT), thời gian qua, huyện Kim Bôi (Hòa Bình) đã tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp. Đặc biệt, nâng cao vai trò của các tổ chức đoàn thể nhằm tạo sự thống nhất về nhận thức, đồng thuận xã hội cùng chung tay trong công tác phòng, chống TH-HNCHT trên địa bàn.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh đối thoại với Đoàn thanh niên UBDT

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh đối thoại với Đoàn thanh niên UBDT

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 3/10, có những thông tin đáng chú ý sau: Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh đối thoại với Đoàn thanh niên Ủy ban Dân tộc. Kỳ vĩ, nguyên sơ hang động Khó Chua La ở Điện Biên. Người phụ nữ Pa Kô nhân hậu, đảm đang. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Việt Nam có vắc xin khan hiếm Zona thần kinh, VNVC tiêm đầu tiên

Việt Nam có vắc xin khan hiếm Zona thần kinh, VNVC tiêm đầu tiên

Sức khỏe - Minh Nhật - 9 phút trước
Vắc xin Zona thần kinh (giời leo) dành cho người từ 50 tuổi hoặc từ 18 tuổi có nguy cơ mắc bệnh do Tập đoàn dược phẩm GSK (Bỉ) sản xuất, được Hệ thống tiêm chủng VNVC triển khai tiêm lần đầu tiên tại Việt Nam từ ngày 4/10 trên toàn quốc.
Quảng Ninh phát động đợt cao điểm thu dọn rừng bị thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh phát động đợt cao điểm thu dọn rừng bị thiệt hại do bão số 3

Trang địa phương - Mỹ Dung - 12 phút trước
Để khẩn trương khắc phục hậu quả của bão số 3 gây ra và giảm thiểu khó khăn cho người dân và doanh nghiệp trồng rừng, tỉnh Quảng Ninh phát động đợt cao điểm thu dọn, tận thu lâm sản và vệ sinh rừng bị thiệt hại sau bão.
267 đại biểu là người DTTS tham gia Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2029

267 đại biểu là người DTTS tham gia Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2029

Tin tức - Văn Hoa - 13 phút trước
Ngày 4/10, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tổ chức Họp báo thông tin, giới thiệu về Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Ủy ban Dân tộc triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý IV năm 2024

Ủy ban Dân tộc triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý IV năm 2024

Công tác Dân tộc - Hoàng Quý - 15 phút trước
Ngày 4/10, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc (UBDT) đã tổ chức Hội nghị đánh giá công tác lãnh đạo, điều hành 9 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm 3 tháng cuối năm 2024 của Lãnh đạo Ủy ban. Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh và Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Thị Hà đồng chủ trì Hội nghị.
Cách điều trị cảm lạnh từ thảo dược

Cách điều trị cảm lạnh từ thảo dược

Vườn thuốc quanh ta - Như Ý - 1 giờ trước
Cảm lạnh là bệnh viêm đường hô hấp trên phổ biến, thường xảy ra vào thời điểm giao mùa, từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau. Trẻ nhỏ, người già và những người có sức đề kháng kém là những đối tượng dễ mắc cảm lạnh nhất. Để điều trị căn bệnh này bạn có thể dùng những loại thảo dược vườn nhà để hỗ trợ điều trị một cách hiệu quả, an toàn nhất.