Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Quốc hội cần quan tâm, giải quyết những khó khăn đặc thù ở vùng đồng bào DTTS

Nhóm PV - 15:58, 06/06/2022

Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV đã đi được hơn nửa chặng đường. Đặc biệt, phiên chất vấn tại kỳ họp sắp tới đang được cử tri quan tâm, đón đợi nhất. Nhóm phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển ghi nhận nhiều ý kiến của cử tri vùng đồng bào DTTS và miền núi gửi tới Quốc hội.

Bà Ân Thị Thìn
Bà Ân Thị Thìn

Bà Ân Thị Thìn, dân tộc Sán Dìu, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Ninh: Mong Quốc hội tiếp tục quan tâm đến các chính sách phát triển rừng

Tại các kỳ họp trước,Quốc hội đã quan tâm đến chính sách dân tộc. Tôi mong muốn ở kỳ họp lần này sẽ cụ thể, chi tiết hơn những cơ chế, chính sách riêng, đặc thù phù hợp với từng vùng đồng bào DTTS ở các địa phương để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội hiện nay.

Thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, trong đó có các chính sách hỗ trợ trồng và phát triển rừng; đưa lâm nghiệp tiếp tục có bước phát triển mới. Tuy nhiên để đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững, cá nhân tôi vẫn mong Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm đưa ra những chính sách đột phá trong lĩnh vực này, nhất là việc nhân rộng diện tích rừng tự nhiên, rừng gỗ lớn để bảo vệ nguồn sinh thủy vùng đồng bào DTTS và miền núi, bảo vệ môi trường sinh thái, đáp ứng yêu cầu về chất lượng môi trường sống của Nhân dân trong thời đại hội nhập quốc tế.

Hòa Thượng Đào Như
Hòa Thượng Đào Như

Hòa thượng Đào Như, Ủy viên Hội đồng Trị sự Trung ương, Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo TP. Cần Thơ, Viện trưởng Học viện Phật giáo Nam tông Khmer: Quan tâm hơn đến trẻ em và nông dân DTTS

Kỳ họp này của Quốc hội, Hoà thượng thấy các đại biểu rất quan tâm đến tình hình kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và đặc biệt là chính sách đối với trẻ em và người nông dân. Hoà thượng rất ủng hộ ý kiến của các đại biểu và tin tưởng Chính phủ, Quốc hội sẽ công tâm giải quyết kịp thời ý kiến của cử tri về tình trạng dinh dưỡng trẻ em vùng DTTS vì các em là nguồn nhân lực người DTTS sau này của đất nước, các em có ăn no đủ, chất lượng thì mới phát triển tốt toàn diện về thể chất. Còn về nông dân là đối tượng yếu thế và hầu hết đồng bào DTTS đều làm nông nghiệp, cuộc sống rất khó khăn nên rất cần sự quan tâm nhiều hơn.

Ông Phạm Văn Xuân
Ông Phạm Văn Xuân

Ông Phạm Văn Xuân, 78 tuổi, thương binh hạng 2/4 ở thôn Lúc, xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai: Tăng cường các chính sách hỗ trợ kỹ thuật 

Thời gian qua. Đảng và Nhà nước đã có rất nhiều chủ trương, chính sách đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTD và miền núi; trong đó, có các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp nông thôn. Với những chủ trương, chính sách này kinh tế xã hội trên địa bàn xã Bảo Hà đã có những chuyển biến tích cực, đời sống của đồng bào các dân tộc được đổi thay từng ngày.

Tuy nhiên, với một xã người dân chủ yếu dựa vào phát triển về nông lâm nghiệp thì hiện tại Bảo Hà vẫn chưa phát triển, khai thác hết tiềm năng, thế mạnh sẵn có. Sản xuất nông nghiệp vẫn manh mún, thiếu tính bền vững; chưa có nhiều sản phẩm đặc hữu mang thương hiệu địa phương. Vì vậy, qua kỳ họp Quốc hội cử tri chúng tôi mong muốn Đảng, Nhà nước tiếp tục có các chính sách đầu tư hỗ trợ cho khu vực vùng sâu, vùng xa, đặc biệt là tăng cường các chính sách hỗ trợ khoa học kỹ thuật, cho vay ưu đãi...

Ông Lô Xuân Phúc
Ông Lô Xuân Phúc

Ông Lô Xuân Phúc, già làng bản Tân Lâm, xã Ngọc Lâm, huyện Thanh Chương (Nghệ An): Cần có quyết sách phát triển nông thôn miền núi

Đời sống vật chất, tinh thần của người dân xã tái định cư (TĐC) Thanh Chương (Nghệ An) chúng tôi còn rất nhiều khó khăn. Tỉ lệ hộ nghèo còn cao, nguồn vốn phát triển kinh tế của người dân còn rất thiếu, sinh kế của nhiều hộ dân vẫn chưa bền vững… Vấn đề người dân quan tâm nhất hiện nay là ổn định cuộc sống bằng những sinh kế bền vững ngay trên mảnh đất quê hương.

