Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nghề nghiệp - Việc làm

Hương vị ngọt bùi bánh tráng nhúng đường xứ Quảng

Tiêu Dao - 18:42, 22/04/2023

Thức quà ấy có lẽ là đặc trưng riêng có ở xứ này, khi những lò nấu đường hiếm hoi còn sót lại vẫn cặm cụi đỏ lửa, cũng là lúc những chiếc bánh tráng nhúng đường lại dậy lên hương thơm đồng quê dân dã.

Những lò đường thủ công hiếm hoi còn lại ở xứ Quảng.
Những lò đường thủ công hiếm hoi còn lại ở xứ Quảng.

Mùa đỏ lửa lò đường sơn thôn

Một thời, những lò nấu đường thủ công luôn rực lửa ở miền trung du xứ Quảng. Nhưng sự mai một của nghề đã khiến những vùng quê xứ Quảng ngày trước, mùa này đang tấp nập nấu đường phèn, bây giờ chỉ còn hiếm hoi một vài lò đường đỏ lửa ở sơn thôn.

Nhiều người vẫn còn nhờ, các vùng Nông Sơn, Quế Sơn (Quảng Nam) xưa nay vẫn được mệnh danh là xứ sở của nghề trồng mía và nấu đường. Khi đến mùa thu hoạch mía, thì không khí rộn ràng khắp thôn làng. Những lò nấu đường thủ công hoạt động hết công suất từ sáng sớm tinh mơ đến tối, mùi đường non thơm đến mức khó cưỡng.

Những lò đường thủ công hiếm hoi còn lại ở xứ Quảng.
Vào vụ mía và lò đường đỏ lửa là lúc có món bánh tráng nhúng đường

Ông Trần Đình Hai, thôn Quế Trung, xã Quế Lâm, huyện Nông Sơn nheo mắt nhìn vào nồi đường đang bốc khói nghi ngút, hơi đường bốc lên, cảm giác như ngọt lịm cả không gian và đặc quánh lại trong khói lẫn hơi người. Ông Hai cùng một số người khác vừa luôn tay đảo nồi đường đang keo lại sau nhiều giờ đỏ lửa, vừa nhanh nhẹn nhúng những xâu bánh tráng xuống nồi đường và truyền ra phía ngoài. 

Ông Hai bảo, năm nào cũng vậy khi vào vụ mía và lò đường đỏ lửa, cũng là lúc hàng chục người mang bánh tráng đến nhúng vào đường, gọi là bánh tráng nhúng đường. Món này, có lẽ chỉ có ở những địa phương nấu đường thủ công và nơi có sẵn những lò bánh tráng. Cả hai thứ ấy, xứ Quảng này đều sẵn.

Những nồi đường không chỉ là thành quả của cả vụ mùa trồng mía, mà còn là tâm huyết người người nấu đường thủ công. Cây mía được người dân cho vào máy ép lấy nước, sau đó lọc bỏ cặn bã để nấu. Chừng hơn 20 năm về trước, khi ấy không có máy ép mía lấy, người làng dùng sức bò để ép mía ra nước để nấu đường. 

Nay đỡ vất vả hơn, khi có máy móc,nhưng nhiều loại đường cát, đường tinh luyện với giá rẻ đã tràn ngập thị trường, trong khi công việc ép mía nấu đường đầy nặng nhọc mà đồng lời ít ỏi nên nhiều người đã không giữ được nghề.

Người nấu đường sẽ nhúng bánh vào chảo rồi nhanh chóng xách lên
Người nấu đường sẽ nhúng bánh vào chảo rồi nhanh chóng xách lên

Mùa nấu đường, người dân ở các huyện Quế Sơn, Thăng Bình, Duy Xuyên (Quảng Nam) hay một số vùng ở tỉnh Quảng Ngãi lại chặt mía, đưa về nhà ép nấu lấy đường. Món bánh tráng nhúng đường non tưởng giản đơn, nhưng thật ra được chuẩn bị rất lâu, bắt đầu từ việc tráng bánh. Gạo mùa đem vo sạch ngâm kỹ và thay nước liên tục trong 2 - 3 ngày. Gạo xay nhuyễn sền sệt, tráng mỏng lên tấm vải căng tựa cái trống trên mặt nồi hấp, đậy kín vài phút cho chín rồi dùng cây gạt vớt bánh, nhanh tay trải trên một cái phên tre mang đi phơi nắng.

