Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Lạ lùng giống lúa của đồng bào dân tộc M'nông ở tỉnh Đắk Lắk, phải cúng thần linh trước khi tuốt bằng tay

PV - 20:41, 03/12/2021

Vào những ngày cuối tháng 11 này, hạt lúa trên những quả đồi ở xã Krông Nô (huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk) đã to tròn, chắc nịch, vàng ươm. Nhưng kỳ lạ là đồng bào dân tộc M’nông nơi đây không dùng liềm hay máy để gặt lúa mà phải tuốt bằng đôi tay trần. Và trước khi thu hoạch lúa phải cúng thần linh.

Đối với người M’nông (huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk), cây lúa rẫy ngoài việc mang lại lương thực duy trì cuộc sống cho họ thì còn mang tín ngưỡng, bản sắc văn hóa riêng. Ảnh: Khánh Huyền
Đối với người M’nông (huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk), cây lúa rẫy ngoài việc mang lại lương thực duy trì cuộc sống cho họ thì còn mang tín ngưỡng, bản sắc văn hóa riêng. Ảnh: Khánh Huyền

Đối với đồng bào dân tộc M’nông, hạt lúa rẫy có giá trị tinh thần rất lớn. Nhiều người cao tuổi ở huyện Lắk kể lại, truyền thống trồng lúa rẫy của người M’nông đã có từ rất lâu đời.

Hàng ngàn năm vẫn duy trì giống lúa rẫy

Mặc dù đời sống hiện đại, phương thức canh tác hiện đại trong đó có trồng lúa, nhưng đồng bào dân tộc M'nông ở xã K rông Nô, huyện Lắk (tỉnh Đắk Lắk".

Cây lúa rẫy ngoài việc mang lại lương thực duy trì cuộc sống cho người M'nông thì còn mang ý nghĩa tín ngưỡng, bản sắc văn hóa riêng. Do đó vào thời điểm lúa chín, bà con người M’nông phải tuốt lúa về giã ra cúng các vị thần linh trước rồi mới được thu hoạch.

Vì quãng đường vào rẫy rất xa, nên vào mỗi vụ, bà con người M’nông lại chuẩn bị đồ ăn, nước uống và dụng cụ sẵn sàng cho một ngày thu hoạch lúa.

Anh Y Than Ndu (buôn Trang Yúk, xã Krông Nô) cho biết, nhà anh cách rẫy lúa tầm 10 km nên phải dùng xe máy cày để tới tuốt lúa, chở về. Từ tờ mờ sáng, anh đã cùng bà con họ hàng xếp những bao đựng lúa, thức ăn nấu sẵn vào gùi để lên rẫy tuốt lúa.

Vào những ngày cuối tháng 11 này, hạt lúa rẫy ở đồi tiểu khu 1427 (xã Krông Nô) to tròn, chắc nịch, vàng ươm. Những cây lúa cao khoảng 1m, được người dân dùng tay để tuốt.

Từng hạt lúa rẫy to, tròn được chị H’Lý Tryék (buôn Trang Yúk, xã Krông Nô, huyện Lắk) hái đầy ắp gùi rồi đổ vào bao. Ảnh: Khánh Huyền
Từng hạt lúa rẫy to, tròn được chị H’Lý Tryék (buôn Trang Yúk, xã Krông Nô, huyện Lắk) hái đầy ắp gùi rồi đổ vào bao. Ảnh: Khánh Huyền

“Đây là tín ngưỡng, văn hoá của đồng bào dân tộc M'nông chúng tôi. Nhờ các vị thần linh phù hộ mới có lúa rẫy, nên nếu chúng tôi dùng liềm hay máy cắt sẽ làm đau họ, mùa sau sẽ không có thu hoạch. Hơn nữa, tuốt bằng tay sẽ tách được hạt thóc ra không phải tốn tiền hay mất thời gian thuê máy tuốt lúa”, anh Y Than chia sẻ.

Thứ cháo bầu đặc sắc nấu từ gạo lúa rẫy

Gia đình chị H’Lý Tryék (buôn Trang Yúk, xã Krông Nô) cũng đang rộn ràng tuốt những hạt lúa rẫy vàng ươm. Theo chị H’Lý, lúc còn nhỏ chị thường theo cha mẹ lên rẫy nên tuốt lúa bằng tay trần. Ban đầu hai bàn tay cũng đau nhức, thậm chí đầy vết xước, song làm mãi thành quen.

