Analytic
Thứ Tư, ngày 09 tháng 04 năm 2025, 02:16:11

Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV: Ưu tiên đầu tư các tuyến đường quốc lộ đi qua địa bàn miền núi khó khăn

Hoàng Quý - 19:50, 06/06/2022

Chiều 6/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, Quốc hội thảo luận ở Hội trường về tổng kết, đánh giá tổng thể tình hình thực hiện Nghị quyết số 66/2013/QH13 và kế hoạch triển khai Dự án Đường Hồ Chí Minh giai đoạn tiếp theo.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương điều hành phiên thảo luận
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương điều hành phiên thảo luận

Điều hành phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho biết, sáng ngày 24/5, Quốc hội đã nghe Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình; Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy trình bày Báo cáo thẩm tra Tờ trình của Chính phủ về tổng kết, đánh giá tổng thể tình hình thực hiện Nghị quyết số 66/2013/QH13 và kế hoạch triển khai Dự án Đường Hồ Chí Minh giai đoạn tiếp theo.

Tại phiên thảo luận này, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị các đại biểu tiếp tục tập trung thảo luận các nội dung trọng tâm đã nêu trong báo cáo cũng như các vấn đề các cần quan tâm.

Thảo luận tại Hội trường, các đại biểu Quốc hội đánh giá cơ bản đồng tình với Tờ trình Chính phủ về tổng kết, đánh giá tổng thể việc thực hiện Nghị quyết 66 của Quốc hội và đánh giá cao sự nỗ lực, cố gắng của Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải, các bộ, ngành có liên quan và các địa phương có dự án đi qua trong việc thực hiện Dự án Đường Hồ Chí Minh theo Nghị quyết của Quốc hội.

Một số ý kiến cho rằng, Chính phủ cần giải trình rõ về nguồn lực bố trí đầu tư, thời hạn bố trí vốn để dự án này để không lỡ nhịp lần nữa và có kế hoạch bố trí vốn đầu tư duy tu, sửa chữa, nâng cấp một số đoạn đường của Đường Hồ Chí Minh đi chung với một số quốc lộ khác; Bộ Giao thông vận tải báo cáo cụ thể việc triển khai hệ thống đường ngang trong thời gian vừa qua để kết nối tuyến Đường Hồ Chí Minh, qua đó góp phần phát huy vị trí, vai trò quan trọng của tuyến đường này…

Đại biểu Bế Minh Đức - Đoàn ĐBQH tỉnh Cao Bằng
Đại biểu Bế Minh Đức - Đoàn ĐBQH tỉnh Cao Bằng

Đại biểu Bế Minh Đức (Cao Bằng): Làm rõ khó khăn, hạn chế, vướng mắc, nguyên nhân trong việc chậm hoàn thành nối thông tuyến đường Hồ Chí Minh

Theo đại biểu, Dự án Đường Hồ Chí Minh là dự án quan trọng quốc gia, có ý nghĩa to lớn về kinh tế - xã hội và quốc phòng, an ninh. Đường Hồ Chí Minh là con đường mang ý nghĩa lịch sử cách mạng. Việc Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư triển khai Nghị quyết số 66/2013/QH13 đã nhận được sự đồng thuận của cử tri cũng như các cấp ủy Đảng, chính quyền các địa phương mà con đường đi qua, đặc biệt là vùng đồng bào DTTS. Có thể nói, Đường Hồ Chí Minh đã góp phần phát triển về hạ tầng giao thông đồng bộ, kết nối các tỉnh miền núi phía Bắc, miền Trung, Tây Nguyên và vùng đồng bằng Nam bộ với các khu vực cả nước. Qua đó thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, thông thương hàng hóa… những nơi mà dự án đi qua, nhất là các khu vực vùng sâu, vùng xa, khu vực đặc biệt khó khăn.

