Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Kiên Giang: Người có uy tín góp phần xây dựng thế trận an ninh Nhân dân vững chắc

Mạnh Cường- Nguyễn Hoa - 06:18, 06/12/2023

Thời gian qua, vai trò Người có uy tín trên địa bàn tỉnh Kiên Giang ngày càng được phát huy, góp phần cùng cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể ở địa phương trong thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, giữ gìn và phát huy tốt bản sắc văn hóa dân tộc, đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Ông Đỗ Thanh Bình, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Kiên Giang thăm, chúc Tết Chôl Chnăm Thmây 2023 tại chùa Chắc Băng Mới, huyện Vĩnh Thuận.
Ông Đỗ Thanh Bình, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Kiên Giang thăm, chúc Tết Chôl Chnăm Thmây 2023 tại chùa Chắc Băng Mới, huyện Vĩnh Thuận.

Giai đoạn 2018 - 2023, tỉnh Kiên Giang đã chủ động triển khai tổ chức thực hiện tốt các chính sách đối với Người có uy tín. Việc tổ chức xét, bình chọn, công nhận Người có uy tín luôn được thực hiện đúng theo quy định; việc rà soát, bình chọn bổ sung Người có uy tín ở các địa phương hằng năm đều thực hiện tốt với tinh thần dân chủ, công khai, minh bạch. Năm 2023, tỉnh có 285 Người có uy tín, trong đó có 237 người dân tộc Khmer; 30 người dân tộc Hoa; 17 người dân tộc Kinh; 1 người dân tộc Chăm.

Ban Dân tộc tỉnh là cơ quan tham mưu đã triển khai đầy đủ các luật và văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương; kịp thời ban hành các văn bản thuộc thẩm quyền về thực hiện chính sách Người có uy tín theo quy định của Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ. Tổng kinh phí thực hiện chính sách đối với Người có uy tín, từ năm 2018 đến nay là 6.568.941.000 đồng. Qua đó, Người có uy tín đã tích cực tham gia tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với đồng bào DTTS và thực hiện đúng chính sách, pháp luật ở địa phương, góp phần thực hiện hiệu quả Chương trình xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống và chung sức, chung lòng xây dựng ấp, xã đạt tiêu chí nông thôn mới trong vùng đồng bào DTTS.

Ông Danh Mai Dong (người đứng đầu bên phải) cùng cán bộ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã Bàn Tân Định và bà con vui mừng đi trên con đường bê tông mới.
Ông Danh Mai Dong (người đứng đầu bên phải) cùng cán bộ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã Bàn Tân Định và bà con vui mừng đi trên con đường bê tông mới.

Ông Danh Phúc, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang cho biết: Ban đã thực hiện tốt vai trò tham mưu cho UBND tỉnh trong công tác phối hợp tốt với các địa phương thường xuyên thăm hỏi, động viên kịp thời Người có uy tín nhân dịp Tết Nguyên đán, Tết và lễ trọng của đồng bào các DTTS, thăm hỏi, động viên Người có uy tín khi gia đình, thân nhân có hữu sự. Kết quả từ năm 2018 đến nay, Ban Dân tộc đã thăm hỏi, tặng quà trên 3.160 suất.

Trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) có một Tiểu dự án với nội dung “Biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến, phát huy vai trò của Người có uy tín; phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý và tuyên truyền, vận động đồng bào; truyền thông phục vụ tổ chức triển khai thực hiện”. Kế thừa những chương trình, chính sách dân tộc từ giai đoạn trước, hằng năm, Ban Dân tộc tỉnh ban hành Kế hoạch phát động phong trào thi đua chuyên đề về phát huy vai trò của Người có uy tín trong đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Kết quả, từ năm 2018 - 2023, Chủ tịch UBND tỉnh đã tặng Bằng khen cho 72 cá nhân Người có uy tín; Trưởng Ban Dân tộc tặng Giấy khen cho 402 cá nhân, 30 tập thể.

Người có uy tín trong đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh tham gia Hội nghị cung cấp thông tin năm 2023 do Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang tổ chức.
Người có uy tín trong đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh tham gia Hội nghị cung cấp thông tin năm 2023 do Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giangtổ chức.

Từ việc được thụ hưởng đầy đủ các chính sách, Người có uy tín đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động đồng bào nơi cư trú tham gia công tác tự quản, tự phòng, tham gia Cuộc vận động “toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới”, tăng cường đẩy mạnh phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” ở địa bàn có đông đồng bào DTTS sinh sống (các huyện Giang Thành, Châu Thành, Gò Quao, Giồng Riềng, An Biên). Qua đó, đã xây dựng thế trận an ninh Nhân dân vững chắc trong vùng đồng bào DTTS, đặc biệt là bà con dân tộc sẵn sàng hỗ trợ lực lượng chức năng trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và hành vi vi phạm pháp luật; tham gia cùng chính quyền địa phương giải quyết ổn định nhiều vụ tranh chấp, khiếu kiện, mâu thuẫn trong nội bộ dân tộc và các vụ việc phức tạp xảy ra tại nơi có đồng bào DTTS sinh sống.

