Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đổi thay bên con đường huyền thoại

PV - 10:09, 22/05/2019

Những ngày tháng Năm lịch sử này, biết bao chiến sĩ từng chiến đấu và làm nhiệm vụ trên tuyến đường Trường Sơn lại bồi hồi nhớ về thời đạn lửa với bao gian khổ, hy sinh. Mồ hôi, nước mắt, và xương máu của họ và đồng đội đã góp phần làm nên con đường huyền thoại, con đường biểu tượng cho sức mạnh của hậu phương hướng về tiền tuyến trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Ký ức của những người lính công binh

Đã hơn 40 năm, trở về với cuộc sống đời thường, hầu hết những người lính năm xưa đều đã tuổi cao sức yếu. Mỗi người một công việc, một hoàn cảnh, người có cuộc sống an nhàn, người còn vất vả mưu sinh nhưng ai cũng lưu giữ được những kỷ niệm không dễ phôi phai của những năm tháng gian khổ, ác liệt nhưng rất đỗi hào hùng.

Nói về con đường huyền thoại này, ông Ngô Trí Bổng năm nay xấp xỉ tuổi 80 quê xã Diễn Hoa (Diễn Châu, Nghệ An) hiện trú tại khối 10, phường Trung Đô (TP. Vinh) vẫn nhớ như in những kỷ niệm thời quân ngũ, nhất là những ngày tháng phục vụ trên các cung đường Trường Sơn.

Cây mía góp phần thay đổi cuộc sống người dân huyện Tân Kỳ nơi bắt đầu con đường Hồ Chí Minh. Cây mía góp phần thay đổi cuộc sống người dân huyện Tân Kỳ nơi bắt đầu con đường Hồ Chí Minh.

Ông Bổng cho biết: “hơn 20 năm quân ngũ, quãng thời gian gần 5 năm làm nhiệm vụ ở Trường Sơn đã in dấu những kỷ niệm suốt đời không quên. Bởi đó là những ngày tháng tràn đầy nhiệt huyết, sẵn sàng đối mặt với gian khổ, hy sinh”.

Phần lớn thời gian ông Bổng làm nhiệm vụ ở Tây Trường Sơn, tức là trên đất bạn Lào. Nhớ nhất là thời gian làm ở F Phà B, một vị trí được xem là trọng yếu, địch đánh phá suốt ngày đêm, quanh năm các chiến sĩ công binh phải ở dưới hầm trú ẩn. Gian khổ và ác liệt nhưng không một ai nản lòng, tất cả cùng chung quyết tâm giữ vững “mạch máu” quan trọng này.

Địch thường xuyên đánh phá, để đảm bảo an toàn, đơn vị phải thực hiện chiến thuật nghi binh, tức là phải dựng lên những bến phà giả để đánh lừa máy bay địch. Khi thì dùng sợi dây thừng nối hai bờ sông, khi phát cây mở lối mòn xuống bến hay đặt một chiếc xe bị hỏng bên bờ. Nhờ vậy, dù bom đạn rung chuyển trời đất nhưng phà chính vẫn giữ được an toàn, đảm bảo cho những đoàn xe tiến vào mặt trận.

Cũng có mặt trong lực lượng công binh, ông Trần Văn Tuân (75 tuổi)-kỹ sư cầu đường, trú tại khối Bình Phúc, phường Hưng Phúc (TP. Vinh, Nghệ An) lại có nhiều kỷ niệm với Đông Trường Sơn. “Không thể kể hết về sự ác liệt, gian khổ khi làm việc trong cảnh trên bom dưới đạn, rồi đói rét, bệnh tật. Nhưng chúng tôi luôn giữ được niềm tin vào sự toàn thắng, là nguồn động lực giúp giữ vững ý chí, tinh thần”, ông Tuân nói.

Và những đổi thay bên con đường huyền thoại

Con đường Hồ Chí Minh trong chiến tranh là vậy, là biểu tượng sức mạnh của hậu phương với tiền tuyến và hôm nay con đường đã mang đến sự ấm no, hạnh phúc cho hàng triệu con người.

Ông Nguyễn Duy Thủy, nguyên Bí thư Huyện ủy Tân Kỳ-địa phương nơi bắt đầu của đường Hồ Chí Minh vẫn còn nhớ như in những ngày đầu khởi công xây dựng con đường huyền thoại ngày nay. Với trách nhiệm của chính quyền, ông đã trực tiếp ra tận hiện trường, đến nhiều hộ dân để vận động người dân hiến đất mở đường. Với sự đồng thuận của người dân nên chỉ sau thời gian ngắn 38km đường chạy qua huyện được giải phóng mặt bằng bàn giao cho đơn vị thi công. Có đường Tân Kỳ không bị coi là ngõ cụt, cơ hội mở rộng giao thương với các tính phía Bắc và phía Nam được thông suốt.

