Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Làng mới ở vùng biên Tương Dương

Việt Thắng - 12:54, 01/08/2021

Sau 8 năm ra đời, Tổng đội thanh niên xung phong Tam Hợp, xã Tam Hợp, huyện Tương Dương (Nghệ An), đã làm thay đổi cuộc sống của gần 200 gia đình đồng bào Mông ở vùng biên giới này.

Cán bộ Tổng đội TNXP Tam Hợp hướng dẫn bà con trồng lúa nước
Cán bộ Tổng đội TNXP Tam Hợp hướng dẫn bà con trồng lúa nước

Để được dân tin

Con đường nối từ QL7 vào Tổng đội Thanh niên xung phong (TNXP) Tam Hợp gần 30km, nay đã được rải nhựa. Anh Vương Trung Úy, Tổng đội trưởng Tổng đội TNXP Tam Hợp kể, hồi năm 2013, khi anh cùng một số anh em khác vào đây khảo sát để lập làng, đường vào rất kinh khủng. 

“30 km phải đi mất gần 3 tiếng. Ban đầu, anh em đến đây dựng lán để ở. Vắt, bọ chó, ruồi vàng nhiều vô kể. Có một số anh em đến hôm trước thì hôm sau bỏ về”, anh Úy nhớ lại.

Tổng đội TNXP Tam Hợp ra đời, với mục tiêu chuyển giao cách thức sản xuất mới cho dân bản và tham gia bảo vệ rừng, an ninh biên giới. Dù trước đó, đã có 15 năm chinh phục các vùng đất khó ở biên giới để mở làng, nhưng anh Úy nói, chưa thấy nơi nào dân nghèo và khó khăn như vùng này.

Người dân ở 2 bản Huồi Sơn và Phà Lõm đều là đồng bào Mông, cuộc sống chỉ dựa vào rừng. Người dân sống trong những căn nhà thấp lè tè, dựng tạm bợ, bên trong gần như không có tài sản gì đáng giá. Cuộc sống của người dân chủ yếu dựa vào lâm sản trong rừng, nhưng rừng nay đã cạn lâm sản do khai thác quá nhiều. 

Vùng đất này từng bị phỉ xâm nhập tận vào bản làng. Năm 2004, Trung úy biên phòng Và Bá Giải, trong một lần truy đuổi những kẻ tình nghi xâm nhập biên giới đã bị bọn phỉ phục kích bắn trả, khiến anh Giải hy sinh. Có thời điểm, dân bản nơi đây bị coi là “vùng đất của phỉ” khiến người dân càng thêm mặc cảm.

Khi Tổng đội TNXP đến dựng lán để lập làng, người dân cứ nghĩ “cán bộ” lên chiếm đất của mình. Lãnh đạo Tổng đội đã thuê xe ô tô, chở những Người có uy tín trong bản đi tham quan các làng đã lập ở huyện Kỳ Sơn, các mô hình kinh tế đã hình thành ở đó. Già làng, trưởng bản và những người đứng đầu các dòng họ, sau chuyến đi đó mới tin vào những người đến lập làng.

Cuộc sống đang đổi thay

Sau khi Tổng đội được thành lập, con đường trong bản được đổ bê tông, điện lưới được kéo về và sau đó sóng điện thoại cũng phủ đến. Tổng đội tổ chức họp dân bản, phổ biến cho dân cách làm ăn mới: trồng lúa nước giống mới 2 vụ mỗi năm, trồng chè shan tuyết, trồng chanh leo, trồng nghệ, nuôi gà đen, lợn nít... Sau đó, các đội viên đã cầm tay chỉ việc cho bà con. Một số thanh niên trong bản xin gia nhập đội viên của làng. 

“Các cán bộ Tổng đội nhiệt tình lắm, họ hướng dẫn rất dễ hiểu, dễ nhớ”, ông Vừ Chư Lồng, Trưởng bản Huồi Sơn, nói.