Đại biểu cho rằng, Chính phủ cần làm rõ hơn những khó khăn, vướng mắc, hạn chế nguyên nhân thời gian qua, đặc biệt là nguyên nhân chủ quan trong việc chậm hoàn thành nối thông tuyến Đường Hồ Chí Minh; tiếp tục nghiên cứu đầu tư, nâng cấp tuyến đường trong giai đoạn tiếp theo để bảo đảm phù hợp với quy hoạch, cân nhắc thời hạn hoàn thành các dự án cao tốc phù hợp với quy hoạch và nguồn lực hiện nay, bảo đảm tính khả thi.

Đại biểu Âu Thị Mai - Đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang
Đại biểu Âu Thị Mai - Đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang

Đại biểu Âu Thị Mai (Tuyên Quang): Đề nghị Chính phủ đánh giá kỹ hơn những khó khăn, vướng mắc, nguyên nhân khách quan, chủ quan dẫn đến việc chậm trễ

Đại biểu Âu Thị Mai khẳng định, Dự án Đường Hồ Chí Minh được triển khai thực hiện đã phát huy được hiệu quả của tuyến đường. Tuy nhiên, theo đại biểu, đến nay Dự án còn một phần nhỏ chưa hoàn thành, nhưng lại nằm ở vùng đặc biệt khó khăn, vùng có đồng bào DTTS sinh sống. Theo Nghị quyết số 66 của Quốc hội khóa XIII, đến năm 2020 hoàn thành nối thông tuyến toàn tuyến Đường Hồ Chí Minh. Theo đại biểu Âu Thị Mai, điểm đầu tại Pác Bó Cao Bằng, điểm cuối tại đất Mũi Cà Mau quy mô tối thiểu 2 làn xe với chiều dài khoảng 2.744 km nhưng đến năm 2021 mới hoàn thành 86,1%. Theo báo cáo của Bộ Giao thông Vận tải, chưa thông toàn tuyến hiện còn 3 dự án thành phần với 171 km, trong đó là đoạn Chợ Chu - Ngã ba Trung Sơn, đoạn Rạch Sỏi - Bến Nhất - Gò Quao - Vĩnh Thuận.

Do đó, đại biểu Âu Thị Mai đề nghị Chính phủ đánh giá kỹ hơn những khó khăn, vướng mắc, nguyên nhân khách quan, chủ quan dẫn đến việc chậm trễ này; đồng thời đại biểu kiến nghị Quốc hội, Chính phủ quan tâm sớm triển khai thực hiện dự án, đáp ứng lòng mong mỏi của Nhân dân.

Đại biểu Hồ Thị Kim Ngân - Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Kạn
Đại biểu Hồ Thị Kim Ngân - Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Kạn

Đại biểu Hồ Thị Kim Ngân (Bắc Kạn): Quan tâm dành nguồn lực đầu tư các tuyến đường quốc lộ đi qua địa bàn miền núi khó khăn

Đại biểu Hồ Thị Kim Ngân đề nghị Quốc hội, Chính phủ quan tâm dành nguồn lực đầu tư công trung hạn; xây dựng, mở rộng các tuyến đường quốc lộ đi qua địa bàn miền núi khó khăn, các tuyến đường ngang nối với Đường Hồ Chí Minh. Việc làm này nhằm hình thành chiều chuỗi du lịch có ý nghĩa giáo dục truyền thống cách mạng là các cụm di tích lịch sử, khu văn hóa, danh lam thắng cảnh. Từ đó phát huy hiệu quả tuyến đường, chấm dứt đầu tư xây dựng đoạn, tuyến tránh trung tâm thành phố và thị trấn, trong đó có tuyến thường xuyên xảy ra ách tắc giao thông.

Quang cảnh phiên thảo luận
Quang cảnh phiên thảo luận

Phát biểu kết luận phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho biết, Quốc hội thống nhất đưa vào Nghị quyết chung của kỳ họp về chủ trương tiếp tục đầu tư các đoạn, tuyến còn lại của Đường Hồ Chí Minh giai đoạn đến năm 2025:

Sẽ tiếp tục đầu tư hoàn thành các đoạn đang triển khai và cân đối, bố trí nguồn lực để đầu tư hoàn thành hai dự án thành phần đoạn Chợ Chu - Ngã ba Trung Sơn, đoạn Rạch Sỏi - Bến Nhất - Gò Quao - Vĩnh Thuận để đến năm 2025 cơ bản nối thông Đường Hồ Chí Minh trên cơ sở tận dụng Quốc lộ 32, Quốc lộ 21.