Từ khi đường mòn Hồ Chí Minh được đầu tư mở rộng, kinh tế-xã hội, đời sống của Nhân dân trên địa bàn có nhiều khởi sắc. Ông Nguyễn Văn Hoa, Phó Chủ tịch UBND huyện Tân Kỳ cho biết: Nhờ sự thuận lợi trong giao thông nên hiện nay Tân Kỳ đã hình thành được 4 cụm công nghiệp vừa và nhỏ cùng với đó là nhiều Nhà máy, xí nghiệp đã được đầu tư xây dựng trên địa bàn.

Bên cạnh đó nhiều mô hình sản xuất nông lâm, ngư nghiệp được hình thành và sản xuất có hiệu quả. Các mô hình nuôi bò sữa ở xã Nghĩa Dũng, Nghĩa Hợp nằm sát bên đường Hồ Chí Minh mỗi năm có giá trị thu nhập hàng chục tỷ đồng. Cùng với đó là các mô hình trồng cây lâm nghiệp ở các xã Nghĩa Bình, Nghĩa Hành, Giai Xuân đã tạo nhiều việc làm góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển... Chỉ tính riêng trong năm 2018 tổng giá trị thu nhập trên địa bàn ước đạt 5.649.493 triệu đồng. Giá trị thu nhập bình quân đầu người đạt 28,8 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 6,48%...

Cùng với phát triển kinh tế, Tân Kỳ cũng đang chú trọng phát triển văn hóa-du lịch thông qua việc phát huy giá trị lịch sử-văn hoá của cột mốc số 0 và đường Hồ Chí Minh. Hiện nay huyện đang tập trung hoàn thành những công đoạn cuối cùng để hoàn thành việc xây dựng khu công viên tượng đài “Hậu phương hướng về tiền tuyến”. Ngoài ý nghĩa tưởng nhớ những năm tháng hào hùng của quân và dân ta trên con đường huyền thoại này, khu công viên còn là nơi phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí cho Nhân dân, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho người lao động, đặc biệt là công nhân ở các nhà máy, khu công nghiệp trong tương lai.

Chiến tranh đã lùi xa nhưng ký ức của những con người tham gia mở đường Hồ Chí Minh huyền thoại vẫn còn vẹn nguyên. Con đường ấy đã mở ra trang sử mới trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và cả trong cuộc sống phát triển kinh tế-xã hội thời bình hôm nay…

MINH THỨ - CÔNG KIÊN

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Ninh Thuận: Các vị chức sắc đồng bào Chăm và Người có uy tín góp ý phát triển kinh tế - xã hội địa phương

Ninh Thuận: Các vị chức sắc đồng bào Chăm và Người có uy tín góp ý phát triển kinh tế - xã hội địa phương

Người có uy tín - Thái Sơn Ngọc - 13 phút trước
Sáng 23/10, tại TP. Phan Rang- Tháp Chàm, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Ninh Thuận tổ chức Hội nghị thông tin tuyên truyền và lắng nghe ý kiến Nhân dân quý III - 2024.
Hàng trăm loại thuốc, sinh phẩm mới cho người tham gia BHYT được Bộ Y tế đề xuất

Hàng trăm loại thuốc, sinh phẩm mới cho người tham gia BHYT được Bộ Y tế đề xuất

Xã hội - Minh Nhật - 21 phút trước
Bộ Y tế xây dựng dự thảo thông tư nhằm ban hành danh mục thuốc, sinh phẩm, thuốc phóng xạ và chất đánh dấu được thanh toán theo chế độ bảo hiểm y tế, kèm theo tỷ lệ và điều kiện chi trả chi tiết. Theo đó, danh mục thuốc hóa dược và sinh phẩm được hưởng bảo hiểm y tế tại các cơ sở khám chữa bệnh, trừ trạm y tế xã, đã được mở rộng, thêm 1.037 hoạt chất như Atropin sulfat, Bupivacain hydroclorid...
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước

Thời sự - Hương Trà - 29 phút trước
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 1243/QĐ-TTg ngày 22/10/2024 thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước.
Giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ở Kim Bôi (Hòa Bình): Phát huy vai trò Người có uy tín (Bài 6)

Giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ở Kim Bôi (Hòa Bình): Phát huy vai trò Người có uy tín (Bài 6)

Công tác Dân tộc - Văn Hoa - Vũ Hường - 39 phút trước
Những năm qua, đội ngũ Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình đã tích cực vận động, tuyên truyền giúp Nhân dân nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật, trong đó có Luật Hôn nhân và Gia đình, tiến tới xóa bỏ tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống (TH-HNCHT) trong vùng đồng bào DTTS.
Người góp sức xây dựng Bản Liền

Người góp sức xây dựng Bản Liền

Người có uy tín - Tráng Xuân Cường - 1 giờ trước
Nhiều năm qua, với vai trò là Người có uy tín, ông Lâm Văn An, sinh năm 1965, dân tộc Tày, Trưởng thôn Đội 4, xã Bản Liền, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai đã nêu cao tinh thần gương mẫu, chung tay, góp sức cùng cấp ủy đảng, chính quyền và Nhân dân xã Bản Liền xây dựng nông thôn mới.
Truyền dạy ngôn ngữ Tà Mun cho thế hệ kế thừa

Truyền dạy ngôn ngữ Tà Mun cho thế hệ kế thừa

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 22/10, có những thông tin đáng chú ý sau: Nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc cho công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc. Di sản đương đại “Vương quốc lò gạch”. Truyền dạy ngôn ngữ Tà Mun cho thế hệ kế thừa. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thái Nguyên đối thoại giữa lãnh đạo tỉnh với đại biểu dự Đại hội Đại biểu các DTTS

Thái Nguyên đối thoại giữa lãnh đạo tỉnh với đại biểu dự Đại hội Đại biểu các DTTS

Tin tức - Thảo Khánh - 1 giờ trước
Trong khuôn khổ các hoạt động của Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Thái Nguyên lần thứ IV, năm 2024, ngày 23/10, UBND tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức Hội nghị đối thoại giữa lãnh đạo tỉnh với 170 đại biểu về dự Đại hội Đại biểu các DTTS của tỉnh. Ông Nguyễn Huy Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên, ông Phan Đức Cường, Trưởng ban Dân tộc tỉnh chủ trì Hội nghị đối thoại.
Na Hang (Tuyên Quang): Già làng, trưởng bản

Na Hang (Tuyên Quang): Già làng, trưởng bản "giải bài toán" về tảo hôn

Công tác Dân tộc - Huyền Khánh - 5 giờ trước
Ngăn chặn, giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống luôn là bài toán khó của nhiều địa phương có tỷ lệ đồng bào DTTS cao. Tại huyện Na Hang (Tuyên Quang) với sự góp sức tích cực, trách nhiệm của đội ngũ già làng, trưởng bản là Người có uy tín, thực trạng này đang từng bước được đẩy lùi...
Kon Tum: Tặng áo ấm mùa đông cho học sinh DTTS nghèo

Kon Tum: Tặng áo ấm mùa đông cho học sinh DTTS nghèo

Chuyên đề - Ngọc Chí - 5 giờ trước
Vừa qua, Điện lực Đăk Tô (Kon Tum) tổ chức chương trình tặng áo ấm mùa đông kết hợp tuyên truyền kiến thức sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, hiệu quả cho học sinh dân tộc thiểu số (DTTS) Trường Phổ thông dân tộc bán trú Trung học cơ sở (PTDTBT THCS) xã Đăk Rơ Nga, huyện Đăk Tô.
Thầy giáo Ngô Văn Bằng -

Thầy giáo Ngô Văn Bằng - "Mẹ hiền" của trẻ nhỏ ở Đồng Tâm

Giáo dục - Mỹ Dung - 5 giờ trước
Trải qua bao thế hệ, trong mắt của mỗi học sinh, phụ huynh, cô giáo mần non luôn được ví như mẹ hiền của các em nhỏ. Nhưng ở Trường Mầm non Đồng Tâm, xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) có một thầy giáo dành hết tình cảm, tâm huyết để làm tròn vai "mẹ hiền". Đó là thầy giáo Ngô Văn Bằng (1981), dân tộc Tày.
Gương sáng ở Sơn Hà

Gương sáng ở Sơn Hà

Người có uy tín - Thanh Nga - 5 giờ trước
Nhiều năm qua, với vai trò là Người có uy tín thôn Khe Mụ, xã Sơn Hà, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai, ông Bàn Văn Sang đã và đang phát huy tốt vai trò hạt nhân, nêu gương sáng trong công cuộc phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.