Bánh tráng sẽ được phơi khô sau đó cất kỹ để giữ độ giòn. Khi mang đi nhúng đường sẽ được nướng trên than củi. Sau đó, dùng sợi lạt tre xâu lại thành xách rồi mới nhúng bánh. Mùa nấu đường cũng là mùa mà đám trẻ con trong làng háo hức nhất. Bởi vì lúc đó những chiếc bánh tráng nướng lại được ướm đều lớp đường non vàng nâu óng ánh, là món đặc sản của quê nhà.

Dân dã quà quê

Từ sáng sớm đếu chiều tối, lúc nào lò đường thủ công đỏ lửa, là người làng lại tấp nập mang bánh tráng tới nhúng. Mỗi người vài ba xách, một xách 3-5 cái bánh tráng nhúng vào đường rồi mang về cho lũ trẻ con ở nhà. Việc nhúng bánh cũng là niềm vui của người nấu đường. Cứ thế họ nhúng bánh cho từng tốp người, cứ từ sáng đến trưa, và qua đầu chiều. 

Niềm vui của người nấu đường, có lẽ đọng lại trong ánh mắt khi bắt gặp những vẻ mặt rạng rỡ, với hai tay bê chồng bánh tráng, được tẩm qua lớp đường non sánh ngọt của người làng. Người ta nâng niu thức quà ăn, như nâng niu sự ngọt ngào của cả một vùng quê vậy.

Nhiều người phải tấm tắc, bởi món bánh tráng nhúng đường không phải nơi nào cũng có, mà đặc biệt khi nhúng và ăn nóng tại chỗ mới cảm nhận được vị ngon đúng điệu. Nhưng kỹ thuật nhúng bánh không phải ai cũng làm được, phải có sự điêu luyện nhất định khi thả bánh, ngâm bánh trong nồi nước đường đang sánh lại để bánh không vỡ, cũng không nhúng quá lâu sẽ khiến bánh mất độ giòn.Thao tác của người nhúng bánh phải thật nhanh và dứt khoát.

 Thế nên sớm hay chậm tay một chút là bánh sẽ mất ngon. Người nấu đường sẽ nhúng bánh vào chảo rồi nhanh chóng xách lên. Sau đó để cho bánh nguội, lúc ấy đường non sánh đặc lại trên mặt bánh tạo thành màu vàng óng long lanh bắt mắt. Nhiều người trước thức quà ngon ấy, đã không thể chần chừ được nhanh tay bẻ từng miếng bánh, nhẹ nhàng đưa vào miệng rồi xuýt xoa vị ngọt ngon dân dã ấy. Cái ngọt thơm từ đường mía tan đều vào miệng rồi quyện cùng độ giòn bùi của miếng bánh tráng, từng chút, từng chút chiếm lấy vị giác.

Bánh tráng nhúng đường non là thức quà vặt đặc sản một thời tuổi thơ nghèo khó, là nỗi mong chờ của nhiều thế hệ trẻ em và đặc biệt in sâu trong trí nhớ người xứ Quảng.
Bánh tráng nhúng đường non là thức quà vặt đặc sản một thời tuổi thơ nghèo khó, là nỗi mong chờ của nhiều thế hệ trẻ em và đặc biệt in sâu trong trí nhớ người xứ Quảng.