Đội viên Vừ Giống Hùa (bản Huồi Sơn) đã nắm vững kỹ thuật chăn nuôi gà
Đội viên Vừ Giống Hùa (bản Huồi Sơn) đã nắm vững kỹ thuật chăn nuôi gà

Năm 2015, chè shan tuyết, chanh leo, cây nghệ được đưa đến cho người dân trồng thử nghiệm. Tổng đội cấp giống, hướng dẫn cho bà con cách trồng, chăm sóc và chịu trách nhiệm thu mua sản phẩm. Sau 2 năm trồng thử nghiệm, cây chè shan tuyết không phù hợp với vùng đất này, chỉ còn chanh leo và nghệ phát triển rất tốt. Chanh leo được tổng đội thu mua với giá cao, khiến người dân rất phấn khởi. 

Tuy nhiên, sau một thời gian, nhận thấy thị trường chanh leo không ổn định bằng cây nghệ, nên cây nghệ đã được lựa chọn để làm cây thoát nghèo cho bà con. Để tìm được đầu ra ổn định, lâu dài cho cây nghệ, Tổng đội TNXP đã tìm vốn đầu tư mua các thiết bị tinh chế bột nghệ. 

Năm 2016, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Nghệ An hỗ trợ 120 triệu đồng để Tổng đội đầu tư dây chuyền sản xuất tinh bột nghệ, tạo đầu ra cho người dân. Hệ thống sấy lạnh, chế biến bột nghệ được đầu tư và sản phẩm đã được tung ra thị trường. 3 năm gần đây, người dân ở 2 bản vùng biên này đã cung ứng mỗi năm từ 400-600 tấn nghệ củ, thu về mỗi năm trên 2 tỉ đồng, nhiều gia đình thu về 50-80 triệu đồng.

Người đi đầu bản về trồng chanh leo và cây nghệ, là ông Vừ Tồng Long, nguyên Trưởng bản Huồi Sơn. Năm ngoái, ông thu hoạch nghệ bán cho Tổng đội, thu về 80 triệu đồng. “Ta thấy trồng nghệ rất hiệu quả, không tốn phân bón, chỉ tốn công làm cỏ, đầu ra lại tốt và rất tin tưởng”, ông Long nói.

Anh Vừ Giống Hùa (bản Huồi Sơn), là một trong số 19 hộ gia đình được nhận hỗ trợ từ Tổng đội TNXP, mỗi hộ 30 triệu đồng để tách hộ, giãn dân ra dựng nhà sinh sống riêng. Khu vườn nằm bên quả đồi vốn bỏ hoang, nay cây nghệ đã phủ xanh mướt. Anh Hùa cho biết, ban đầu, khi mới ra riêng, anh trồng chanh leo, hai năm qua, anh chuyển sang trồng nghệ vì cây nghệ cho thu nhập tốt hơn nhiều.

Củ nghệ ở Tam Hợp được kiểm nghiệm có chất curcumin (chống viêm và chống oxy hóa) cao hơn so với nghệ trồng ở các nơi khác. Tuy nhiên, anh Vương Trung Úy, Tổng đội trưởng, cho biết, do mới ra thị trường, đang phải cạnh tranh với sản phẩm nghệ của các cơ sở khác trong tỉnh nên giá bán chưa tương xứng với giá trị của nó. 

“Giá nghệ thu mua của chúng tôi đang cao hơn giá thị trường, nhưng hiện chúng tôi vẫn phải tìm mọi cách đưa giá trị các sản phẩm nghệ tăng lên, từ đó mới nâng giá thu mua nghệ cho dân”, anh Úy nói.

Không chỉ cây nghệ, nghề chăn nuôi gà đen, vịt bầu, lợn bản, bò sau khi có Tổng đội đã phát triển rất tốt. Đầu ra đều được tổng đội bao tiêu. “Chúng tôi tìm thị trường ở các nhà hàng lớn ở các thị xã, TP.Vinh để tiêu thụ sản phẩm cho dân. Nhờ chất lượng thịt rất tốt, ngon nên giá bán rất tốt và đầu ra rất rộng”, anh Úy cho biết.

