Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hội chứng hậu Covid-19 ở trẻ: Dấu hiệu quan trọng không thể bỏ qua

PV - 12:41, 21/02/2022

Hội chứng MIS-C hay còn gọi là hậu Covid-19 ở trẻ nhỏ là hội chứng viêm đa cơ quan do phản ứng miễn dịch của cơ thể trẻ khi chống lại virus xâm nhập gây ra rối loạn miễn dịch, có thể tạo ra cơn bão cytokine, gây tổn thương toàn bộ hệ thống cơ quan cơ thể.

Bác sĩ khám cho bệnh nhi có hội chứng MIS-C. (Ảnh: H.V)
Bác sĩ khám cho bệnh nhi có hội chứng MIS-C. (Ảnh: H.V)

Biến chứng có thể gặp ở trẻ sau nhiễm Covid-19

TS, BS Tạ Anh Tuấn, Trưởng khoa Điều trị tích cực Nội khoa, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, sau khi khỏi Covid-19, nếu trẻ gặp di chứng sẽ rơi vào tình trạng nặng và có nhiều biến chứng khó lường. Theo các nghiên cứu của chuyên gia nước ngoài, có khoảng 2/100.000 trẻ gặp hội chứng MIS-C. Hội chứng này hậu quả nặng nề và là nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ em sau mắc Covid-19.

Hội chứng MIS-C là hội chứng viêm đa cơ quan, đa hệ thống sau nhiễm Covid-19 do phản ứng miễn dịch của cơ thể. Khi virus xâm nhập cơ thể, trẻ tạo ra kháng thể chống lại virus gây ra rối loạn, tạo ra các cytokine, gây tổn thương toàn bộ hệ thống cơ quan cơ thể.

Trong đó, các tổn thương cơ quan hay gặp nhất như: tổn thương ở da như sốt, phát ban; Tổn thương đường tiêu hóa như nôn, ỉa chảy, đau bụng; Tổn thương ở các hệ thống tim mạch, giãn mạch vành; Tổn thương cơ quan khác như thận (tỷ lệ mắc thận cấp tới 20%). Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ gây tử vong và diễn biến khó lường.

Dấu hiệu nhận biết hội chứng MIS-C

Bác sĩ Tuấn cho biết, triệu chứng nhiễm Covid-19 ở trẻ rất nhẹ nhàng, thoáng qua, không biểu hiện rõ ràng, nặng nề như người lớn nhưng chính vì thế, nhiều gia đình không biết trẻ đã mắc Covid-19 từ bao giờ.

Để nhận biết dấu hiệu của hậu Covid-19, bác sĩ Tuấn phân tích, thông thường các cháu mắc Covid-19 sau 2-6 tuần nếu có biểu hiện sau: xuất hiện sốt cao trở lại (Theo WHO, CDC Hoa Kỳ sốt cao ít nhất trên 24 giờ) kèm theo tổn thương da, phù nề, sưng huyết mắt, niêm mạc, tay chân, rối loạn tiêu hóa, biểu hiện sốc mệt da tái, tim nhanh, tụt huyết áp, tổn thương tim mạch… kèm có tiền sử mắc Covid-19 hoặc gia đình từng có người mắc hoặc tại vùng dịch có rất nhiều mắc Covid-19, cần đưa trẻ tới cơ sở y tế để khám.

Sau khi vào viện, các bác sĩ sẽ cho trẻ làm các xét nghiệm để xem khả năng đáp ứng viêm hệ thống, đánh giá chức năng của tim, xét nghiệm men tim; chẩn đoán rối loạn đông máu; xét nghiệm về cơn bão cytokine.

Bên cạnh đó nếu nghi ngờ tổn thương tim, bệnh nhi sẽ được chỉ định làm điện tim, siêu âm tim, X-quang tim phổi, xét nghiệm chức năng gan thận.

Bên cạnh đó các bác sĩ cần phân biệt rõ ràng nguyên nhân khác gây bệnh, đặc biệt ở trẻ là nguyên nhân nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn huyết, sốc độc tố do tụ cầu và một số bệnh kawasaki…

Việt Nam đã xây dựng phác đồ điều trị dựa trên khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ. Vì thế, bác sĩ Tuấn mong các bác sĩ các tuyến dưới sẽ đọc kỹ phác đồ, các bác sĩ tuyến trên sẽ đào tạo, hướng dẫn để y tế các tuyến có kiến thức giúp chẩn đoán sớm hội chứng MIS-C để giảm tỷ lệ trẻ biến chứng.

Ngăn ngừa tình trạng hậu Covid-19 ở trẻ

Để phòng chống ngăn ngừa hậu Covid-19, bác sĩ Tuấn cho biết, điều quan trọng nhất là phải giảm mức độ nặng của bệnh nhi khi nhiễm Covid-19 bằng việc tiêm vaccine phòng bệnh theo khuyến cáo.