Tôi mong muốn Quốc hội xem xét đưa ra một số quyết sách phát triển nông thôn, miền núi, trong đó có việc tiếp tục quan tâm xây dựng chính sách hỗ trợ đặc thù cho các xã vùng khó khăn về vốn sản xuất, kinh phí đầu tư mua sắm trang thiết bị, tư liệu sản xuất, hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, học nghề, giải quyết việc làm…

Bên cạnh đó, tôi cũng mong muốn Quốc hội quan tâm đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, ô nhiễm môi trường, mua bán đất sản xuất, khám chữa bệnh, giáo dục đào tạo; an toàn giao thông… Vì vậy, tôi cũng mong Quốc hội sẽ tiếp tục xem xét, sớm có các giải pháp, biện pháp hợp lí, hữu hiệu.

Chị R’Com H’Sonh
Chị R’Com H’Sonh

Chị R’Com H’Sonh, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai: Có chính sách ưu tiên học sinh DTTS

Thời gian qua, tình trạng sốt đất “ảo” đã gây nhiều hệ lụy trong vùng DTTS tại tỉnh Gia Lai. Lợi dụng sự thiếu hiểu biết, hoàn cảnh khó khăn… của một số hộ đồng bào DTTS, một số đối tượng đã có hành vi lừa đảo, chiếm đoạt quyền sử dụng đất của nhiều hộ dân tại tỉnh Gia Lai. Từ đó, khiến nhiều hộ DTTS khó khăn càng lâm vào cảnh nghèo đói, không có đất sản xuất. Bên cạnh đó, chúng tôi còn băn khoăn, lo lắng về chất lượng giáo dục khi học sinh phải học trực tuyến trong một thời gian dài.

Tôi cũng mong muốn trong kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV sẽ có giải pháp về vấn đề quy hoạch đất, tuyên truyền luật đất đai; quan tâm đến mạng lưới y tế xã, thôn; có chính sách ưu tiên cho học sinh DTTS trong kỳ thi sắp tới…

Già làng A Luông
Già làng A Luông

Già làng A Luông, thôn Giang Lố 1, xã Sa Loong, huyện Ngọc Hồi, Kon Tum: Khẩn trương triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng DTTS và miền núi

Những năm qua, đồng bào DTTS tại các xã vùng biên giới đã được các cấp ngành quan tâm hỗ trợ về mọi mặt, đời sống của bà con đã phát triển hơn trước rất nhiều. Tuy nhiên, so với vùng đồng bằng vẫn còn một khoảng cách rất lớn. Nơi tôi sinh sống là vùng biên giới giáp danh với nước bạn Campuchia đời sống bà con còn nhiều khó khăn nên cần nhiều chính sách hỗ trợ của Nhà nước nhất là về đất sản xuất và triển khai những mô hình kinh tế hiệu quả tại địa phương để bà con học tập, phát triển sản xuất.

Bên cạnh đó, tôi mong rằng, qua kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, Đảng và Nhà nước tiếp tục quan tâm nhiều hơn nữa đến đời sống của bà con DTTS tại các xã biên giới; đặc biệt là nhanh chóng thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi để có nhiều chính sách thiết thực dành cho đồng bào.

Ông Kiên Vui
Ông Kiên Vui

Ông Kiên Vui, dân tộc Khmer, cử tri Người có uy tín tổ 6, Ấp Bình An, xã Bình Châu, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu: An sinh xã hội cần được chăm lo hơn nữa

Tôi mong muốn các chính sách dành cho đồng bào DTTS sẽ được triển khai rộng, đều và đầy đủ cho dù là khu vực nào đi nữa. Đặc biệt là những vấn đề về đất đai để bà con sớm có cuộc sống ổn định. Nhiều trường hợp bà con sinh sống, canh tác hàng chục năm nhưng do hiểu biết hạn hẹp, trình độ học vấn thấp nên đến nay vẫn chưa được cấp giấy tờ đất, dẫn tới mất quyền lợi hoặc quyền lợi bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cần sâu sát hơn nữa trong việc chăm lo an sinh xã hội cho đồng bào, nhất là vấn đề tiếp cận các nguồn vốn vay giảm nghèo và phục vụ tăng gia sản xuất.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Giữ vững tâm thế, hình ảnh cán bộ tín dụng chính sách xã hội trong bối cảnh mới

Giữ vững tâm thế, hình ảnh cán bộ tín dụng chính sách xã hội trong bối cảnh mới

Tin tức - Thuỳ Trang - Phan Anh - Phương Linh - 5 phút trước
Đó là phát biểu của Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) Dương Quyết Thắng tại Hội nghị trực tiếp kết hợp với trực tuyến từ Trung ương đến Phòng giao dịch cấp huyện về triển khai nhiệm vụ quý II/2025 của NHCSXH diễn ra vào sáng 04/4.
Tuyên Quang: Ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó

Tuyên Quang: Ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó

Công tác Dân tộc - Thanh Phong - 6 phút trước
Xác định công trình thiết yếu được đầu tư sẽ là động lực giúp người dân vùng khó khăn phát triển kinh tế, xã hội, nhiều năm qua tỉnh Tuyên Quang đã luôn tập trung nguồn lực, ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó. Qua đó, tạo động lực cho vùng khó phát triển, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm.
Mang thanh xuân lên miền biên ải

Mang thanh xuân lên miền biên ải

Xã hội - Thanh Hải - 7 phút trước
Tôi chưa từng trải qua niềm phơi phới của những con người trẻ, mang thanh xuân lên miền biên ải để lập thân lập nghiệp. Nhưng khi gặp gỡ rồi giã biệt về xuôi, trong tôi cũng đã bừng lên khát vọng cống hiến và dấn thân; như những ca từ bay bổng, lãng mạn mà mình đã từng ngân nga: “Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta. Mà hãy hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay”.
Thanh Hóa: Nâng cao hiệu quả đầu tư Chương trình MTQG 1719

Thanh Hóa: Nâng cao hiệu quả đầu tư Chương trình MTQG 1719

Dân tộc - Tôn giáo - Quỳnh Trâm - 16 phút trước
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Thanh Hóa đã đạt được những kết quả tích cực. Tuy nhiên, quá trình triển khai vẫn còn không ít khó khăn, đòi hỏi sự quyết tâm cao từ các cấp chính quyền, ngành chức năng và sự chung tay của người dân để nâng cao hiệu quả đầu tư.
Tuổi 8X thu hơn 4 tỷ đồng mỗi năm từ nghề làm nước mắm gia truyền

Tuổi 8X thu hơn 4 tỷ đồng mỗi năm từ nghề làm nước mắm gia truyền

Nghề nghiệp - Việc làm - T.Nhân - H.Trường - 18 phút trước
Dù đang có công việc tại Đà Nẵng với thu nhập ổn định, tuy nhiên anh Phạm Văn Bình (38 tuổi, ở xã Duy Hải, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam) đã quyết định về quê để phát triển nghề làm nước mắm gia truyền của gia đình. Với doanh thu mỗi năm hơn 4 tỷ đồng, anh không chỉ có thu nhập khá, mà còn giải quyết việc làm cho nhiều lao động ở quê hương.
Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 4/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt. Chùa Dơi Sóc Trăng. Những người con của bản. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Niềm vui trong những ngôi nhà “3 cứng”

Niềm vui trong những ngôi nhà “3 cứng”

Công tác Dân tộc - Phạm Tiến - 20 phút trước
Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025 có lẽ sẽ trở thành cái Tết không thể nào quên đối với nhiều hộ đồng bào DTTS ở tỉnh Quảng Bình. Bởi những ngày cận Tết, hàng loạt ngôi nhà “Đại đoàn kết” đủ tiêu chuẩn “3 cứng” đồng loạt hoàn thành, bàn giao để đồng bào kịp dọn về nhà mới.
Cầu tre, cầu khỉ - Ký ức một thời

Cầu tre, cầu khỉ - Ký ức một thời

Du lịch - Xuân Nhi - 23 phút trước
Những cây cầu thô sơ như cầu tre, cầu khỉ, cầu dừa từng là dấu ấn không thể thiếu trong đời sống của người dân miền Tây Nam Bộ. Qua bao thăng trầm, những cây cầu ấy không chỉ là phương tiện giao thông mà còn trở thành biểu tượng văn hóa, in sâu trong ký ức của nhiều thế hệ.
Kon Tum: 28 năm 6 tháng tù giam cho 4 đối tượng tàng trữ và mua bán trái phép chất ma túy

Kon Tum: 28 năm 6 tháng tù giam cho 4 đối tượng tàng trữ và mua bán trái phép chất ma túy

Pháp luật - Ngọc Chí - 31 phút trước
Sáng 4/4, Tòa án nhân dân huyện Đăk Hà (Kon Tum) tổ chức xét xử sơ thẩm vụ án “Tàng trữ trái phép chất ma túy” và “Mua bán trái phép chất ma túy”, theo quy định tại Điều 249 và Điều 251, Bộ luật Hình sự.
Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025 sẽ có hơn 300 đồng bào, nghệ nhân tham gia

Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025 sẽ có hơn 300 đồng bào, nghệ nhân tham gia

Tin tức - Ngọc Vân - 32 phút trước
Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025 sẽ được tổ chức trong 04 ngày (từ ngày 17 - 20/4/2025) tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội.
Gia Lai tích cực hưởng ứng Ngày toàn dân hiến máu tình nguyện

Gia Lai tích cực hưởng ứng Ngày toàn dân hiến máu tình nguyện

Xã hội - Ngọc Thu - 36 phút trước
Ngày 4/4, tại Tp. Pleiku đã diễn ra Chương trình hiến máu hưởng ứng 25 năm Ngày toàn dân hiến máu tình nguyện 7/4, do Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện tỉnh Gia Lai tổ chức, với chủ đề Hiến máu cứu người - Một nghĩa cử cao đẹp!