Ông Vừ Chư Lồng, Trưởng bản Huồi Sơn, nói trồng nghệ không tốn phân bón, ít phải chăm sóc, thu nhập tốt nên dân rất mừng. “Tổng đội đã giúp bản thay đổi nhiều lắm. Dân ta biết trồng lúa nước 2 vụ, trồng nghệ, biết cách chăn nuôi lợn, gà, bò và phòng dịch bệnh. Dân ta giờ không phải vào rừng săn thú kiếm ăn như trước nữa”, ông Lồng nói.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đông Triều (Quảng Ninh): Phấn đấu trở thành điển hình NTM kiểu mẫu đầu tiên

Đông Triều (Quảng Ninh): Phấn đấu trở thành điển hình NTM kiểu mẫu đầu tiên

Quảng Ninh là 1 trong 6 địa phương đầu tiên trong cả nước hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM). Từ kết quả này, năm 2023, thị xã Đông Triều đặt mục tiêu 100% các xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, phấn đấu trở thành điển hình NTM kiểu mẫu đầu tiên của tỉnh Quảng Ninh và xây dựng thị xã trở thành thành phố trực thuộc tỉnh.
Tin nổi bật trang chủ
Trên 116.000 thí sinh thi vào lớp 10 Hà Nội làm thủ tục dự thi

Trên 116.000 thí sinh thi vào lớp 10 Hà Nội làm thủ tục dự thi

Giáo dục - PV - 6 giờ trước
Sáng 9/6, trên 116.000 lượt thí sinh đăng ký tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập không chuyên và lớp 10 chuyên của Hà Nội, đã có mặt tại các điểm thi để làm thủ tục dự thi.
Bảo đảm an toàn cho dữ liệu cá nhân trên không gian mạng

Bảo đảm an toàn cho dữ liệu cá nhân trên không gian mạng

Pháp luật - Trương Vui - 6 giờ trước
Thông tin cá nhân là loại thông tin giá trị nhất, là tài sản của cá nhân và tổ chức, vì vậy, đây được coi là “mỏ vàng”, là mục tiêu săn tìm của tội phạm mạng. Thời gian qua, việc lộ lọt dữ liệu cá nhân đã ảnh hưởng không nhỏ đến quyền riêng tư, là cơ sở để vấn nạn mua bán thông tin cá nhân, lừa đảo công nghệ cao diễn ra tràn lan và ngày càng nhức nhối.
Đông Triều (Quảng Ninh): Phấn đấu trở thành điển hình NTM kiểu mẫu đầu tiên

Đông Triều (Quảng Ninh): Phấn đấu trở thành điển hình NTM kiểu mẫu đầu tiên

Kinh tế - Mỹ Dung - 7 giờ trước
Quảng Ninh là 1 trong 6 địa phương đầu tiên trong cả nước hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM). Từ kết quả này, năm 2023, thị xã Đông Triều đặt mục tiêu 100% các xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, phấn đấu trở thành điển hình NTM kiểu mẫu đầu tiên của tỉnh Quảng Ninh và xây dựng thị xã trở thành thành phố trực thuộc tỉnh.
Hà Nội rà soát “khai tử” nhiều làng nghề

Hà Nội rà soát “khai tử” nhiều làng nghề

Nghề nghiệp - Việc làm - Trương Vui - 7 giờ trước
Theo báo cáo công tác bảo vệ môi trường năm 2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, TP. Hà Nội, hiện có khoảng 139 làng nghề đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, gần 100 làng nghề đang trong tình trạng ô nhiễm; khoảng 36% hộ sản xuất trong làng nghề không có công trình xử lý chất thải, hàm lượng các chất ô nhiễm trong nguồn nước thải tại nhiều làng nghề vượt giới hạn nhiều lần. Để giải quyết vấn đề này, TP. Hà Nội đã đưa ra danh mục về các làng nghề mai một cần rà soát, đề xuất đưa ra khỏi “Danh sách công nhận danh hiệu làng nghề, làng nghề truyền thống” của UBND Thành phố.
Nghệ An trước vấn nạn thiếu điện, thiếu nước và nguy cơ cháy rừng ở cấp độ cao

Nghệ An trước vấn nạn thiếu điện, thiếu nước và nguy cơ cháy rừng ở cấp độ cao

Xã hội - An Yên - 7 giờ trước
Nắng nóng gay gắt ngay từ đầu mùa đã đặt toàn tỉnh Nghệ An trước nguy cơ cháy rừng, thiếu hụt nguồn nước dự trữ tại các hồ chứa phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp. Một loạt các biện pháp đối phó với những khó khăn trên đang được tỉnh Nghệ An triển khai quyết liệt.
Ấn tượng cuộc thi Hướng dẫn viên du lịch giỏi tỉnh Sơn La năm 2023