Ông Danh Mai Dong, Người có uy tín trong đồng bào dân tộc Khmer ấp Tràm Chẹt, xã Bàn Tân Định, huyện Giồng Riềng chia sẻ: “Ấp Tràm Chẹt có đông bà con đồng bào dân tộc Khmer sinh sống, chiếm gần 67% dân số của ấp, đa số bà con sinh sống bằng nghề nông. Trong số đó có nhiều người không nghe, nói rành tiếng Việt, nên tôi đã sử dụng tiếng Khmer để tuyên truyền, vận động bà con chấp hành tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tích cực tham gia cùng chính quyền xây dựng nông thôn mới, thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, tăng gia sản xuất, phát triển kinh tế gia đình, đoàn kết giữ gìn an ninh trật tự nơi xóm, ấp”.

Hội nghị Bồi dưỡng kiến thức hòa giải cho Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Kiên Giang năm 2023.
Hội nghị Bồi dưỡng kiến thức hòa giải cho Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Kiên Giang năm 2023.

“Mỗi khi có hội họp, hay làm gì, ông Dong đều thông tin lại cho bà con biết hết. Trong việc vận động bà con hiến đất, phát hoang dọn dẹp cây cảnh, hiến ngày công, giao mặt bằng cho Nhà nước làm đường, làm hàng rào xanh... bà con ai cũng làm theo, giờ có đường bê tông đi lại dễ dàng, ai cũng thích”, bà Thị Mạnh, ngụ ấp Tràm Chẹt, xã Bàn Tân Định, huyện Giồng Riềng bày tỏ.

Thời gian tới, để triển khai tốt các chính sách liên quan đến Người có uy tín, các cấp các ngành cần tiếp tục chủ động triển khai tổ chức thực hiện tốt các chính sách đối với Người có uy tín, quan tâm hỗ trợ Người có uy tín có thêm niềm tin, động lực, phát huy vai trò của mình trong cộng đồng dân cư. Để từ đó Người có uy tín phát huy tốt vai trò là "cầu nối" giữa đồng bào DTTS với Đảng và chính quyền, đoàn thể.

Đồng thời đây cũng là cơ sở để thực hiện tốt chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc, là kênh thông tin quan trọng, góp phần tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tuyên truyền, vận động đồng bào nêu cao tinh thần cảnh giác, chống lại âm mưu diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch, cung cấp những thông tin có giá trị giúp cho cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương nắm được tình hình an ninh trật tự nơi cư trú…  

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Vị trưởng thôn Suối Thầu và những nghĩa cử vì cộng đồng

Vị trưởng thôn Suối Thầu và những nghĩa cử vì cộng đồng

Ai có dịp lên Hà Giang, tới thăm thảo nguyên Suối Thầu của thị trấn Cốc Pài, huyện Xín Mần, hẳn sẽ thấy một màu xanh ngút ngàn của những vườn cam, vườn lê, vườn mận nối nhau chạy dài giữa điệp trùng vách núi. “Cơ ngơi” ấy của ông Sùng Văn Sinh là kết quả của hành trình hơn 20 năm miệt mài thử nghiệm các mô hình phát triển kinh tế khác nhau, để tìm ra con đường thoát nghèo không chỉ cho gia đình, mà còn có nhiều hộ dân ngay trên chính mảnh đất quê hương còn nhiều gian khó...
Tin nổi bật trang chủ
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị

Sáng nay (18/5), đã diễn ra Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân. Tổng Bí thư Tô Lâm có phát biểu quan trọng chỉ đạo Hội nghị. Báo Dân tộc và Phát triển trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Đặc sắc Lễ hội Hoa sim biên giới 2025

Đặc sắc Lễ hội Hoa sim biên giới 2025

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 2 phút trước
Trong 2 ngày (17 - 18/5), tại xã Hải Sơn, Tp. Móng Cái (Quảng Ninh) đã diễn ra Lễ hội “Hoa sim biên giới năm 2025”, với chủ đề “Sắc tím biên cương - Kết nối di sản”. Đây là năm thứ 4 sự kiện được tổ chức, thu hút đông đảo người dân, du khách trong và ngoài tỉnh tham gia, trải nghiệm.
Thú vị trải nghiệm “Giữ màu di sản”