“Nhiều gia đình chưa hiểu rõ hậu Covid-19 và hội chứng MIS-C nên có trào lưu phản đối vaccine. Chính phủ và Bộ Y tế cố gắng đàm phán mua vaccine triển khai trong thời gian tới, mọi người cần cho con đi tiêm vaccine để có được miễn dịch tốt nhất. Không phải vaccine nào phòng 100% nhưng các nghiên cứu cho thấy trẻ được tiêm sẽ giảm tỷ lệ chuyển nặng và biến chứng của bệnh”, bác sĩ Tuấn nói.

Khi cả nước đang dần bước vào cuộc sống bình thường mới, khi các cháu trở lại trường cần thực hiện 5K, tránh tụ tập đông người, đeo khẩu trang, vệ sinh tay, có chế độ chăm sóc dinh dưỡng hợp lý.

Hiện nay, các cháu nhiễm Covid-19 sau khi ra viện sẽ được cơ sở điều trị tư vấn tái khám theo hướng dẫn sau 2 tháng. Khi ở nhà, gia đình cần có chế độ dinh dưỡng chăm sóc sau mắc bệnh, để trẻ nghỉ ngơi, tránh hoạt động nặng nề.

Về vấn đề có nên coi Covid-19 là bệnh cúm thông thường như một số quốc gia khác, bác sĩ Tuấn cho rằng Việt Nam cần phải thận trọng, cần phải nghiên cứu và tham khảo các nước đã triển khai xem lựa chọn thời điểm quyết định phù hợp không. Việt Nam nên dựa vào các ý kiến của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) để có những quyết định bởi virus SARS-CoV-2 vẫn tiếp tục xuất hiện nhiều biến thể mới và chưa biết khi nào sẽ mất đi.

Bác sĩ Tuấn chia sẻ thêm, không phải trẻ nào cũng rơi vào hội chứng MIS-C tuy nhiên các gia đình khi có con từng nhiễm Covid-19 hoặc sống trong vùng dịch cần lưu ý để có những xử trí kịp thời./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Từ 1/6/2025 Bảo hiểm xã hội Việt Nam chỉ thực hiện cấp mới thẻ bảo hiểm y tế giấy cho những trường hợp nào?

Từ 1/6/2025 Bảo hiểm xã hội Việt Nam chỉ thực hiện cấp mới thẻ bảo hiểm y tế giấy cho những trường hợp nào?

Từ ngày 1/6, Bảo hiểm xã hội Việt Nam chỉ thực hiện cấp mới thẻ bảo hiểm y tế giấy đối với các trường hợp không thể cài đặt VssID, VNeID và không có căn cước công dân có gắn chip. Đối với việc đi khám, chữa bệnh, người tham gia bảo hiểm y tế có thể sử dụng hình ảnh thẻ bảo hiểm y tế trên ứng dụng bảo hiểm xã hội số (VssID), ứng dụng định danh điện tử (VneID) hoặc căn cước công dân có gắn chip thay cho thẻ bảo hiểm y tế bản giấy.
Tin nổi bật trang chủ
Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Nhìn lại lịch sử cách mạng nước ta, hội nhập và phát triển của đất nước luôn gắn liền với những biến chuyển của thời đại. Ngay từ những ngày đầu lập nước, trong bức thư gửi tới Liên Hợp quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ tinh thần là Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước, bày tỏ mong muốn “thực thi chính sách mở cửa và hợp tác trong mọi lĩnh vực”. Đây có thể được coi là “bản tuyên ngôn” đầu tiên về cách tiếp cận của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với cộng đồng quốc tế.
Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam:

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam: "Không để xảy ra tình trạng lơ là công việc do tâm lý sáp nhập đơn vị hành chính và sắp xếp bộ máy"

Trang địa phương - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Đó là ý kiến chỉ đạo của Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Lương Nguyễn Minh Triết, tại Hội nghị Tỉnh ủy Quảng Nam lần thứ 19, khóa XXII, diễn ra ngày 2/4.
Lễ hội Hết chá - Di sản văn hóa của người Thái trắng ở Sơn La

Lễ hội Hết chá - Di sản văn hóa của người Thái trắng ở Sơn La

Sắc màu 54 - Minh Anh - 1 giờ trước
Vào dịp tháng 3 hàng năm, khi hoa mạ nở vàng, hoa ban nở trắng núi rừng, người Thái trắng ở xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La lại rộn ràng vui Lễ hội Hết Chá. Lễ hội Hết Chá là phong tục tín ngưỡng tâm linh độc đáo, mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện nét đẹp văn hóa truyền thống của người Thái trắng nơi rẻo cao Tây Bắc.
Thủ tướng: Có đối sách chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả trong mọi tình huống