Chị Nguyễn Thị Lan, xã Quế Lâm, huyện Nông Sơn cho hay, bánh tráng nhúng đường là món ăn truyền thống của người Quảng Nam. Những lúc nông nhàn, những buổi xế chiều, ăn bánh tráng ngào, uống nước chè xanh, nói chuyện xóm làng, đồng áng là một nét văn hóa ẩm thực quen thuộc ở xứ Quảng một thời.

Có lẽ vậy mà, nhiều người có tuổi, hay những người rời quê ra phố sống nhiều năm khi bắt gặp thức quà này, lại cảm thấy thổn thức, thấy cả một trời tuổi thơ khốn khó ùa về. Khi thưởng thức lại món quà dân dã ấy, lại thấy tiếng của gió của lá vi vu, lại như ngửi thấy mùi đồng đất quê nhà đã lâu thưa vắng, lại thấy tiếng cười tiếng nói của xóm giềng mùa thu hoạch, thấy cả những vất vả gian trân của người nông dân hai sương một nắng mỗi mùa. Ai khi xa quê khi nhớ lại cũng đều ngậm ngùi. Những điều mộc mạc khó phai không dễ gì tìm kiếm được. Nhiều người, khi cắn nhẹ một miếng bánh tráng thơm ngọt vị đường đã không khỏi rơm rớm nước mắt, thức quà ấy là quê nhà chứ đâu!

 Bây giờ, đời sống đã khá hơn, nhiều người đã có thể mua được những loại bánh kẹo sang trọng và đắt tiền. Những đám mía ngút ngàn xanh, những lò đường thơm mùi mật mía đã hiếm dần. Nhưng món bánh tráng nhúng đường đã trở thành đặc sản của xứ Quảng, bởi đơn giản nó rất rẻ nhưng hương vị cũng chả kém cạnh những món ngon khác, dễ dàng mua làm quà biếu khách. 

Để có món quà quê dân dã này chỉ phải trả thêm một chút phí, khoảng 5.000 - 10.000 đồng cho mỗi xách bánh. Mỗi khi buồn miệng thì có thể lấy ra ăn để cảm nhận cái ngọt ngào ấy. Và hơn hết, nó gợi lại những ký ức thẳm sâu trong tâm hồn mỗi người về một thời xưa cũ không dễ gì nguôi quên.

Với một số lò đường thủ công hiếm hoi còn sót lại ở vùng trung du xứ Quảng, để duy trì nghề truyền thống cũng thật khó khăn. Thu nhập thấp, công việc vất quả khiến người dân đôi khi muốn bỏ cuộc. Bao nhiêu năm qua, có lẽ với những người duy trì nghề nấu đường, chỉ là để con cháu không lãng quên cội nguồn, để nhắc tới làng quê là người ta nhớ ngay đến lò đường nhúng bánh tráng...

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Bàn giải pháp đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Bàn giải pháp đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Tỷ lệ lao động (LĐ) chưa qua đào tạo còn cao, là rào cản lớn trong việc cải thiện việc làm, thu nhập ở khu vực nông thôn, miền núi. Trong bối cảnh thị trường LĐ ngày càng yêu cầu cao về tay nghề, bên cạnh mở rộng quy mô để tăng tỷ lệ LĐ qua đào tạo thì cũng cần tăng đào tạo kỷ năng mềm, trọng tâm là kỹ năng khởi sự kinh doanh.
Tin nổi bật trang chủ
Già làng, trưởng bản, nghệ nhân, Người có uy tín là những hạt nhân quan trọng trong bảo tồn văn hóa

Già làng, trưởng bản, nghệ nhân, Người có uy tín là những hạt nhân quan trọng trong bảo tồn văn hóa

Đây là nhấn mạnh của Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) Trịnh Thị Thủy, tại Hội nghị Tuyên dương già làng, trưởng bản, nghệ nhân, Người có uy tín có nhiều đóng góp trong hoạt động bảo tồn, gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc, diễn ra vào chiều 18/4, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).
Hồn dân tộc nhìn từ cổ vật: Khi người trẻ đam mê cổ ngoạn (Bài 1)

