Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Lễ ăn mừng đầu lúa mới của dân tộc Raglay

Thúy Hồng - 4 giờ trước

Lễ ăn mừng đầu lúa mới là một trong những lễ hội lớn, quan trọng và lâu đời nhất của người Raglay ở tỉnh Ninh Thuận. Đây cũng là dịp để cộng đồng người Raglay sum họp, giao lưu, thắt chặt tình đoàn kết và cùng nhau thưởng thức những thành quả lao động sau một năm vất vả.

Đồng bào dân tộc Raglai quây quần xung quanh cây nêu thực hiện Lễ ăn mừng đầu lúa mới
Đồng bào dân tộc Raglay quây quần xung quanh cây nêu thực hiện Lễ ăn mừng đầu lúa mới

Cộng đồng người Raglay sinh sống sinh sống lâu đời trên vùng đất Nam Trung Bộ, tập trung đông nhất ở khu vực miền núi hai tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận.

Người Raglay có tín ngưỡng đa thần, tin rằng cây cối đều có hồn và được thần linh cai quản. Các vị thần linh, tổ tiên ở thế giới bên kia cũng luôn dõi theo và phù hộ cho con cháu làm ăn, giúp cho họ cuộc sống tốt hơn.

Lễ vật chủ yếu là sản vật tự nuôi trồng hoặc săn bắt, như rượu cần, gà, heo, cá rừng, cua đá, trứng, lúa, bắp, muối, chuối, trầu cau...
Lễ vật chủ yếu là sản vật tự nuôi trồng hoặc săn bắt, như rượu cần, gà, heo, cá, cua đá, trứng, lúa, bắp, muối, chuối, trầu cau...

Ý nghĩa sâu xa của Lễ ăn mừng lúa mới của đồng bào Raglay là tạo lương thực từ đời này sang đời khác. Đây cũng là dịp để họ bày tỏ lòng biết ơn bà con trong buôn làng đã giúp đỡ gia đình mình trong sản xuất, thu hoạch mùa màng.

Gìa làng Raglai thực hiện các nghi thức tại buổi lễ
Gìa làng Raglay thực hiện các nghi thức tại buổi lễ

Lễ ăn mừng đầu lúa mới là một phong tục truyền thống lâu đời, một trong những nghi lễ đặc sắc nhất, quan trọng nhất của người Raglay, vẫn được đồng bào bảo tồn nguyên vẹn đến ngày nay.

Lễ ăn mừng đầu lúa mới thưởng diễn ra theo chu kỳ 5, 7 hoặc 10 năm, tùy vào điều kiện kinh tế của từng gia đình và kéo dài trong 3 ngày vào khoảng tháng 3 - 4 Âm lịch, sau khi kết thúc một vụ mùa.

Lễ ăn mừng đầu lúa mới là một phong tục truyền thống lâu đời, một trong những nghi lễ đặc sắc nhất, quan trọng nhất của người Raglai
Lễ ăn mừng đầu lúa mới là một phong tục truyền thống lâu đời, một trong những nghi lễ đặc sắc nhất, quan trọng nhất của người Raglay

Không chỉ đánh dấu sự kết thúc chu kỳ sản xuất, mà còn là dịp tạ ơn thần linh đã ban cho mùa mảng tốt tươi và cầu mong vụ mùa tới bội thu. Đây cũng là dịp để bà con trong dòng tộc cũng như từ các buôn làng xa gần tụ họp, cùng nhau chia sẻ niềm vui, động viên nhau trong lao động sản xuất, mang ý nghĩa gắn kết cộng đồng.

Sau khi già làng kết thúc mỗi bài cầu khấn, dân làng lại nhảy múa xung quanh cây nêu
Sau khi già làng kết thúc mỗi bài cầu khấn, dân làng lại nhảy múa xung quanh cây nêu

Các nghi lễ chính của Lễ ăn mừng đầu lúa mới: Ngày thứ nhất, dựng cây nêu, trình báo tổ tiên. Ngày thứ hai, tra nước vào ché rượu cần, đeo chuỗi hạt curom. Ngày thứ ba, cầu hồn lúa, hồn bắp, tiễn đưa tổ tiên và lễ tạ ơn thầy cúng Kei Du.

