Trong những năm gần đây, các địa phương vùng DTTS và miền núi đã tận dụng, khai thác các thế mạnh về lễ hội văn hoá, về cảnh sắc thiên thiên để phát triển du lịch. Cùng với đó, du lịch mùa hoa đang trở thành một xu hướng mới trong lựa chọn hành trình của nhiều du khách. Lễ hội hoa ban, lễ hội hoa tam giác mạch, lễ hội hoa sở… đã và đang tạo ra được thương hiệu riêng của mình khi gắn với hoạt động du lịch của mỗi địa phương.
“Áo chàm đưa buổi phân ly/ Cầm tay nhau, biết nói gì hôm nay” (Việt Bắc - Tố Hữu). Trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, nếu chiếc áo dài thướt tha với màu tím hoa cà là biểu trưng của các cô gái Huế, chiếc áo bà ba đen tuyền gợi hình ảnh các má, các chị vùng quê Nam bộ; thì chiếc áo chàm dân dã lại gợi cho chúng ta hình dung ra sắc màu trang phục các dân tộc ít người vùng miền núi...
Trải qua thời gian, những nét đẹp văn hóa truyền thống vẫn được đồng bào Tày ở Nghĩa Đô, huyện Bảo Yên (Lào Cai) gìn giữ và truyền lại cho con cháu đời sau. Hạt nhân của hành trình lưu truyền những giá trị văn hóa tốt đẹp ấy chính là gia đình…
Then là một thực hành nghi lễ không thể thiếu trong đời sống tâm linh của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam, phản ánh các quan niệm về con người, thế giới tự nhiên và vũ trụ. Nghi lễ Then do các thầy Then thực hiện trong các lễ cấp sắc, giải hạn, cầu phúc, tang ma… Hiện nay việc bảo tồn, phát huy giá trị của Then trong đời sống hiện đại đang có nhiều khởi sắc.
Cũng giống như nhiều dân tộc khác, đối với đồng bào Bru Vân Kiều ở vùng cao Quảng Trị, bếp lửa có vai trò, vị trí quan trọng trong cuộc sống tự ngàn đời nay. Bếp lửa vừa là nơi đun nấu, bảo quản lương thực vừa là nơi thờ thần bếp nhằm xua đuổi tà ma, đề phòng thú dữ và cầu mong sự may mắn, ấm no đủ đầy. Bởi vậy, họ luôn hướng về ngọn lửa như hướng về một thế giới huyền bí giữa đại ngàn với tất cả niềm tôn kính.