Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Khó vay ngân hàng, dân nghèo Tây Nguyên phải vay ngoài lãi 60%/năm

PV - 10:42, 02/03/2018

Hàng vạn hộ gia đình không tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng, phải vay nợ tư nhân với lãi suất rất cao, khiến cuộc sống mãi ngập trong nợ nần.

Năm 2017 là năm rất thành công của ngành Ngân hàng cả nước nói chung, Tây Nguyên nói riêng, khi tất cả đều báo lãi lớn. Tuy vậy, phía ngoài vòng sáng thành công của các ngân hàng, vẫn tồn tại nhiều khoảng tối về tín dụng. Ở vùng tối ấy, hàng vạn hộ gia đình không tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng, phải vay nợ tư nhân với lãi suất rất cao, khiến cuộc sống mãi ngập trong nợ nần, con đường thoát nghèo bị chặn đứng, gây ra nhiều hệ lụy xã hội.

Loạt bài "Cho vay lãi cao ở Tây Nguyên- sóng ngầm trong vùng tối tín dụng" nhằm làm rõ bức tranh ngột ngạt về kinh tế do phải vay nặng lãi của các gia đình đang sống trong vùng tối của tín dụng; những thủ đoạn và biến tướng của hoạt động cho vay lãi cao hiện nay; những chông gai, cản trở khiến nông dân và ngân hàng khó tìm đến được với nhau.

Tín dụng đen “tràn” miền đất đỏ

Sau gần 1 năm chăm sóc và chờ đợi, rẫy sắn hơn 1 ha của gia đình ông Siu Chbai, ở làng Toan, xã Chư Kdăm, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai được thu hoạch. Chiếc xe công nông nổ máy xình xình lăn bánh theo từng bước chân người, từng củ sắn to như bắp tay được ném vào thùng xe. Trong cảnh rộn ràng mùa vụ nhưng Siu Chbai vẫn thở dài sườn sượt, bởi gia đình ông vẫn không thoát cảnh "một nghèo hai trắng". Xe công nông là của bà con trong buôn đem đến, giúp cho công việc thu hoạch. Gần 70 tấn sắn vừa thu được, gia đình cũng chẳng cầm được ấm tay. 20 triệu đồng vay tư nhân đã đẻ thêm 130 triệu đồng là tiền lãi khiến gia đình 6 miệng ăn chới với.

Gia đình Siu Chbai đã cố hết sức để làm ăn, nhưng mức lãi 5% mỗi tháng tức 60%/năm, một con số không tưởng mà có thật, thậm chí phổ biến ở nông thôn Tây Nguyên dẫn đến khoản nợ tăng lên vùn vụt.

“Tiền mặt ban đầu họ đưa là có 20 chục triệu thôi. Tới bữa nay, nó cộng dồn lại là tới một trăm mấy chục triệu rồi, nhưng năm nào mình cũng trả, trả liên tục đấy nhưng cũng không hết tiền lãi. Tiền lãi càng lúc càng nặng, là mình không chịu nổi nữa. Tới bây giờ, mình không biết làm sao để có tiền trả nữa” – ông Siu Chbai nói.

Sau mỗi vụ thu hoạch, nông dân vẫn nghèo vì các khoản lãi vay. Sau mỗi vụ thu hoạch, nông dân vẫn nghèo vì các khoản lãi vay.

So gia đình ông Siu Chbai, gia đình ông Kpă Trơng, ở buôn Mlah, xã Phú Cần, huyện Krông Pa càng kiệt quệ. Trong căn nhà mái lủng lỗ chỗ, ánh nắng xuyên vào từng vạt, chỉ có 1 thứ được gọi là tài sản, đó là chiếc radio nhỏ dùng để nghe tin tức. Kpă Trơng buồn rười rượi cho biết, mấy năm gần đây, sắn, ngô, lúa cũng được mùa, được giá nhưng gia đình ông không cách nào trả được món nợ 30 triệu đồng đã vay cùng mức lãi 60%/năm. Lãi mẹ đẻ lãi con, khoản nợ gốc cứ tăng theo từng năm, đói nghèo cứ mãi đeo đẳng.

“Gia đình tôi có 6 người, cố gắng lắm nhưng cũng  không đủ ăn. Làm sắn thì mỗi năm trả nợ người ta một lần, trả dần dần. Vay của tư thương là 30 triệu. Mỗi năm là trả họ được 9-10 triệu. Tôi không dám vay tiền nhà nước thì phải trả lãi hàng quý, không có tiền để trả” - ông Kpă Trơng tâm sự.

Không riêng đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, ngay cả những hộ khá ở gần trung tâm các xã, cũng có thể vướng sợi dây “thắt cổ” của các khoản lãi vay ngoài ngân hàng. Trong số này có chị Lê Thị Vân, ở thôn 14, xã Ea Pal, huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk. Chị Vân vốn là người có kinh tế khá, đã xây được nhà cao cửa rộng nhờ nghề chăn nuôi và mua bán bò.