Anh Y Than Ndu (buôn Trang Yúk, xã Krông Nô) cùng người thân trong gia đình hái lúa rẫy. Ảnh: Khánh Huyền
Anh Y Than Ndu (buôn Trang Yúk, xã Krông Nô) cùng người thân trong gia đình hái lúa rẫy. Ảnh: Khánh Huyền

Trong cuộc sống hằng ngày của bà con M’nông, lúa rẫy là nguồn lương thực không thể thiếu. Ngoài nấu cơm, bà con M’nông còn nấu cháo bầu từ gạo rẫy.

Gạo lúa rẫy nấu qua đêm sau đó bỏ vào trong vỏ bầu khô ủ, sáng sớm lên rẫy chỉ cần đổ nước vào phơi nắng đến trưa ăn sẽ có vị chua chua, thơm mùi gạo. Đặc biệt lúa rẫy còn được dùng để làm rượu. Rượu nấu từ gạo rẫy sẽ có vị cay nồng, thơm hơn các loại rượu khác.

Đối với người M’nông tại huyện Lắk, lúa rẫy được trồng để giữ gìn truyền thống văn hoá của đồng bào. Ảnh: Khánh Huyền
Đối với người M’nông tại huyện Lắk, lúa rẫy được trồng để giữ gìn truyền thống văn hoá của đồng bào. Ảnh: Khánh Huyền

Đối với người M’nông xã Krông Nô, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk dù trải qua nhiều thế hệ, lúa rẫy vẫn gắn bó không thể thiếu trong bữa ăn, tín ngưỡng.

Những năm gần đây, do chuyển đổi diện tích trồng cà phê, tiêu... và các loại cây lâm nghiệp nên diện tích trồng lúa rẫy dần bị thu hẹp. Tuy nhiên, tận dụng đất ở những đồi trọc hay vùng mới trồng cây lâm nghiệp từ 1 - 2 năm tuổi, người M’nông nơi đây vẫn trỉa hạt để giữ gìn truyền thống văn hóa lúa rẫy của đồng bào mình.

Khác với lúa nước, lúa rẫy có thời gian sinh trưởng và phát triển lâu hơn. Từ khi trỉa hạt đến lúc thu hoạch khoảng hơn 6 tháng. Khoảng tháng 5, người M’nông mang gùi lên rẫy trỉa lúa. Những chiếc gậy được vót nhọn là dụng cụ dùng để chọc lỗ trỉa giống. Lúa rẫy phát triển hầu như dựa vào các điều kiện tự nhiên, bà con không hề sử dụng thuốc hóa học trong quá trình chăm sóc.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Kỹ thuật trồng khoai môn hiệu quả

Kỹ thuật trồng khoai môn hiệu quả

Cây khoai môn là cây dễ trồng, tốn ít công chăm sóc nhưng lại mang lại giá trị kinh tế cao. Việc mở rộng diện tích trồng cây khoai môn góp phần xóa đói giảm nghèo cho một số bà con vùng khó khăn. Để trồng khoai môn cho năng suất, chất lượng tốt đem lại lợi nhuận lớn, mời bà con tham khảo mô hình kỹ thuật trồng cây khoai môn sau đây.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng: Xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia xứng tầm truyền thống văn hóa – lịch sử và sự phát triển của đất nước

Thủ tướng: Xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia xứng tầm truyền thống văn hóa – lịch sử và sự phát triển của đất nước

Sáng 19/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã kiểm tra tiến độ xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia tại huyện Đông Anh, TP. Hà Nội và có cuộc làm việc về chuẩn bị tổ chức tại đây Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh.
Lào Cai tiếp tục triển khai, quán triệt thực hiện nghiêm túc, đầy đủ nội dung Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị

Lào Cai tiếp tục triển khai, quán triệt thực hiện nghiêm túc, đầy đủ nội dung Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị

Trang địa phương - Trọng Bảo - 1 giờ trước
Sáng 19/5, Tỉnh ủy Lào Cai đã tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị, về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và Kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).
Rào cản thoát nghèo do tình trạng chồng lấn địa giới hành chính: Cái nghèo đu bám (Bài 1)

Rào cản thoát nghèo do tình trạng chồng lấn địa giới hành chính: Cái nghèo đu bám (Bài 1)