Ấn tượng cuộc thi Hướng dẫn viên du lịch giỏi tỉnh Sơn La năm 2023

Cuộc thi Hướng dẫn viên du lịch giỏi tỉnh Sơn La năm 2023 là 1 trong 10 hoạt động được tổ chức tại Ngày hội Du lịch văn hóa Sơn La “Điểm đến thiên khu vực hàng đầu thế giới năm 2023”. Cuộc thi thu hút sự tham gia của 27 thí sinh đến từ các địa phương, cơ quan, đơn vị trên địa bàn toàn tỉnh với các tiết mục đặc sắc, hấp dẫn, kỹ năng hướng dẫn du lịch chuyên nghiệp, lôi cuốn người xem.
Ý nghĩa của đánh trống đất trong Nghi lễ cầu mưa của người Co

Ý nghĩa của đánh trống đất trong Nghi lễ cầu mưa của người Co

Sắc màu 54 - Sơn Gia Phúc - 7 giờ trước
Từ xa xưa, người Co có nhiều phong tục, tập quán dân gian thông qua các lễ hội cộng đồng. Một hoạt động dân gian lưu truyền qua nhiều thế hệ của người Co là làm trống đất để thực hiện trong Nghi lễ cầu mưa, thể hiện khát vọng chinh phục thiên nhiên, mong ước cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, cuộc sống của người dân được an lành, yên vui, ấm no, hạnh phúc. Mỗi chiếc trống đất mang ý nghĩa đại diện cho một vị thần
Nét đẹp kiến trúc nhà trình tường của người Dao tiền

Nét đẹp kiến trúc nhà trình tường của người Dao tiền

Sắc màu 54 - Phương Anh - 7 giờ trước
Miền non nước Cao Bằng vẫn luôn ẩn chứa bao điều thú vị, bất ngờ. Mảnh đất với núi non hùng vĩ, cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng, hữu tình, nơi có những món ăn ngon và con người thân thiện, mến khách… Sự độc đáo, đậm đà bản sắc văn hóa còn được bộc lộ qua kiến trúc những ngôi nhà trình tường của đồng bào Dao tiền xã Thành Công, huyện Nguyên Bình, Cao Bằng.
Bắc Giang: Hội thi các Tổ, mô hình truyền thông cộng đồng thay đổi

Bắc Giang: Hội thi các Tổ, mô hình truyền thông cộng đồng thay đổi "nếp nghĩ, cách làm"

Tin tức - Vân Khánh - 15 giờ trước
Nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt của các Tổ truyền thông cộng đồng và Chi hội Phụ nữ từng bước thay đổi nếp nghĩ, cách làm của phụ nữ DTTS, Hội Liên hiệp Phụ nữ (HLHPN) huyện Sơn Động (Bắc Giang) vừa tổ chức Hội thi các Tổ, mô hình truyền thông cộng đồng thay đổi "nếp nghĩ, cách làm" năm 2023.
Tinh hoa vùng Tây Bắc trên miền Cao nguyên trắng Bắc Hà

Tinh hoa vùng Tây Bắc trên miền Cao nguyên trắng Bắc Hà

Sản phẩm - Thị trường - Tráng Xuân Cường - 23:59, 08/06/2023
Miền Cao nguyên trắng Bắc Hà không chỉ được biết đến với phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, hùng vĩ, nên thơ, mà còn được biết đến với nền văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc nguyên sơ, độc đáo, đặc sắc, nổi bật với văn hóa ẩm thực vô cùng phong phú và đa dạng, các nông sản đặc trưng, đặc hữu, các sản phẩm OCOP là những món quà lưu niệm ý nghĩa. Những tinh hoa đó đã được tập hợp, tái hiện trong Tuần lễ quảng bá thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng DTTS và miền núi, nhân Festival Cao nguyên trắng Bắc Hà mùa Hè 2023.
Tổng cục Hải quan: Xuất nhập khẩu ước đạt hơn 262 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm 2023

Tổng cục Hải quan: Xuất nhập khẩu ước đạt hơn 262 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm 2023

Tin tức - Vân Khánh - 23:50, 08/06/2023
Theo thông tin từ Tổng cục Hải quan, 5 tháng đầu năm 2023, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu ước đạt hơn 262 tỷ USD, giảm 14,7% so với cùng kỳ năm ngoái.