Lễ vật chủ yếu là sản vật tự nuôi trồng hoặc săn bắt, như rượu cần, gà, heo, cá rừng, cua đá, trứng, lúa, bắp, muối, chuối, trầu cau... Cá rừng và cua đá là hai lễ vật bắt buộc trong các nghi lễ. Đặc biệt, người Raglay dùng nến sáp ong thay cho nhang, tạo khói thơm tự nhiên khi cúng bái.

Gìa làng khấn tạ ơn thần linh đã ban cho mùa màng tốt tươi
Gìa làng khấn tạ ơn thần linh đã ban cho mùa màng tốt tươi

Nội dung bài cúng trong những ngày Lễ ăn đầu lúa mới: Kính trình tổ tiên, cha mẹ, các vị thần linh phù hộ cho con cháu mạnh khỏe, gia đình sum vầy, mùa màng tươi tốt, chăn nuôi phát đạt. Xin mời các thần Naihatang, Lapah, Kadroh, Girai Bhaok, cùng thần núi, thần sông, thần bảo hộ chứng giám lòng thành, ban cho mưa thuận gió hòa, đi đường binh an, làm ăn thuận lợi.

Trong quan niệm của người Raglay, hội là phần nhảy múa, ca hát để mừng kết quả của nghi lễ. Một số nhạc cụ truyền thống thường được sử dụng trong Lễ hội ăn mừng đầu lúa mới bao gồm: Kèn bầu (Sarakel), trống lớn (Sagger Kayau), mã la (Chahar), đàn Chapi.

Phụ lễ rắc những hạt gạo lên đầu phụ nữ Raglai
Phụ lễ rắc những hạt gạo lên đầu phụ nữ Raglay

Trong đêm hội, ngoài phần hỏa tấu nhạc cụ và biểu diễn ca múa, đây còn là cơ hội để bà con lảng trên, xóm dưới gặp gỡ, thăm hỏi nhau. Đặc biệt, đây cũng là dịp để các chàng trai, cô gái Raglay làm quen, tìm hiểu nhau, từ đó hình thành nên những mối lương duyên.

Đặc biệt, trong buổi lễ các bậc cao niên vẫn luôn tận tâm truyền dạy cho con cháu từng nghi thức, từng động tác cầm cổng, đánh chiêng, thể hiện mong muốn thế hệ trẻ tiếp tục gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Du khách thưởng thức rượu cần và các món ăn được đồng bào Raglai chuẩn bị trong buổi lễ
Du khách thưởng thức rượu cần và các món ăn được đồng bào Raglay chuẩn bị trong buổi lễ

Vừa qua, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào dân tộc Raglay tỉnh Ninh Thuận đã tổ chức tái hiện Lễ ăn mừng đầu lúa mới - Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia.

Đồng bào Raglai cùng nhau nhảy múa, ca hát
Đồng bào Raglay cùng nhau nhảy múa, ca hát

Du khách tham quan đã có dịp theo dõi các nghi lễ độc đáo của Lễ ăn mừng đầu lúa mới, vừa cảm nhận nét văn hóa đa sắc màu của người Raglay, vừa được hòa vào không khí của Ngày hội "Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc" tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Về Hà Giang trải nghiệm nghề dệt thổ cẩm của người Pà Thẻn

Về Hà Giang trải nghiệm nghề dệt thổ cẩm của người Pà Thẻn

Từ lâu, đồng bào dân tộc Pà Thẻn huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang đã hình thành và lưu giữ được một kho tàng văn hóa đa dạng, phong phú trong đó nổi bật là nghề dệt thổ cẩm. Nghề dệt thổ cẩm không chỉ phản ánh đậm nét đời sống tinh thần mà còn là niềm tự hào của người dân tộc Pà Thẻn tại vùng đất này.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng: Xây dựng đường kết nối sân bay Gia Bình với Hà Nội trong tối đa 2 năm