Thú vị trải nghiệm “Giữ màu di sản”

Tin tức - Minh Anh - 4 phút trước
Hưởng ứng Ngày Quốc tế Bảo tàng 18/5, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức hoạt động trải nghiệm “Giữ màu di sản”, nơi người tham gia có cơ hội tìm hiểu một kỹ thuật tạo hoa văn trên vải của phụ nữ dân tộc Mông ở Mù Cang Chải, Yên Bái, mang đến cơ hội khám phá và kết nối sâu sắc với di sản văn hóa địa phương.
Sau chùa Tam Chúc, dự kiến Xá lợi Đức Phật sẽ được tôn trí tại chùa Phúc Sơn (Bắc Giang) trong 2 ngày

Sau chùa Tam Chúc, dự kiến Xá lợi Đức Phật sẽ được tôn trí tại chùa Phúc Sơn (Bắc Giang) trong 2 ngày

Tôn giáo - Tín ngưỡng - Tào Đạt - 8 phút trước
Theo thông tin từ Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, sau chùa Tam Chúc (Hà Nam), dự kiến Xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni - Bảo vật quốc gia của Ấn Độ, sẽ được tôn trí tại chùa Phúc Sơn (huyện Tân Yên, Bắc Giang) trong 2 ngày (20, 21/5).
Nhiều hoạt động ý nghĩa tại Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực”

Nhiều hoạt động ý nghĩa tại Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực”

Xã hội - Văn Hoa - 12 phút trước
Sáng 18/5, tại Công viên Biên Hùng Tp. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam, Tỉnh đoàn Đồng Nai phối hợp cùng Công ty TNHH TCP Việt Nam (Nhãn hàng Red Bull) và các đơn vị tổ chức Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực” năm 2025.
Mưa lớn gây lũ quét ở Bắc Kạn, 4 người thiệt mạng, nhiều khu vực bị cô lập

Mưa lớn gây lũ quét ở Bắc Kạn, 4 người thiệt mạng, nhiều khu vực bị cô lập

Tin tức - Minh Nhật - 15 phút trước
Theo thống kê từ Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai tỉnh Bắc Kạn, đã có 4 người thiệt mạng do lũ quét và sạt lở đất do mưa lũ xảy ra đêm 17 và sáng 18/5.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Hà Tĩnh: Phát hiện bé sơ sinh bị bỏ bên vệ đường

Hà Tĩnh: Phát hiện bé sơ sinh bị bỏ bên vệ đường

Xã hội - Khánh Ngân - 24 phút trước
Sáng 18/5, lãnh đạo UBND xã Hà Linh, huyện miền núi Hương Khê (Hà Tĩnh) xác nhận sự việc có một bé trai sơ sinh bị bỏ rơi trên địa bàn xã.
Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện các Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW

Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện các Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW

Thời sự - Văn Hoa - 4 giờ trước
Sáng 18/5, tại Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW, ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và Nghị quyết số 68-NQ/TW, ngày 04/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.
Đề án hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp ở Lạng Sơn: Thêm nguồn lực giúp hội viên làm giàu

Đề án hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp ở Lạng Sơn: Thêm nguồn lực giúp hội viên làm giàu

Dân tộc - Tôn giáo - Thúy Hồng - 8 giờ trước
Với nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả, giúp cho chị em có điều kiện khởi nghiệp, Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025” trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đang tạo nên sức mạnh tổng hợp, giúp phụ nữ khởi nghiệp và kinh doanh, góp phần vào sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
Tìm nguyên nhân hàng ngàn ha lúa Xuân 2025 ở Nghệ An “mất trắng”

Tìm nguyên nhân hàng ngàn ha lúa Xuân 2025 ở Nghệ An “mất trắng”

Kinh tế - An Yên - 8 giờ trước
Thoái hóa đầu bông, gié, không kết hạt, lép lửng, lép xanh… đang là những hiện tượng xảy ra ở nhiều địa phương trên toàn tỉnh Nghệ An, gây ảnh hưởng đến hàng ngàn ha lúa Xuân 2025. Ngành Nông nghiệp và Môi trường Nghệ An đang “mổ xẻ” nguyên nhân để có giải pháp khắc phục.
Thổ cẩm kể chuyện “Sắc vóc non cao”

Thổ cẩm kể chuyện “Sắc vóc non cao”

Tin tức - Lê Hường - 8 giờ trước
Tối 17/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk phối hợp với các đơn vị tổ chức Chương trình thời trang thổ cẩm Việt Nam - Đắk Lắk 2025 với chủ đề “Sắc vóc non cao”. Chương trình nhằm tôn vinh và bảo tồn những giá trị của “Di sản thổ cẩm” các dân tộc thiểu số và chào mừng kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).