Thủ tướng: Có đối sách chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả trong mọi tình huống

Thời sự - PV - 1 giờ trước
Sáng 3/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành đánh giá tình hình, thảo luận về các giải pháp trước mắt và lâu dài sau khi phía Hoa Kỳ vừa công bố áp thuế đối ứng với hàng hóa đến từ nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực phối hợp giữa Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Hội đồng Dân tộc của Quốc hội

Nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực phối hợp giữa Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Hội đồng Dân tộc của Quốc hội

Thời sự - Thanh Huyền - Tuấn Ninh - 20:49, 02/04/2025
Ngày 2/4, tại trụ sở Bộ Dân tộc và Tôn giáo, Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã có buổi làm việc về một số nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 liên quan đến công tác dân tộc, chính sách dân tộc. Tại buổi làm việc, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung nhấn mạnh, công tác phối hợp giữa Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Hội đồng Dân tộc của Quốc hội phải theo phương châm phối hợp nhịp nhàng, dân chủ, cùng nhau tìm ra chân lý, để đi đến thống nhất, có như vậy thì sự nghiệp công tác dân tộc mới đi đến sự đồng thuận, đạt được thắng lợi.
Thủ tướng: Phải đặt niềm tin, hy vọng, tạo động lực, truyền cảm hứng, tạo bước ngoặt về phát triển kinh tế tư nhân

Thủ tướng: Phải đặt niềm tin, hy vọng, tạo động lực, truyền cảm hứng, tạo bước ngoặt về phát triển kinh tế tư nhân

Thời sự - PV - 19:35, 02/04/2025
Chiều 2/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án phát triển kinh tế tư nhân đã chủ trì Phiên họp lần thứ hai của Ban Chỉ đạo, tiếp tục cho ý kiến, hoàn thiện thêm một bước dự thảo Đề án để chuẩn bị trình Bộ Chính trị.
Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 1/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Múa Lân - Sư - Rồng TP. Hồ Chí Minh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận. A Thu - Người gìn giữ hồn cốt văn hóa Xơ Đăng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Armenia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Armenia

Thời sự - PV - 17:50, 02/04/2025
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia, sáng 2/4 (theo giờ địa phương), tại Thủ đô Yerevan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Armenia.
Gia Lai: Hoàn thành trên 50% kế hoạch xóa nhà tạm, nhà dột nát

Gia Lai: Hoàn thành trên 50% kế hoạch xóa nhà tạm, nhà dột nát

Tin tức - Ngọc Thu - 16:47, 02/04/2025
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Môi trường - Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Gia Lai, tính đến ngày 30/3, toàn tỉnh đã khởi công xây dựng, sửa chữa 4.289/8.485 nhà, đạt 50,55% kế hoạch.
Vùng miền núi Phú Yên không ngừng khởi sắc

Vùng miền núi Phú Yên không ngừng khởi sắc

Dân tộc - Tôn giáo - T.Nhân - H.Trường - 16:39, 02/04/2025
Vùng miền núi tỉnh Phú Yên gồm 3 huyện Đồng Xuân, Sơn Hòa và Sông Hinh. Đây là nơi sinh sống của 33 dân tộc anh em, trong đó có 32 dân tộc thiểu số (chủ yếu là Ê Đê, Chăm, Ba Na, Tày, Nùng, Dao…) với trên 60.000 người. Nơi đây cũng từng là căn cứ cách mạng, ghi dấu một thời oanh liệt của quân và dân ta trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, cho dù chưa hết khó khăn, nhưng diện mạo ở nhiều xã khó khăn đã có nhiều thay đổi; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện, nâng cao...
Tiếp tục quan tâm chăm lo đời sống tín ngưỡng, tôn giáo

Tiếp tục quan tâm chăm lo đời sống tín ngưỡng, tôn giáo

Dân tộc - Tôn giáo - Sỹ Hào - 16:17, 02/04/2025
Trong quý II/2025, Bộ Dân tộc và Tôn giáo cùng các bộ, ngành, địa phương tiếp tục quan tâm chăm lo đời sống tín ngưỡng, tôn giáo; tập trung giúp đỡ các tổ chức tôn giáo hợp pháp tổ chức các sự kiện tôn giáo lớn theo quy định của Giáo luật và pháp luật.
Nhiều tour du lịch đặc sắc, ý nghĩa dịp 50 năm thống nhất đất nước

Nhiều tour du lịch đặc sắc, ý nghĩa dịp 50 năm thống nhất đất nước

Du lịch - Minh Nhật - 16:10, 02/04/2025
Được thiết kế dành riêng cho dịp Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, các tour du lịch không chỉ góp phần phát huy ý nghĩa, giá trị văn hóa lịch sử của các điểm đến mà còn mang tính giáo dục sâu sắc, góp phần nâng cao nhận thức và lòng tự hào dân tộc.