Thủ tướng: Xây dựng đường kết nối sân bay Gia Bình với Hà Nội trong tối đa 2 năm

Chiều tối 23/2, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành, địa phương liên quan về tiến độ triển khai giai đoạn 1, nghiên cứu triển khai giai đoạn 2 của dự án sân bay Gia Bình (Bắc Ninh), xây dựng đường kết nối giữa sân bay với trung tâm Hà Nội và phát triển trung tâm logistics tại sân bay này.
Phú Yên mưa lũ bất thường giữa mùa xuân? Cảnh báo nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất

Phú Yên mưa lũ bất thường giữa mùa xuân? Cảnh báo nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất

Tin tức - Minh Nhật - 14 phút trước
Từ 19 giờ ngày 22 đến 7 giờ ngày 24/2, trên địa bàn tỉnh Phú Yên đã có mưa to, đến rất to, lượng mưa phổ biến từ 80-150mm, có nơi trên 150mm... Mưa lớn đang tiếp tục diễn ra trong những giờ qua khiến mực nước trên các sông trong tỉnh có dao động, riêng sông Bàn Thạch mực nước ở dưới báo động 2. Dự báo trong khoảng 6-12 giờ tới, lũ trên các sông Bàn Thạch có thể lên lại xấp xỉ mức báo động 2.
Lào Cai: Những tín hiệu vui từ hoạt động xuất, nhập khẩu

Lào Cai: Những tín hiệu vui từ hoạt động xuất, nhập khẩu

Kinh tế - Trọng Bảo - 4 giờ trước
Hiện nay, mỗi ngày tại cửa khẩu Quốc tế đường bộ số 2 Kim Thành (Lào Cai) có gần 300 phương tiện chở nông sản xuất, nhập khẩu qua đây. Trong đó, ở đầu xuất khẩu hầu hết là hoa quả tươi trong nước xuất sang Hà Khẩu (Trung Quốc). Các mặt hàng chính gồm bưởi, chôm chôm, chuối, dưa hấu, xoài... nhưng thanh long vẫn là mặt hàng chủ lực xuất khẩu sang nước bạn. Đây là tín hiệu vui trong hoạt động xuất nhập khẩu những tháng đầu năm mới.
Thanh Hóa: Mô hình “Bản sáng vùng biên” góp phần đổi thay bản làng

Thanh Hóa: Mô hình “Bản sáng vùng biên” góp phần đổi thay bản làng

Media - Quỳnh Trâm - 4 giờ trước
Nhằm từng bước nâng cao đời sống cho Nhân dân các bản tuyến biên giới miều núi, Bộ đội Biên phòng Thanh Hóa đã xây dựng mô hình “Bản sáng vùng biên”. Thông qua việc huy động mọi nguồn lực, các Đồn Biên phòng cơ sở đã phối hợp với chính quyền các địa phương đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới gắn với phát triển các mô hình sản xuất, qua đó giúp người dân vùng biên giới nâng cao chất lượng sống, xóa đói giảm nghèo.
Về Hà Giang trải nghiệm nghề dệt thổ cẩm của người Pà Thẻn

Về Hà Giang trải nghiệm nghề dệt thổ cẩm của người Pà Thẻn

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - 4 giờ trước
Từ lâu, đồng bào dân tộc Pà Thẻn huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang đã hình thành và lưu giữ được một kho tàng văn hóa đa dạng, phong phú trong đó nổi bật là nghề dệt thổ cẩm. Nghề dệt thổ cẩm không chỉ phản ánh đậm nét đời sống tinh thần mà còn là niềm tự hào của người dân tộc Pà Thẻn tại vùng đất này.
Hướng Hóa (Quảng Trị): Thiếu trầm trọng phòng nội trú cho học sinh DTTS