Tập trung nguồn lực hoàn thành khoảng 287 km thuộc dự án đường cao tốc Bắc Nam phía Đông đi trùng với Đường Hồ Chí Minh đã được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 52/2017/QH14, Nghị quyết 44/2022/QH15. Đối với đoạn Cổ Tiết - Chợ Bến, thực hiện chuẩn bị đầu tư ngay trong năm 2022 và 2023 theo quy mô cao tốc làm cơ sở để huy động nguồn vốn sớm đầu tư khi cân đối đủ nguồn lực. Yêu cầu Chú ý công tác bảo dưỡng, chống xuống cấp một số đoạn, tháo gỡ các vướng mắc đang tồn tại của các dự án, các tuyến đã đầu tư khu vực Tây Nguyên, nhất là di dời các trạm thu phí, giải quyết về đền bù, quyết toán chống lấn chiếm hành lang.

Tin nổi bật trang chủ
Vang tiếng đàn T’rưng trên thao trường

Vang tiếng đàn T’rưng trên thao trường

Media - Ngọc Thu - 23:15, 08/04/2025
Thời điểm này, các chiến sĩ mới tại Tiểu đoàn bộ binh 50 (Trung đoàn bộ binh 991, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Gia Lai) đang miệt mài huấn luyện trên thao trường, bãi tập với những vũ khí, khí tài, trang bị, kèm theo điều kiện thời tiết khắc nghiệt, gian khổ. Trong hoàn cảnh ấy, tiếng đàn T’rưng vang lên hòa cùng cái nắng, cái gió của mùa khô Tây nguyên như "liều thuốc bổ" động viên, nâng cao ý chí tinh thần của các chiến sĩ quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ.
Linh thiêng hai tiếng đồng bào

Linh thiêng hai tiếng đồng bào

Media - BDT - 23:09, 08/04/2025
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 8/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Linh thiêng hai tiếng đồng bào. Tây Côn Lĩnh hoang sơ, đẹp như trong cổ tích. Hiến đất chung tay xây dựng nông thôn mới.
Bình yên xứ Đạo

Bình yên xứ Đạo

Dân tộc - Tôn giáo - An Yên - 23:00, 08/04/2025
Một cảm nhận khi trở về nhiều giáo xứ, giáo họ ở Nghệ An là sự an yên. Không phải là những hiện hữu trên mỗi nếp nhà khang trang, trên những trục đường rực rỡ cờ hoa và cây xanh… mà đến từ tâm hồn, từ suy nghĩ và hơn hết là từ những hành động, việc làm của chính những giáo dân nơi vùng đất ấy.
Những “đầu tàu” ở bản Dộ - Tà Vờng

Những “đầu tàu” ở bản Dộ - Tà Vờng

Gương sáng - Việt Hòa - 22:56, 08/04/2025
Đến bản Dộ - Tà Vờng hôm nay, hệ thống đường điện đang được đầu tư, các điểm trường học và nhà cửa của đồng bào Chứt ngày một khang trang, sạch đẹp. Những đổi thay đó có đóng góp của những Người có uy tín trong đồng bào Chứt ở bản Dộ - Tà Vờng.
Huyện Krông Ana (Đắk Lắk): Hàng trăm hộ đồng bào DTTS nghèo được cấp bồn chứa nước sinh hoạt phân tán

Huyện Krông Ana (Đắk Lắk): Hàng trăm hộ đồng bào DTTS nghèo được cấp bồn chứa nước sinh hoạt phân tán