Xã hội - Huy Trường-Thanh Huyền - 1 giờ trước
Dưới cái nắng tháng 5, chúng tôi trở lại vùng chồng lấn địa giới hành chính (ĐGHC) xã Trà Vinh (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) và xã Đăk Nên (huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum). Hàng chục năm nay, người dân nơi đây bị cái nghèo đu bám do việc chồng lấn địa giới hành chính chưa được giải quyết.
Thanh Hóa: Nhiều hộ nuôi tôm trái phép tại khu vực ven biển

Thanh Hóa: Nhiều hộ nuôi tôm trái phép tại khu vực ven biển

Media - Quỳnh Trâm - CTV - 1 giờ trước
Theo thống kê của thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa, trên địa bàn hiện có khoảng 60 trường hợp nuôi tôm tự phát, trái phép trên đất nông nghiệp, đất dự án. Dù chính quyền địa phương đã có những giải pháp xử lý vi phạm, thế nhưng đến nay vẫn chưa giải quyết dứt điểm tình trạng này, gây ra nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến môi trường trên địa bàn, hiện UBND thị xã Nghi Sơn đang triển khai các giải pháp để giải quyết dứt điểm, tình trạng này.
Người có uy tín phát huy vai trò trên nhiều lĩnh vực

Người có uy tín phát huy vai trò trên nhiều lĩnh vực

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 1 giờ trước
Trong những năm qua, được sự quan tâm hỗ trợ về vật chất, động viên tinh thần, bồi dưỡng kiến thức của các địa phương, đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS đã và đang phát huy mạnh mẽ vai trò trên nhiều lĩnh vực.
Bình Định: Lãnh đạo tỉnh dâng hoa tại Tượng đài Nguyễn Sinh Sắc - Nguyễn Tất Thành

Bình Định: Lãnh đạo tỉnh dâng hoa tại Tượng đài Nguyễn Sinh Sắc - Nguyễn Tất Thành

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), sáng 19/5, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Định tổ chức Lễ dâng hoa tại Tượng đài Nguyễn Sinh Sắc - Nguyễn Tất Thành.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Trình Quốc hội xem xét Dự án đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku

Trình Quốc hội xem xét Dự án đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku

Thời sự - Hoàng Quý - 1 giờ trước
Ngày 19/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV họp phiên toàn thể tại hội trường, để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku.
Trình Quốc hội xem xét điều chỉnh Dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Trình Quốc hội xem xét điều chỉnh Dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Thời sự - Hoàng Quý - 1 giờ trước
Ngày 19/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV họp phiên toàn thể tại hội trường để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1.
Di sản văn hóa ở làng Chăm Bỉnh Nghĩa

Di sản văn hóa ở làng Chăm Bỉnh Nghĩa

Sắc màu 54 - Thái Sơn Ngọc - 1 giờ trước
Những ngày cuối tháng 4, đầu tháng 5 dương lịch, các làng Chăm trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận rộn ràng tổ chức đón mừng năm mới Chăm lịch 2025. Riêng làng Chăm Bỉnh Nghĩa tổ chức đón mừng năm mới với chuỗi hoạt động nghi lễ độc đáo, mang đậm sắc thái tâm linh cầu mong quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, gia đình hạnh phúc. Nghi lễ đầu năm của người Chăm làng Bỉnh Nghĩa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2021.
Khắc ghi lời Bác dạy, thanh niên các DTTS nỗ lực dựng xây tương lai

Khắc ghi lời Bác dạy, thanh niên các DTTS nỗ lực dựng xây tương lai

Sự kiện - Bình luận - Hồng Phúc - 6 giờ trước
Những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là kim chỉ nam, là nguồn cảm hứng bất tận cho thế hệ trẻ hôm nay, đặc biệt là thanh niên các dân tộc thiểu số (DTTS). Được sinh ra và lớn lên trong hòa bình, mang trong mình niềm tự hào dân tộc và lý tưởng cống hiến, nhiều bạn trẻ đã không ngừng học tập, rèn luyện để viết tiếp khát vọng mà Bác Hồ từng gửi gắm: "Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang... chính là nhờ công học tập của các cháu".
Thủ tướng phát lệnh khởi công cầu Tứ Liên (Hà Nội)

Thủ tướng phát lệnh khởi công cầu Tứ Liên (Hà Nội)

Thời sự - PV - 6 giờ trước
Sáng 19/5, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khởi công dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu (từ nút giao với đường Nghi Tàm đến nút giao với đường Trường Sa) với tổng mức đầu tư gần 20.000 tỷ đồng.