Cách đây mấy năm, chồng chị Vân lâm trọng bệnh, phải thế chấp nhà đất, vay ngân hàng 200 triệu đồng để chạy chữa. Thế nhưng chẳng những không cứu được chồng, trên vai người góa phụ còn chất thêm gánh nợ lớn đến kỳ phải trả. Xin gia hạn không được, xin khoanh nợ càng không, chị Vân phải vay lãi ngày của tư nhân để đáo hạn. Đáo hạn xong, chị bị các ngân hàng đưa vào “sổ đen” khó đòi, từ chối cho vay. Lãi ngày 0,2% biến thành lãi tháng 6%, rồi thành lãi năm 70%... chưa đầy một năm, 200 triệu tiền gốc đã đẻ thêm hơn trăm triệu tiền lãi.

“Người ta vẫn cho vay với lãi 3.000 đồng/1 triệu/ngày. Nhưng với em người ta chỉ tính 2.000 đồng/1 triệu/ngày thôi. Nhưng mà sau đó em không vay được ngân hàng nên không trả được. Có mấy tháng thôi mà hơn trăm triệu tiền lãi. Bây giờ thì em hết sức rồi, em đang tính ra năm thì bán nhà để trả nợ” – chị Vân nói.

Ngân hàng cho vay bằng giống, phương tiện sản xuất

Mấy năm nay, các ngân hàng, chi nhánh được mở rộng nhanh chóng ở khu vực Tây Nguyên, nhưng tình trạng nông dân phải vay vốn ngoài với lãi suất cao vẫn phổ biến. Thấp nhất, bà con cũng phải chịu mức lãi 36%/năm, còn cao, có thể hơn 70%/năm, cao hơn cả lợi nhuận mà nương rẫy, ruộng vườn đem lại.

Theo UBND huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai, huyện duy nhất ở Tây Nguyên có thống kê về tình trạng người dân phải vay nặng lãi, người dân địa phương đang mang nợ tư nhân ít nhất 76 tỷ đồng. Trong đó, nợ gốc chỉ 18 tỷ đồng, và nợ lãi tới 58 tỷ đồng. Chủ yếu đối tượng mắc nợ là hộ nghèo và cận nghèo

Hiện trường một vụ xiết nợ. Hiện trường một vụ xiết nợ.

Ông Nguyễn Thế Hùng, Chủ tịch UBND huyện Ia Pa cho biết, nhiều hộ không còn khả năng trả nợ, hệ lụy xã hội của tình trạng này là không dễ để khắc phục: “Bà con vay lãi suất cao sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình sản xuất và phát triển kinh tế. UBND huyện, Ngân hàng CSXH đang phối hợp rà soát lại những người trước kia đã vay. Nếu đã vay rồi thì bây giờ tập trung vào tiếp tục cho vay sản xuất trực tiếp, nhưng không đưa tiền nữa mà hỗ trợ giống, phương tiện sản xuất. Sau đó thu hoạch thì ngân hàng thu hồi vốn” – ông Hùng nói.

Tây Nguyên, vùng đất màu mỡ bậc nhất cả nước, năm nào cũng mang tới cho nông dân những mùa vàng, nhưng không mùa vàng nào theo kịp những khoản vay tư nhân lãi mẹ đẻ lãi con. Những khoản lãi sinh sôi không ngừng theo ngày tháng, giống như dòng sông chảy siết, khiến nông dân ngập trong nợ nần, ngăn chặn họ cập bến thoát nghèo.

Hệ lụy ấy là gánh nặng nợ nần mãi không thể trút bỏ, là những nỗ lực thoát nghèo bị bóp nghẹt bởi tình trạng lãi mẹ đẻ lãi con./.

THEO VOV

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Áp thuế GTGT 5% đối với phân bón là phù hợp

Áp thuế GTGT 5% đối với phân bón là phù hợp

Tại tọa đàm tham vấn “Ảnh hưởng của việc áp dụng thuế suất thuế GTGT 5% đến ngành phân bón” mới đây, các chuyên gia kinh tế, tài chính đã khẳng định, cần chuyển đổi áp thuế GTGT 5% với phân bón để có dư địa giảm giá bán. Điều này phù hợp về góc độ khoa học, lợi ích kinh tế và hài hòa lợi ích các bên.
Tin nổi bật trang chủ
Nỗ lực giảm nghèo ở Pleiku

Nỗ lực giảm nghèo ở Pleiku

Công tác Dân tộc - Minh Thu - 1 giờ trước
Nhiều năm nay, chính quyền TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai đã triển khai đồng bộ các giải pháp, hướng tới giảm nghèo bền vững vùng đồng bào DTTS. Trong đó, các chính sách dân tộc được triển khai đã góp phần quan trọng trong việc cải thiện đời sống đồng bào.
Áp thuế GTGT 5% đối với phân bón là phù hợp