Dân tộc - Tôn giáo - Lê Hường - 22:55, 08/04/2025
Trong hai ngày 8 và 9/4, Phòng Dân tộc và Tôn giáo huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk phối hợp UBND thị trấn Buôn Trấp, các xã Day Sap, Ea Bông, Băng Adrênh, Dur Kmăl tổ chức 296 cấp bồn nước Inox cho các hộ đồng bào DTTS nghèo trên địa bàn.
Ngôi chùa trên đỉnh núi, giữ 4 kỷ lục Việt Nam

Ngôi chùa trên đỉnh núi, giữ 4 kỷ lục Việt Nam

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 5/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Hành trang Văn hóa truyền thống. Ngôi chùa trên đỉnh núi, giữ 4 kỷ lục Việt Nam. Chuỗi hạt cườm và bản sắc văn hóa người Co. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Quảng Nam đón hơn 2,2 triệu lượt khách trong 3 tháng đầu năm

Quảng Nam đón hơn 2,2 triệu lượt khách trong 3 tháng đầu năm

Du lịch - T.Nhân - H.Trường - 22:54, 08/04/2025
Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Quảng Nam cho biết, lượt khách tham quan, lưu trú du lịch 3 tháng đầu năm trên địa bàn tỉnh ước đạt 2,23 triệu lượt
Bạc Liêu: Đời sống đồng bào Khmer ngày càng khởi sắc từ Chương trình MTQG 1719

Bạc Liêu: Đời sống đồng bào Khmer ngày càng khởi sắc từ Chương trình MTQG 1719

Dân tộc - Tôn giáo - Thanh Phong - 22:53, 08/04/2025
Những năm qua, từ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước thông qua các chương trình, chính sách dân tộc đời sống kinh tế-xã hội của đồng bào Khmer ở Bạc Liêu ngày càng phát triển toàn diện. Diện mạo ở các vùng có đông đồng bào Khmer sinh sống ngày càng đổi thay, bà con yên tâm lao động, sản xuất, phát triển kinh tế gia đình, xây dựng đời sống văn hóa.
Tổ chức Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2025 vui tươi, lành mạnh, đoàn kết, an toàn và tiết kiệm

Tổ chức Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2025 vui tươi, lành mạnh, đoàn kết, an toàn và tiết kiệm

Dân tộc - Tôn giáo - Thanh Phong - 22:52, 08/04/2025
Để đồng bào dân tộc Khmer đón mừng Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2025 với tinh thần vui tươi, lành mạnh, đoàn kết, an toàn và tiết kiệm, các địa phương khu vực đồng bằng sông Cửu Long, nơi có đông đồng bào Khmer sinh sống đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực. Tạo điều kiện cho bà con nơi đây đón tết cổ truyền trong không khí vui tươi, lành mạnh và an toàn.
Lạng Sơn: Từ ngày 8/4 triển khai đại trà mô hình dạy học 5 ngày/tuần tại các cơ sở giáo dục THCS và THPT

Lạng Sơn: Từ ngày 8/4 triển khai đại trà mô hình dạy học 5 ngày/tuần tại các cơ sở giáo dục THCS và THPT

Giáo dục - Minh Anh - 22:49, 08/04/2025
Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lạng Sơn vừa ban hành Công văn số 1070/SGDĐT-GDTrH ngày 4/4/2025 hướng dẫn triển khai đại trà mô hình dạy học 5 ngày/tuần đối với các cơ sở giáo dục trung học trên địa bàn tỉnh, bắt đầu áp dụng từ ngày 8/4/2025.
Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung: Có an cư mới lạc nghiệp, có nhà ở mới có cơ hội thoát nghèo

Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung: Có an cư mới lạc nghiệp, có nhà ở mới có cơ hội thoát nghèo

Thời sự - Như Tâm – Tào Đạt - 22:46, 08/04/2025
Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung khẳng định, bà con có an cư mới lạc nghiệp, có nhà ở mới có cơ hội thoát nghèo. Đặc biệt, để thoát nghèo bền vững chắc chắn phải có nơi ăn chốn ở tốt. Do đó, việc xóa nhà tạm, nhà dột nát là một chủ trương rất lớn của Đảng, Nhà nước.