Một số giải pháp cụ thể được Kon Tum đưa ra trong giai đoạn này như: Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến những quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền phù hợp về những hậu quả, tác hại và hệ lụy do vấn nạn này gây nên. Từng bước nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, hạn chế và tiến tới chấm dứt hoàn toàn tình trạng TH&HNCHT…
Bên cạnh đó, Kon Tum đánh giá hiệu quả, rút kinh nghiệm, đồng thời nhận rộng mô hình điểm đã triển khai thực hiện ở 2 xã Đăk Nên và xã Ngọc Tem, huyện Kon Plông để nhân rộng ra các địa phương khác trên địa bàn.
Được biết, sau 5 năm thực hiện mô hình điểm “Giảm thiểu tình trạng TH&HNCHT trong vùng đồng bào DTTS” ở xã Đăk Nên đã mang lại hiệu quả thiết thực. Khi thành lập mô hình (năm 2015) xã Đăk Nên có 11 cặp tảo hôn, thì năm 2016 giảm còn 9 trường hợp tảo hôn, năm 2017 có 8 trường hợp tảo hôn, hiện nay còn 4 trường hợp tảo hôn và không có trường hợp hôn nhân cận huyết thống.