Áp thuế GTGT 5% đối với phân bón là phù hợp

Kinh tế - Minh Thu - 1 giờ trước
Tại tọa đàm tham vấn “Ảnh hưởng của việc áp dụng thuế suất thuế GTGT 5% đến ngành phân bón” mới đây, các chuyên gia kinh tế, tài chính đã khẳng định, cần chuyển đổi áp thuế GTGT 5% với phân bón để có dư địa giảm giá bán. Điều này phù hợp về góc độ khoa học, lợi ích kinh tế và hài hòa lợi ích các bên.
Nhiều hoạt động tôn vinh di sản tại Phố cổ Hà Nội

Nhiều hoạt động tôn vinh di sản tại Phố cổ Hà Nội

Tin tức - Nguyệt Anh - 1 giờ trước
Kỷ niệm 20 năm Khu phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích lịch sử Quốc gia, UBND quận Hoàn Kiếm (TP. Hà Nội), Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp các đơn vị, cá nhân tổ chức chuỗi hoạt động trưng bày, triển lãm, biểu diễn nghệ thuật để tôn vinh những giá trị di sản. Các hoạt động diễn ra từ nay đến đầu tháng 12/2024, tại nhiều không gian khác nhau trong khu phố cổ.
Bước ra khỏi vùng an toàn để làm chủ doanh nghiệp

Bước ra khỏi vùng an toàn để làm chủ doanh nghiệp

Gương sáng - Ngọc Ánh - 1 giờ trước
Trong thời đại 4.0, ngày càng có nhiều chị em phụ nữ người DTTS đã mạnh dạn bước ra khỏi vùng an toàn để thử sức ở những lĩnh vực mới mẻ. Với sự quyết tâm, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, những nữ doanh nhân người DTTS đã tạo ra nhiều sản phẩm nông sản có giá trị kinh tế cao, mang lại nguồn lợi kinh tế cho doanh nghiệp, tạo việc làm, thu nhập ổn định cho phụ nữ ở địa phương. Nữ doanh nhân Vương Thị Thương, dân tộc Tày ở thị trấn Na Sầm, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn là một ví dụ.
Gia Lai: Đặc sắc Lễ hội cỏ hồng huyện Đak Đoa

Gia Lai: Đặc sắc Lễ hội cỏ hồng huyện Đak Đoa

Tin tức - Ngọc Thu - 21:53, 24/11/2024
Từ ngày 23 - 25/11, tại đồi thông xã Glar, UBND huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai tổ chức Lễ hội cỏ hồng, Ngày hội Văn hóa các dân tộc và Phiên chợ hàng nông sản của địa phương.
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông dự Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Phú Thọ

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông dự Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Phú Thọ

Ngày 21/11, tại Trung tâm hội nghị tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Phú Thọ lần thứ IV, năm 2024 với chủ đề: "Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các DTTS, góp phần xây dựng tỉnh Phú Thọ phát triển bền vững”.
Quảng Ngãi: Mưa lớn khiến nhiều nhà ngập nước, đường giao thông sạt lở

Quảng Ngãi: Mưa lớn khiến nhiều nhà ngập nước, đường giao thông sạt lở

Tin tức - T.Nhân-H.Trường - 21:47, 24/11/2024
Tính đến chiều 24/11, mưa lớn kéo dài nhiều ngày qua đã khiến cho hàng chục hộ dân bị ngập nước, tình trạng sạt lở diễn ra trên nhiều tuyến đường ở Quảng Ngãi.
Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cho đồng bào DTTS

Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cho đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Lê Hằng - Như Anh - 18:57, 24/11/2024
Thực hiện Tiểu Dự án 2, Dự án 9, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), từ đầu năm đến nay, Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo cùng với chính quyền địa phương trên địa bàn đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền trong đồng bào DTTS bằng nhiều hình thức phong phú và đa dạng.
Quảng Ngãi: Phát hiện hộp chứa hơn 1.500 viên ma túy dạt vào bờ biển

Quảng Ngãi: Phát hiện hộp chứa hơn 1.500 viên ma túy dạt vào bờ biển

Tin tức - T.Nhân-H.Trường - 17:58, 24/11/2024
Chiều 24/1, Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ngãi cho biết, đơn vị đã kiểm tra và xác định 1.517 viên nén đã thu gom trong đêm 23/11 tại bờ biển gành Đám Nhím (thôn Phú Quý, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn) có chứa chất ma tuý.
Bình Định: Hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS

Bình Định: Hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 17:55, 24/11/2024
HĐND tỉnh Bình Định vừa thông qua Nghị quyết về Chính sách đất đai đối với đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh. Qua đó, giúp đồng bào DTTS an cư, lạc nghiệp, vươn lên thoát nghèo bền vững.
Bình Định: Triển khai hiệu quả Dự án 1 thuộc Chương trình MTQG 1719

Bình Định: Triển khai hiệu quả Dự án 1 thuộc Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 17:46, 24/11/2024
Thời gian qua, tỉnh Bình Định đã tập trung chỉ đạo các ngành chức năng nỗ lực khắc phục những khó khăn, vướng mắc để thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719). Trong đó có việc tập trung triển khai Dự án 1, giúp nhiều hộ đồng bào DTTS nghèo có chỗ ở ổn định.