Hướng Hóa (Quảng Trị): Thiếu trầm trọng phòng nội trú cho học sinh DTTS

Công tác Dân tộc - Phạm Tiến - 4 giờ trước
Hiện ở huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) có 7 Trường Phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT) Tiểu học và Trung học cơ sở. Điều đáng nói là trong 7 trường đó lại có đến 5 trường thiếu phòng ở nội trú cho học sinh. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến quyền lợi của học sinh mà còn “gây khó” cho các nhà trường trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, quản lý học sinh thuộc diện nội trú nhưng phải thuê ngoài để ở!
Độc đáo ngôi đình gần 600 tuổi dựng bằng gỗ lim, đá ong tại Hà Nội

Độc đáo ngôi đình gần 600 tuổi dựng bằng gỗ lim, đá ong tại Hà Nội

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 22/2/2025, có những thông tin đáng chú ý sau: Độc đáo ngôi đình gần 600 tuổi dựng bằng gỗ lim, đá ong tại Hà Nội. Lang Cang... mùa Xuân mới. Mùa “canh rừng”. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Hiệu quả từ mô hình

Hiệu quả từ mô hình "Bản sáng vùng biên"

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 4 giờ trước
Nhằm giúp các bản còn nhiều khó khăn thuộc 5 huyện biên giới của tỉnh Thanh Hóa vươn lên trong cuộc sống, thời gian qua Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh đã triển khai thí điểm 11 mô hình "Bản sáng vùng biên" hỗ trợ về cơ sở vật chất và sinh kế cho người dân. Sau hơn 1 năm triển khai, diện mạo các bản biên giới đã có nhiều thay đổi tích cực, là cơ sở để đơn vị nhân rộng mô hình trong thời gian tới.
Sơn La: Nhân rộng điển hình tiên tiến trong ngành y tế

Sơn La: Nhân rộng điển hình tiên tiến trong ngành y tế

Trang địa phương - Minh Nhật - 4 giờ trước
Sở Y tế tỉnh Sơn La tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2025); Hội nghị điển hình tiên tiến ngành Y tế Sơn La lần thứ VI năm 2025, vào ngày 22/2
Hỗ trợ hộ khó khăn vươn lên từ cây “thuốc giấu” - Cách làm hay ở Quảng Nam

Hỗ trợ hộ khó khăn vươn lên từ cây “thuốc giấu” - Cách làm hay ở Quảng Nam

Kinh tế - T.Nhân - H.Trường - 4 giờ trước
Trong những năm gần đây, phong trào tặng, hỗ trợ giống cây sâm Ngọc Linh từ các cấp chính quyền, doanh nghiệp, đảng viên ở huyện miền núi Nam Trà My (Quảng Nam) đã giúp cho hàng chục hộ đồng bào Xơ Đăng thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Không những thế, hàng tháng, huyện đều tổ chức các phiên chợ sâm và dược liệu, giúp cho người dân có thêm thị trường tiêu thụ, tăng thu nhập cho nhiều hộ gia đình.
Hà Giang: Khi văn hóa truyền thống trở thành

Hà Giang: Khi văn hóa truyền thống trở thành "hàng hóa" đặc biệt

Du lịch - Vũ Mừng - 4 giờ trước
Nhiều địa phương tại tỉnh Hà Giang đã và đang tiến hành song song việc bảo tồn, khai thác các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc vào phát triển du lịch. Đây là hoạt động thiết thực, giúp người dân đưa văn hóa trở thành sản phẩm hàng hóa đặc biệt, góp phần cải thiện đời sống của cộng đồng, quảng bá và lan tỏa văn hóa đến du khách trong, ngoài nước.
Thoát nghèo nhờ nuôi cá lồng trong lòng hồ thủy điện lớn nhất Bắc Miền Trung

Thoát nghèo nhờ nuôi cá lồng trong lòng hồ thủy điện lớn nhất Bắc Miền Trung

Kinh tế - Việt Lê - 4 giờ trước
Tận dụng diện tích lòng hồ Thủy điện Bản Vẽ (Tương Dương, Nghệ An) và nhờ sự hỗ trợ của địa phương, nhiều hộ dân đã đầu tư vốn, học tập kỹ thuật để nuôi cá lồng. Với cách làm này bước đầu đã mang lại thu nhập ổn định, góp phần xóa đói giảm nghèo.