Hồn dân tộc nhìn từ cổ vật: Khi người trẻ đam mê cổ ngoạn (Bài 1)

Sắc màu 54 - Ngọc Ánh - 1 phút trước
Đam mê sưu tầm, lưu giữ các cổ vật văn hóa, những người trẻ với tư duy mới không giữ khư khư những bộ sưu tập cổ vật quý giá trong cánh cửa gia đình mình mà họ đã mang đi trưng bày, giới thiệu và chia sẻ với đông đảo công chúng để mọi người hiểu hơn, biết trân trọng hơn giá trị di sản của cha ông để lại.
Nỗi lo sạt lở của người dân vùng DTTS và miền núi Quảng Nam đã được vơi dần...

Nỗi lo sạt lở của người dân vùng DTTS và miền núi Quảng Nam đã được vơi dần...

Xã hội - T.Nhân-H.Trường - 15 phút trước
Từ nguồn vốn hỗ trợ quy hoạch, sắp xếp, ổn định dân cư, các hộ dân khu vực miền núi, vùng đồng bào DTTS tỉnh Quảng Nam được bố trí chỗ ở mới theo hình thức tái định cư tập trung, xen ghép hoặc ổn định tại chỗ theo quy hoạch. Được chuyển về những khu tái định cư mới, có đầy đủ hạ tầng, điện, nước, người dân vô cùng phấn khởi. Từ đây người dân được an cư, tập trung phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.
Một đêm ở điểm hẹn Nàng Màn

Một đêm ở điểm hẹn Nàng Màn

Phóng sự - Thanh Hải - 20 phút trước
Tôi đã gặp ở Con Cuông những đêm hội rượu cần chếnh choáng men say. Tôi cũng đã gặp ở Con Cuông những đêm giã bạn bên ánh lửa nồng nàn trong mắt, cuốn hút và mời mọc… Đêm nay, tôi cũng đã bắt gặp lại những điều như thế và còn hơn thế ở “Điểm hẹn Nàng Màn”.
Thanh niên dân tộc thiểu số làm giàu trên vùng đất khó

Thanh niên dân tộc thiểu số làm giàu trên vùng đất khó

Gương sáng - Lữ Phú - 29 phút trước
Dù điều kiện tự nhiên không mấy thuận lợi, nhưng nhiều đoàn viên, thanh niên là người DTTS trên địa bàn huyện biên giới Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An đã phát huy sức trẻ, áp dụng tiến bộ KHKT tìm hướng đi mới để phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu. Từ đó, xuất hiện nhiều mô hình phát triển kinh tế hiệu quả; góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Trường Đại học Luật Hà Nội tiếp đón và làm việc với Đại diện trường Đại học Ngoại ngữ Bắc Kinh

Trường Đại học Luật Hà Nội tiếp đón và làm việc với Đại diện trường Đại học Ngoại ngữ Bắc Kinh

Giáo dục - Khánh Sơn - 39 phút trước
Ngày 11/04/2024, Trường Đại học Luật Hà Nội đã có buổi tiếp đón và làm việc với Đại diện trường Đại học Ngoại ngữ Bắc Kinh (Trung Quốc). Tại buổi làm việc, Lãnh đạo hai trường đã ký thỏa thuận hợp tác trên nhiều mặt công tác.
Tin trong ngày - 17/4/2024

Tin trong ngày - 17/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 17/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu lần thứ 10 sẽ diễn ra vào ngày 10/3 âm lịch. Bến Tre tổ chức 165 điểm cấp nước ngọt miễn phí cho người dân. Nghệ nhân Lý Liền Siểu - Người gìn giữ “báu vật” của người Dao. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Kiên Giang: Đồng bào, sư sãi Khmer an vui đón Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây

Kiên Giang: Đồng bào, sư sãi Khmer an vui đón Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây

Công tác Dân tộc - Hồng Diễm - Minh Ngân - 1 giờ trước
Không khí Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đã và đang tiếp tục rộn ràng khắp các phum sóc, các ngôi chùa và đến từng hộ gia đình. Ngoài các hoạt động tại chùa theo phong tục truyền thống, đồng bào Khmer còn được các cơ quan, đoàn thể từ Trung ương đến địa phương tổ chức nhiều đoàn thăm hỏi, tặng quà nhân dịp Tết cổ truyền. Đặc biệt, chính quyền địa phương còn phối hợp với các chùa Khmer tổ chức các hoạt động thể thao, văn nghệ chào mừng Tết Chôl Chnăm Thmây, tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong đồng bào.
BIDV, ADB và NFSC đồng tổ chức Hội thảo “Thị trường tài chính Việt Nam 2023 và triển vọng 2024”

BIDV, ADB và NFSC đồng tổ chức Hội thảo “Thị trường tài chính Việt Nam 2023 và triển vọng 2024”

Kinh tế - Khánh Sơn - 1 giờ trước
Vừa qua, tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia (NFSC) đồng tổ chức Hội thảo tham vấn ý kiến đối với Báo cáo “Thị trường tài chính Việt Nam 2023 và triển vọng 2024” . Báo cáo là sản phẩm phối hợp của ba cơ quan nhằm đánh giá toàn cảnh về thị trường tài chính Việt Nam, bao hàm đầy đủ các lĩnh vực Ngân hàng - Chứng khoán - Bảo hiểm và Quỹ đầu tư.
Bảo tồn lễ hội Rija Nagar của người Chăm gắn với phát triển du lịch bền vững

Bảo tồn lễ hội Rija Nagar của người Chăm gắn với phát triển du lịch bền vững

Sắc màu 54 - Bá Minh Truyền - 1 giờ trước
Hằng năm, cứ vào tháng 4 dương lịch, người Chăm lại nô nức đón mừng lễ hội Rija Nagar, đánh dấu khoảnh khắc bước vào năm mới. Và việc khai thác di sản lễ hội Chăm gắn liền với hoạt động du lịch địa phương là hướng phát triển bền vững.
Chung sức xây dựng nông thôn mới ở Gia Lai: Tháo gỡ khó khăn bảo vệ và nâng chất các tiêu chí (Bài 3)

Chung sức xây dựng nông thôn mới ở Gia Lai: Tháo gỡ khó khăn bảo vệ và nâng chất các tiêu chí (Bài 3)

Kinh tế - Ngọc Thu - 1 giờ trước
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM giai đoạn 2021 - 2025 có nhiều tiêu chí, chỉ tiêu tăng cao hơn so với trước đây, nên các xã đã được công nhận đạt chuẩn NTM giai đoạn 2015 - 2020 khó đảm bảo khi xét theo các tiêu chí, chỉ tiêu mới. Hiện các ngành và địa phương trong tỉnh Gia Lai đang nỗ lực tháo gỡ khó khăn, hạn chế trong thực hiện các tiêu chí để xây dựng NTM theo hướng bền vững.
Nhân dân các dân tộc huyện Buôn Đôn đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững

Nhân dân các dân tộc huyện Buôn Đôn đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững

Công tác Dân tộc - Lê Hường - 1 giờ trước
Ngày 17/4, UBND huyện Buôn Đôn long trọng tổ chức Đại hội đại biểu các DTTS huyện Buôn Đôn lần thứ IV, năm 2024. Tham dự Đại hội có ông Điểu Mưu - Phó Vụ trưởng Vụ Công tác Dân tộc địa phương (Ủy Ban Dân tộc); bà H’Yâo Knul - Trưởng Ban Dân tộc, Phó trưởng Ban Chỉ đạo Đại hội DTTS tỉnh Đắk Lắk lần thứ IV, năm 2024; đại diện lãnh đạo các sở, ngành, các huyện và 148 đại biểu tiêu biểu của 29 thành phần dân tộc, đại diện cho hơn 35.000 đồng bào DTTS trên địa bàn huyện.